no comments

Biến thể Lambda: Có phải là mối lo ngại trên toàn cầu sau Delta?

Trong khi cả thế giới vẫn đang gồng mình chống lại biến thể Delta SARS-CoV-2 thì biến thể Lambda – đang “thống trị” các nước Nam Mỹ. Biến thể này được dự đoán có khả năng lây nhiễm và kháng vắc xin cao, hiện đã lây lan sang các châu lục khác.

Vậy biến thể Lambda là gì và nguy hiểm thế nào? Nó có thật sự là chủng virus kháng lại được vắc xin phòng Covid-19 hiện nay ? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về biến thể virus này nhé!

1. Biến thể Lambda là gì?

Biến thể Lambda (dòng C.37) được phát hiện lần đầu tiên tại thủ đô Lima của Peru vào tháng 8 năm 2020. Với tốc độ lây nhiễm nhanh chóng đến tháng 4 năm 2021, biến thể của SARS-CoV-2 này đã chiếm 97% tổng số ca nhiễm, thống trị ở Peru. Quốc gia “quê hương” của biến thể này hiện đang có số ca tử vong do Covid-19 trên đầu người cao nhất thế giới: Cứ 100.000 người thì có 596 người chết vì Covid-19.

Theo báo cáo vào tháng 7 năm 2021 của WHO, có 29 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận biến thể Lambda, chủ yếu là các quốc gia Nam Mỹ như: Argentina, Chile và Ecuador… Biến thể này càng được quan tâm hơn khi được xác nhận đã xuất hiện tại Hoa Kỳ. Theo cơ sở dữ liệu GISAID, đã có 1.060 trình tự giải mã gen Lambda ở Hoa Kỳ, con số này vẫn rất khiêm tốn so với biến thể Delta đang “làm mưa làm gió” trên toàn cầu hiện nay. Nhưng các chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở quốc gia này vẫn xem biến thể mới này là một mối nghi ngại cần được theo dõi.

Theo xu hướng được nhận định gây lây lan toàn cầu, tính đến ngày 6/8/2021, tại Vương quốc Anh cũng đã ghi nhận được 8 trường hợp đầu tiên xác nhận nhiễm biến thể Lambda, trong đó xác định là những ca nhập cảnh. WHO, Chính phủ Vương quốc Anh và các quốc gia khác đều đang tiếp tục theo dõi sự lây lan của biến thể này.

Xem Ngay  Cây Cỏ hôi - Thảo dược chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Mới đây nhất, vào ngày 6/8/2021, Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Lambda, được xác nhận trở về từ Peru. Điều này trở thành mối lo ngại khi biến thể đang hoành hành tại các nước Nam Mỹ đang có xu hướng lây lan sang các châu lục khác.

2. Triệu chứng nhiễm biến thể Lambda

Nghi vấn được đặt ra rằng liệu biến thể Lambda có gây những triệu chứng khác biệt và khiến bệnh nhân bị bệnh nặng hơn như biến thể Delta đang hoành hành hay không? May mắn rằng đến hiện nay, chưa ghi nhận các triệu chứng khác biệt ở bệnh nhân nhiễm biến thể này so với chủng virus Corona chủng mới ban đầu. Các triệu chứng điển hình theo NHS (Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh) là:

  • Sốt cao
  • Ho liên tục (Có những cơn ho liên tục hay có nhiều hơn 3 cơn ho trong 24 giờ)
  • Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác.

Những người mắc Covid-19 đều ghi nhận ít nhất 1 trong 3 triệu chứng trên.

3. Vắc xin phòng Covid-19 có khả năng chống lại biến thể Lambda không?

Chưa có đủ dữ liệu lâm sàng để khẳng định hiệu quả chống lại biến thể Lambda của vắc xin phòng Covid-19. Nhưng đến hiện nay, các nghiên cứu cho biết vắc xin phòng Covid-19 hiện có của Hoa kỳ vẫn cung cấp khả năng chống lại các chủng SARS-CoV-2, kể cả biến thể Delta.

Một vài nghiên cứu chưa xuất bản trên các tạp chí (gọi là bản in trước) về tác dụng của các loại vắc xin phòng Covid-19 với biến thể Lambda:

  • Bản in trước Trường Y khoa Grossman thuộc Đại học New York đã xem xét tác dụng của vắc xin Janssen của Johnson & Johnson trên nhóm đối tượng đã tiêm mũi 1 loại vắc xin này. Kết quả lượng kháng thể trung hòa do vắc xin tạo ra giảm từ 2-3 lần so với chủng virus ban đầu. Kết luận từ nghiên cứu này cho thấy vắc xin mARN kể cả Pfizer hay Moderna vẫn có khả năng chống lại biến thể này, rất hứa hẹn cho hiệu lực bảo vệ với những người đã hoàn thành đủ 2 mũi tiêm.
  • Một bản in trước khác của Đại học Chi-lê đã nghiên cứu hiệu quả bảo vệ của vắc xin Sinovac (còn gọi là Corona Vac), kết quả cũng cho thấy lượng kháng thể trung hòa tạo ra giảm 3 lần so với chủng virus ban đầu.
Xem Ngay  Ấn huyệt như thế nào để trị đau bụng kinh?

Thực tế, các nhà nghiên cứu nhận định số lượng kháng thể trung hòa ít nhất vẫn giữ lại được một phần và vẫn có tác dụng bảo vệ chúng ta trước biến thể Lambda. Một lưu ý nữa, kháng thể trung hòa chỉ là một khía cạnh của hệ thống miễn dịch, tế bào T cũng đóng vai trò trong phản ứng miễn dịch và không được đo lường trong các nghiên cứu xét nghiệm kháng thể đơn thuần. Điều này có nghĩa là vắc xin có thể có hiệu quả bảo vệ thực tế cao hơn so với dữ liệu trong các nghiên cứu trên.

Hiện nay, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về biến thể Lambda và cơ chế kháng lại vắc xin phòng Covid-19 cụ thể của nó để có thể đưa ra những giải pháp phòng chống, hạn chế nguy cơ lây lan Covid-19 gây ra bởi biến thể này.

4. Biến thể Lambda có dễ lây lan không?

Vào tháng 6/2021, WHO đã phân loại Lambda là biến thể toàn cầu được quan tâm (VOI), thấp hơn một mức so với biến thể Delta. Để WHO phân loại vào nhóm VOI, biến thể Lambda là một biến thể có những đột biến gen đã được xác định hay dự đoán tăng khả năng lây nhiễm hoặc khả năng chống lại kháng thể trung hòa. Hiện, tỷ lệ lây nhiễm và mắc Covid-19 do biến thể Lambda gây ra tăng nhanh trên toàn cầu.

Các nhà khoa học cũng đưa ra những nhận định về khả năng lây lan nhanh của biến thể Lambda dựa trên cấu trúc đột biến đang được nghiên cứu của biến thể này. Nghiên cứu cho thấy sự bất thường trên gene cho phép chủng virus này dễ dàng liên kết với tế bào của chúng ta hơn và khiến các kháng thể của chúng ta khó bám vào virus và vô hiệu hóa nó.

Xem Ngay  Sử dụng thuốc nước Đông y trị nấm móng như thế nào?

Tuy nhiên, các nghiên cứu về biến thể Lambda hiện nay chỉ ở giai đoạn đầu, chưa đưa ra được những khẳng định chính xác về khác biệt vượt bậc của biến thể này so với các thể khác của SARS-CoV-2. Theo đánh giá rủi ro mới nhất của PHE vào ngày 08/7/2021, chưa có bằng chứng của một quốc gia nào cho thấy biến thể Lambda mạnh hơn Delta, một biến thể SARS-CoV-2 đang hoành hành trên toàn cầu.

Nói cách khác, từ các nghiên cứu giai đoạn đầu về biến thể Lambda, so với các biến thể đã được công bố của SARS-CoV-2, biến thể này chỉ đang thể hiện khả năng lây lan cao hơn chủng virus ban đầu và có thể “trung hòa một phần” kháng thể được tạo ra bởi các loại vắc xin hiện nay. Mặc dù vậy, điều này cũng không làm nới lỏng cảnh giác phòng chống Covid-19 trên toàn cầu. Biến thể của SARS-CoV-2 có thể ngày càng tiến hóa thích nghi và có nguy cơ tạo được chủng có khả năng kháng lại vắc xin hiện có. Do đó, chúng ta vẫn cần tuân thủ 5K cùng các biện pháp phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế và Chính phủ, kể cả những ai đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Trả lời