2Bình luận

Tìm hiểu ngay các loại cây thuốc nam và công dụng tuyệt vời của nó

Mục Lục Bài Viết

Cây thuốc Nam mang lại những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của mọi người trong việc chữa trị bệnh và bồi bồ sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về các loại cây thuốc Nam và công dụng của nó nhé!

Cây thuốc Nam quanh ta – Các loại cây thuốc Nam và công dụng

1. Bạc hà – Các loại cây thuốc Nam và công dụng tuyệt vời

Mô tả về cây bạc hà

Trong thế giới những loại cây thực vật, bạc hà được đánh giá là một loại thảo mộc vàng đối với sức khỏe.

Cây bạc hà bạn có thể thấy ở rất nhiều nơi, từ kẹo, trà sữa đến các loại thuốc… tất cả đều có bạc hà.

Chính vì công dụng cao cùng hương thơm quyến rũ nên chúng được trồng rất nhiều.

Đây được xem là một trong những cây thuốc Nam quanh ta dễ kiếm nhất!

Ngoài ra cây bạc hà làm thuốc cũng xuất hiện khá nhiều trên thị trường ngày nay đấy.

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Tác dụng của cây bạc hà

Chế biến thực phẩm

Với hương thơm quyến rũ của bạc hà, chúng được sử dụng nhiều để chế biến thực phẩm – đặc biệt lại tốt cho sức khỏe.

Khi sử dụng để chế biến thực phẩm, chắc chắn với mùi hương thơm đặc trưng không lạ gì khi bạc hà được sử dụng rất nhiều trong thức uống.

Tăng cường hệ miễn dịch – Cây thuốc Nam hữu ích

Hơn thế nữa, bạc hà được coi là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.

Trong bạc hà có chứa:

  1. Kali
  2. Vitamin B
  3. Canxi

Tất cả đều giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chưa dừng lại công dụng đặc trưng của bạc hà chính là giảm các triệu chứng ho, cảm lạnh,…

Chống một số loại ung thư 

Hiên nay khoa học đã chứng mình, bạc hà có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư. Do có hàm lượng enzim trong lá nếu sử dụn thường xuyên.

Chữa trầm cảm

Theo một số nghiên cứu, hương thơm của bạc hà sẽ kích thích các giác quan, giúp bạn năng động, tự tin và giảm thiểu trầm cảm.

Tốt cho não

Tăng cường hoạt động của bộ não: Các hoạt chất có trong tinh dầu bạc hà kích thích hoặt động trí não, có ích cho các sĩ tử trong quá trình ôn luyện.

Tốt cho dạ dày và tiêu hóa

Tốt cho dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa: Hương thơm bạc hà kích thích tuyến nước bọt và các enzyme, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Theo y học cổ truyền

Bạc hà có tác dụng làm ra mồ hôi, trừ phong giảm đau, chỉ ho, kiện vị, chỉ tả, tăng tiết mật, kích thích tiêu hóa, giải độc, thúc ban sởi mọc.

Dùng bạc hà trị ho, cảm mạo phong nhiệt, biểu hiện sốt cao, mũi tắc, đau đầu, ít hoặc không có mồ hôi.

Làm sạch khoang mũi

Chỉ cần vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc lá bạc hà tươi pha với nước sôi và xông hơi trực tiếp sẽ giúp làm sạch và thông xoang mũi.

Bạc hà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị hen suyễn và các chứng dị ứng do nhiễm trùng nấm.

Chống say xe

Nếu buồn nôn, dùng ngay một ly bạc hà nóng! Cho 3-4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay hít giúp chống say xe cực hiệu quả.

Khử mùi hôi

Cho vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy xông hơi để khử sạch mùi hôi.

Trồng bạc hà trong nhà hoặc phun tinh dầu bạc hà pha loãng với nước cũng giúp xua đuổi côn trùng hiệu quả.

Khử mùi hôi miệng

Sau khi ăn hoặc cảm thấy hơi thở có mùi hãy nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà hoặc uống 1 ly trà bạc hà.

2. Thì là – Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Mô tả về cây Thì là

Thì là chứa nhiều Vitamin C và chất xơ. Gần đây người ta còn cho rằng thì là có chứa một hoạt chất oxy hóa cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên động vật, chưa được thử nghiệm trên con người.

Theo Đông y, thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa. [cần dẫn nguồn]

Ở Việt Nam nhất là ở các vùng phía Bắc, thì là được xem là gia vị không thể thiếu khi nấu các món canh cá nhất là các loài cá da trơn và có mùi tanh đậm.

Tinh dầu thì là được chưng cất chủ yếu từ hạt, được bán rộng rãi và được ưa chuộng dùng để xông hương, tạo ẩm, đặc biệt là pha vào nước để tắm, gội vì được cho rằng sẽ làm da và tóc mượt mà hơn…

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Công dụng của cây Thì là

Kích thích tiết sữa

Thì là có chứa thành phần giống như estrogen. Thành phần này hoạt động trong cơ thể cũng giống như estrogen.

Nó sẽ kích thích việc tiết sữa ở dê và được các nhà nghiên cứu tin rằng, cũng có tác dụng tương tự đối với phụ nữ.

Việc sử dụng thì là để làm tăng tiết sữa đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ.

Và đến nay, nhiều bà mẹ vẫn dùng các loại trà thảo mộc dựa trên cây thì là để tăng tiết sữa.

Giảm chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

Hội chứng quấy khóc là tình trạng mà các trẻ mới sinh khóc không nguôi kéo dài trong vài giờ liền.

Nguyên nhân của hội chứng này hiện nay vẫn chưa được làm rõ.

Nhưng hội chứng này có thể khiến cha mẹ và người trông trẻ cảm thấy vô cùng áp lực.

Một nghiên cứu tiến hành tại Nga chỉ ra rằng: dầu làm từ hạt của cây thì là có thể làm giảm cường độ khóc của trẻ, được đo lường bằng thời gian khóc giảm tới ¼.

Hệ hô hấp

Súc miệng bằng dầu làm từ hạt thì là có thể làm long đờm trong phổi và giảm ho hoặc đau họng, ho một nghiên cứu tại Ý.

Bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ nếu một ngày súc miệng khoảng 1-1.5 thìa cà phê dầu hạt thì là có thể làm giảm triệu chứng của bạn.

Giảm đau bụng kinh

Một nghiên cứu mới đây tiến hành tại Iran chỉ ra rằng.

Tinh chất cây thì là phối hợp với vitamin E có thể làm giảm đáng để tình trạng đau bụng kinh.

Làm lành vết thương và vết công trùng

Trong y học cổ truyền.

Cây thì là là một loại cây truyền thống được sử dụng để làm lành vết thương hoặc các vết cắn có độc, cũng như để loại bỏ chất độc.

Tăng ham muốn

Theo dân gian, thì là có thể được dùng như một chất kích thích tình dục.

Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh được điều này.

Điều trị bệnh tả

Các nghiên cứu khoa học gần đây chỉ ra rằng.

Các loại gia vị thông thường: bao gồm cả thì là và ớt đỏ có tác dụng chống lại bệnh tật và làm chậm quá trình phát triển của một số loại vi khuẩn nhất định có liên quan đến bệnh tả.

Cây cà độc dược có tên khoa học là Datura metel L., Họ Cà – Solanaceae hay cây cà độc dược có tên khác là Mạn đà la. Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cà độc dược: Cà độc dược có 2 loại; một loại hoa trắng, thân xanh, cành xanh; một loại hoa đốm tím, cành và thân tím. Vậy trong Đông y, công dụng và chức năng của loại cây này là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé

Xem Ngay 

3. Đinh lăng – Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Mô tả về cây đinh lăng

Cây đinh lăng hay còn được gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây thường được trồng làm cảnh hay làm thuốc trong y học cổ truyền.

Bạn rất dễ bắt gặp được cây đinh lăng trong thành phố. Có thể được trồng làm cảnh trong công ty, công viên,…

Tuy nhiên, cây đinh lăng có rất nhiều công dụng đấy, cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu nhé.

Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.

Trong rễ đinh lăng có chứa saponin.

Có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra rễ còn chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể, nhờ đó đinh lăng còn giúp tăng trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Công dụng của cây đinh lăng

Chữa lành vết thương

Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương.

Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.

Lợi sữa

Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng.

Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng.

Chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày.

Chữa chứng mồ hôi trộm

Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa bệnh tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy

Bệnh thận

Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận.

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

4. Sả – Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Mô tả về cây Sả

Sả là một chi thực vật thuộc khu vực châu Á, châu Phi, Úc và nhiệt đới trong họ Cỏ. Một số loài (đặc biệt là Cymbopogon Citratus) thường được trồng làm dược liệu và dược liệu vì mùi hương của chúng. Tên gọi khác thường gặp của cây sả bao gồm cỏ chanh, cỏ dây thép gai, đầu mượt, cỏ sả…

Sả được trồng và sử dụng phổ biến như là một loại dược liệu và gia vị cho món ăn tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, Lào và Việt Nam). Người ta sử dụng phần thân cây cứng (bên trong là lớp lõi) có thể ăn, sử dụng nhiều mục đích. Phần thân này có chiều cao khoảng 70-100 cm, xung quanh là các bẹ lá dần khô héo, tàn lụi dần. Người ta có thể sử dụng trực tiếp phần thân này để làm dược liệu, gia vị tẩm ướp hay cách khác có thể ép lấy tinh dầu.

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Các loại cây thuốc Nam và công dụng

Công dụng của cây Sả

Ngăn ngừa ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene.

Có chứa chất chống oxi hóa mạnh – hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Hỗ trợ tiêu hóa

Tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.

2 Bình luận

  1. Như Phương
  2. Mỹ Phụng

Trả lời