no comments

Biến chủng Mu kháng vaccine COVID-19 có “qua mặt” biến thể Delta?

Biến chủng Mu gây bệnh COVID-19 được WHO xác định là một biến thể đáng quan tâm vì có khả năng kháng thuốc và vaccine. Liệu biến thể mới này có “qua mặt” biến thể Delta về mức nguy hiểm và tốc độ lây lan?

Các nghiên cứu về biến chủng MU vẫn đang được tiến hành. Thông tin sơ bộ cho biết biến thể của virus Corona chủng mới này có thể “né” một phần kháng thể mà chúng ta nhận được khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có đủ dữ liệu thực tế để chứng minh cho kết luận này. Bài viết sau sẽ tổng hợp những thông tin quan trọng về biến thể Mu tính đến thời điểm hiện tại.

Bạn cần biết gì về biến thể Mu – biến thể của virus Corona chủng mới gây bệnh COVID-19?

Vào ngày 30 tháng 8 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại dòng virus B.1.621 là biến thể đáng quan tâm và đặt cho nó tên theo bảng chữ cái Hy Lạp là Mu.

WHO cho biết biến thể Mu được phát hiện lần đầu tiên ở Colombia vào tháng 1 năm 2021 và kể từ đó đã có những báo cáo lẻ tẻ về các ca bệnh do Mu lây lan ở Nam Mỹ và châu Âu.

Xem Ngay  Vincystin 200 (Acetylcystein 200 mg) - Thuốc tiêu chất nhầy

Mu là biến thể thứ 5 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quan tâm theo dõi kể từ tháng 3. Tính đến nay số ca nhiễm COVID-19 do biến thể Mu không chỉ tăng mạnh ở Colombia (chiếm khoảng 39%) và Ecuador (chiếm khoảng 13%) mà biến thể này còn lây lan ở 39 quốc gia.

Biến thể Mu, biến thể của virus Corona chủng mới là biến thể đáng quan tâm vì có thể kháng lại vaccine

Khi virus đột biến và tạo ra các biến thể, một số đột biến sẽ gây bất lợi cho virus nhưng một số sẽ gây bất lợi cho người nhiễm phải. Điều này nghĩa là virus sẽ có khả năng lây lan nhanh hơn, kháng lại được vaccine hoặc thậm chí là “lẩn trốn” được các xét nghiệm COVID-19. Nếu dòng virus Corona chủng mới có khả năng gây hại nhiều hơn thì chúng sẽ được xếp loại là biến thể đáng quan tâm hoặc biến thể đáng lo ngại.

Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể Mu có thể “né tránh” một phần kháng thể chống lại virus mà chúng ta nhận được từ việc chủng ngừa phòng COVID-19. Do vậy mà biến thể này được WHO xác định là biến thể đáng quan tâm. Bên cạnh đó là những biến thể khác được quan tâm bao gồm là Eta, Lota, Kappa, Lambda và những biến thể đáng lo ngại bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta.

Tuy nhiên, biến thể Mu làm giảm hiệu quả vaccine chống COVID-19 chỉ là dữ liệu được đưa ra từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn được biến thể Mu phát triển như thế nào trong quần thể người nên vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về cách mà chúng hoạt động.

Xem Ngay  Vitamin A cho trẻ: Bổ sung đúng cách, bé khỏe mạnh, mẹ yên tâm

Tin vui là các loại vaccine phòng chống COVID-19 hiện nay vẫn có khả năng bảo vệ tốt, giúp cơ thể chống lại các triệu chứng nghiêm trọng do các biến thể gây ra cũng như làm giảm nguy cơ tử vong.

Biến thể Mu có “vượt mặt” Delta về tốc độ lây lan?

Sau khi được phát hiện lần đầu tiên ở Colombia, biến thể Mu đã lan rộng ra khắp Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và mới đây là được phát hiện ở châu Á. Tính đến thời điểm gần nhất, số ca nhiễm biến thể Mu là khoảng 5123 ca. Trong đó, số ca ở Bắc Mỹ là 2841 (55%), Nam Mỹ là 1328 (23%), châu Âu là 948 (18%) và châu Á là 6 (0.1%).

Tính đến ngày 3 tháng 9 năm 2021, châu Phi (bao gồm cả Nam Phi) không có trường hợp nào nhiễm bệnh COVID-19 do biến thể Mu gây ra. Xét về tốc độ lây lan, hiện tại thì biến thể Mu không đáng lo ngại vì vẫn chưa phát triển và lây lan mạnh bằng Delta. Qua dữ liệu thống kê, Mu chỉ chiếm 1% số virus “lưu hành” trên toàn cầu trong khi biến thể Delta chiếm đến 88% nên Delta vẫn là chủng virus thống trị đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới.

Thay đổi vaccine có thể là điều cần thiết

Hầu hết các loại vaccine phòng chống COVID-19 hiện nay đều giúp cơ thể chúng ta “làm quen” với protein của virus và “dạy” cho hệ miễn dịch cách chống lại virus nếu bị nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu một biến thể có những thay đổi đáng kể trong protein (còn gọi là protein đột biến) thì biến thể đó có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Đây cũng là đặc tính mà các nghiên cứu vừa phát hiện được ở biến thể Mu.

Xem Ngay  Các vị thuốc Đông Y chữa bách bệnh bạn không thể bỏ qua

Hơn nữa, các nhà khoa học còn dự đoán rằng đến một thời điểm nào đó sẽ xuất hiện một biến thể mới có khả năng kháng lại vaccine hoàn toàn. Mặc dù rất khó để xác định điều này có xảy ra hay không nhưng tình trạng virus lây lan mạnh trong cộng đồng có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một biến thể như vậy.

Do đó, các nhà nghiên cứu dự tính rằng nếu phát hiện một biến thể với khả năng thoát khỏi các vaccine hiện có thì họ sẽ phải thay đổi vaccine để phù hợp với biến thể mới. Việc điều chế lại vaccine có thể kéo dài từ 6 – 8 tuần. Các cơ quan quản lý y tế trên toàn thế giới sẽ cần phải đẩy nhanh quá trình phê duyệt để vaccine mới sớm được ứng dụng vào việc tiêm phòng.

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời