no comments

Cây Ngải cứu là cây gì? 10+ Công dụng của ngải cứu đối với sức khỏe

Cây ngải cứu là một trong những cây thuốc có công dụng hiệu quả đối với sức khỏe. Vậy cây ngải cứu là cây gì và công dụng của nó ra sao? Hãy cùng xem qua bài viết.

Cây ngải cứu là cây gì?

Cây ngải cứu có tên khoa học là Artemisia Vulgaris. Nó còn có tên gọi khác là cây ngải điệp hay cây thuốc cứu. Đây là loại cây thuộc họ cúc Asteraceae. Cây ngải cứu sống ở những nơi có vùng đất ướt, đây là loại cây sống lâu năm và mọc theo bầy đàn.

Để nhận diện được cây ngải cứu người ta thường dựa vào một số đặc điểm thông qua vị đắng. Còn có thể qua hơi cay và mùi thơm của cây. Mặt trên của lá ngải cứu có màu lục sẫm, chúng mọc so le và chẻ lông chim.

Ngày nay ngải cứu mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước, có nhiều hộ gia đình trồng ngải cứu để ăn và sử dụng nó để chế biến với các món ăn hàng ngày. Ngoài ra ngải cứu phơi khô để nhiều năm sẽ là một trong những dược phẩm quý hiếm giúp chữa nhiều căn bệnh hiệu quả.

Cây ngải cứu là cây gì

Cây ngải cứu là cây gì

Công dụng của cây ngải cứu

2.1 Bồi bổ cho phụ nữ mang thai vô cùng hiệu quả 

Ăn ngải cứu hoàn toàn lành tính, an toàn đối với các bà mẹ mang thai. Nó không gây kích thích tử cung, không gây nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, lá này còn có tác dụng chữa chứng ra máu, đau bụng cho thai phụ. Cách dùng như sau, bạn lấy khoảng 16gram lá ngải cứu. Lấy 16gram lá tía tô cùng với 600ml nước sắc cho đến khi còn khoảng 100ml. Bạn uống nước này từ 3 – 4 lần trong ngày sẽ giúp an thai và khỏe mạnh cho thai phụ.

Đối với những phụ nữ mang thai bị chứng đau bụng ra máu thì nên dùng lá ngải cứu kết hợp với lá tía tô sắc uống với nước mỗi ngày từ 3 đến 4 lần để giúp an thai

2.2 Điều hòa kinh nguyệt và trị đau bụng kinh hiệu quả

Nếu bạn gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều thì có thể sử dụng bài thuốc ngải cứu khô sắc với nước. Bạn có thể cho thêm chút đường uống mỗi ngày. Sau 1 đến 2 ngày bạn sẽ thấy được kết quả hiệu quả từ bài thuốc này.

Lá ngải cứu còn giúp chu kì kinh nguyệt của chị em trở nên suông sẻ hơn. Các triệu chứng đau bụng, kinh nguyệt không điều sẽ giảm rõ rệt nếu dùng lá ngải cứu hãm trong nước. Có thể uống như trà mỗi ngày trong 1 tuần trước kì kinh nguyệt. Điều hòa kinh nguyệt là tính năng nổi bật của cây ngải cứu. Hoặc có thể chế biến các món ăn như canh ngải cứu thịt nạc, lá ngải cứu xào… để dễ sử dụng, giảm mùi hăng.

Trước khi hành kinh khoảng 1 tuần, bạn nên dùng ngải cứu khoảng 6 – 12gram hãm với nước sôi thành trà hoặc sắc thành nước để uống. Nước sắc nên uống ngày 3 lần, uống dưới dạng bột từ 5 – 10 gram. Hoặc uống dưới dạng cao đặc thì chỉ nên dùng 1 – 4 gram.

Trong trường hợp nếu kinh nguyệt không đều, thường xuyên bị rối loạn thì bạn nên dùng ngải cứu khô (10gram) sắc với nước (200ml) để cô đọng chỉ còn khoảng 100ml. Bạn có thể thêm đường cho dễ uống và dùng ngày 2 lần. Tăng đôi liều lượng để giảm nhanh đau bụng kinh nguyệt, sau 1 đến 2 ngày thì dùng liều lượng ít đi.

Cây ngải cứu là cây gì

Cây ngải cứu là cây gì

2.3 Làm trắng da và trị mụn cực tốt

Lá ngải cứu có tác dụng cho bạn có một làn da trắng hồng và giúp trị mụn hiệu quả. Với cách dùng giã nát lá ngải cứu đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Làm đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy được kết quả sau quá trình chăm sóc

2.4 Xóa mờ các vết thâm và sẹo hiệu quả

Hỗn hợp ngải cứu và dầu ô liu sẽ giúp tuần hoàn mặt dưới da lưu thông dễ dàng. Trước khi ngủ hãy bôi hỗn hợp này lên da. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bạn xóa mờ các vết thâm và sẹo hiệu quả.

2.5 Trị rôm sẩy ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, bạn chỉ cần giã nát nắm lá ngải cứu và chắt lấy nước. Sau đó cho trẻ tắm sẽ giúp hạn chế tình trạng rôm sảy ở trẻ hiệu quả

2.6 Cải thiện quá trình trao đổi chất

Ngải cứu còn có tác dụng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất giúp cho làn da không bị khô ráp và nứt nẻ. Ngoài việc đắp mặt bạn có thể dùng nước cây ngải cứu để uống để đạt được kết quả tối đa.

2.7 Chữa cúm đau họng và đau dây thần kinh

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp tía tô, rau tần dày lá, lá sả và một ít lá ngải cứu nấu uống liên tục trong 3 đến 5 ngày. Điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng đau họng, cảm cúm

2.8 Giúp cầm máu tức thì và nhanh chóng

Thói quen của ông bà xưa là khi bị đứt tay sẽ chạy ra vườn hái một vài lá ngải cứu vò nát đắp vào vết thương. Sở dĩ làm được điều này là vì flavonoid một loại polyphenol  trong lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm. Vì thế có công dụng cầm máu rất hiệu quả. Tuy nhiên vì yếu tố vệ sinh, chúng ta nên rửa thật sạch lá ngải cứu trước khi áp dụng phương pháp này.

Giã nát lá ngải cứu cùng một chút muối đắp lên vết thương. Điều này sẽ có tác dụng cầm máu đối với các chứng bệnh như ho ra máu, có thai ra máu, nôn ra máu…

Cây ngải cứu là cây gì

Cây ngải cứu là cây gì

2.9 Trị các bệnh chán ăn, suy nhược cơ thể

Bài thuốc này gồm: ngải cứu, đinh quy, gà ri, quả lê, đem đi hấp, chia làm 5 phần ăn cả ngày. Liên tục từ một đến hai tuần bạn sẽ cải thiện được tình trạng kén ăn và cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

Lá ngải cứu còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược giúp bạn ăn ngon, ngủ sâu. Việc hấp thụ dinh dưỡng cũng trở nên hiệu quả hơn. Bạn có thể dụng khoảng 250gram ngải cứu kết hợp với 10gram đinh quy. Thêm 20gram câu kỷ tử, 1 con gà ác hoặc gà ri (khoảng 150gram), 2 quả lê… cùng ½ lít nước, thêm các gia vị vừa ăn.

Sau đó, đun đến khi sôi rồi hạ nhỏ lửa dần và hầm đến khi còn ít nước, khoảng 250ml nước. Bài thuốc này bạn nên chia thành 5 lần ăn trong ngày. Bạn ăn liên tục trong khoảng 2 tuần để mang lại hiệu quả cao.

2.10 Trị bệnh đau cột sống

Kết hợp với mật ong vô cùng tốt, giã nát lá ngải cứu cho thêm khoảng hai thìa mật ong và lấy phần nước uống. Uống liên tục từ một đến hai tuần bạn sẽ cảm nhận được kết quả tuyệt vời.

Để chữa các vấn đề đau nhức xương, bạn có thể dùng khoảng 300gram ngải cứu giã nát. Cho thêm khoảng 2 muỗng mật ong rồi vắt lấy nước để uống. Dùng nước này uống trong 2 bữa trưa và chiều, dùng liên tục trong khoảng 2 tuần.

Một số trường hợp không nên dùng ngải cứu

Tránh dùng ngải cứu trong một số trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai không được nên ăn quá nhiều ngải cứu, chỉ nên ăn 1 đến 2 lần trong mỗi tuần, mỗi lần ăn chỉ được phép ăn 3 – 5 ngọn nhỏ. Nếu ăn quá nhiều sẽ gây hiện tượng co bóp tử cung có thể dẫn tới việc sinh non hoặc sảy thai.
  • Người có sức khỏe tốt, không có bệnh tật không nên dùng trà hoặc nước sắc ngải cứu thường xuyên.
  • Người mắc bệnh gan cần tránh ăn lá ngải cứu vì trong tinh dầu của lá có chứa thành phần có hại cho gan, khi vào gan có thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng chuyển hóa tế bào gan, có thể gây viêm gan cấp tính do trúng độc.
  • Ăn ngải cứu có thể giúp nhuận tràng, tăng khả năng đi tiểu. Tuy nhiên cần đặc biệt tránh với những người bệnh mắc tình trạng rối loạn đường ruột cấp tính.
  • Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống bất cứ những đồ gì có liên quan tới ngải cứu. Vì trong thời gian này không nên dùng bất kỳ những loại dược liệu nào.

Tam thất là một loại thuốc qúy. Trước khi biết Nên uống tam thất vào lúc nào, bạn nên biết về tác dụng của nó trước đã nhé

Xem Ngay  Viêm đại tràng co thắt mạn tính: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những nguy hiểm khi dùng ngải cứu không đúng cách

  • Những chị em đang có thai không nên ăn ngải cứu với tần suất lớn. Bởi vì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và thai nhi. Có thể ăn tần suất một đến hai lần trong tuần
  • Những người bị viêm gan nên lưu ý khi ăn ngải cứu. Đó là bởi vì các dưỡng chất từ ngải cứu đi vào gan. Nó sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào dẫn tới viêm gan cấp tính
  • Một trong những tác dụng nổi bật của ngải cứu là nó là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Tuy nhiên chính vì điều này mà những người bị rối loạn đường ruột cấp tính. Ví thế nên hạn chế và tuyệt đối tránh xa ngải cứu thì nó sẽ gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn
  • Trứng gà ngải cứu là một trong những món ăn bổ dưỡng giúp nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên đừng nên lạm dụng hoặc ăn quá nhiều trứng sẽ không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là những người bình thường không nên sử dụng hoặc uống nước ngải cứu thường xuyên thay trà
  • Sử dụng ngải cứu không đúng cách hoặc quá liều sẽ làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức. Nó sẽ dẫn đến các tình trạng như chân tay bị rung giật và toàn thân bị co giật.
Cây ngải cứu là cây gì

Cây ngải cứu là cây gì

Cách ngâm chân bằng lá ngải cứu hiệu quả tại nhà

Phương pháp ngâm chân bằng lá ngải cứu sẽ đem lại cho bạn một giấc ngủ sâu và ngon hơn, ngoài ra với các tinh chất từ lá ngải cứu còn hỗ trợ điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch hiệu quả. 

  • Đem lá ngải cứu rửa sạch và cắt thành đoạn nhỏ, sau đó đem đun với khoảng 1,5 lít nước cho tới khi nước sôi
  • Tiếp đến bỏ thêm một vài muối hột vào nồi hòa tan trong nước cùng với ngải cứu. Bởi vì muối có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp hiệu quả
  • Để nước nguội bớt dần rồi đem ra chậu để ngâm chân khoảng 20 phút. Lưu ý tránh ngâm quá lâu, nên ngâm qua khỏi mắt cá chân và đừng để nước quá nguội lạnh
  • Sau khi ngâm xong hãy lấy khăn lau khô và đeo tất vào để giữ ấm cho đôi chân. Các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng cách ngâm chân bằng lá ngải cứu này thường xuyên để đạt được kết quả tốt. Đặc biệt các chị em đang mang thai áp dụng phương pháp này có thể giảm được tình trạng mệt mỏi và khó chịu khi mang bầu.
Cây ngải cứu là cây gì

Cây ngải cứu là cây gì

Cây ngải cứu có công dụng rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ biết cây ngải cứu là cây gì, công dụng của nó như thế nào. Ngoài ra, có những lưu ý khi sử dụng cây ngải cứu mà bạn nên biết. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Phucnguyenduong.com

Trả lời