1 comments

Các loại cây rau làm thuốc vô cùng hữu ích bạn không thể bỏ qua

Thế giới có rất nhiều loại thực vật khác nhau, tuy nhiên các loại rau củ hay trái thường là những thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có rất nhiều loại rau mặc dù bạn ăn thường ngày. Hoặc có thể được nghe nói nhưng bạn không biết công dụng, nguồn gốc của nó là gì phải không nào? Bài viết này sẽ như là một cẩm nang nhỏ về cây rau làm thuốc rất phổ biến.

Rau diếp cá chữa bệnh gì – Cây rau làm thuốc

Có bao nhiêu cái tên hay hơn, thế nhưng rau diếp cá có mùi tanh như cá nên dân gian ta đã đặt cho nó một cái tên thân thương – rau diếp cá.

cây rau làm thuốc

cây rau làm thuốc

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, rau diếp cá có một số tác dụng chủ yếu như sau:

Kháng Virus

Kết quả nghiên cứu cho thấy, diếp cá có tác dụng ức chế đối với nhiều loại virus; có khả năng kìm hãm tác dụng gây bệnh của echovirus, đôi khi còn ngừa cúm, nếu là tinh dầu còn có tác dụng ức chế với Virus gây mụn rộp (HSV)

Kháng khuẩn 

Thuốc nước chế từ diếp cá tác dụng ức chế đối với vi khuẩn, như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn coli, trực khuẩn lỵ…

Kháng viêm

Nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy, rau diếp cá có tác dụng kháng viêm rõ rệt.

Tăng cường miễn dịch

Nước sắc diếp cá, chế từ một số hoạt chất chiết từ diếp cá có tác dụng tăng cường khả năng diệt khuẩn của bạch cầu và của đại thực bào.

Theo Đông y, diếp cá nằm trong nhóm thuốc “Lương huyết tiêu độc” (mát máu, tiêu độc), diếp cá có vị cay, tính lạnh; vào các kinh Phế và Can. Vì vậy nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu thũng. Đối với các chứng ho do phế nhiệt, phế ung, thủy thũng, nhiệt lỵ, bạch đới, mụn nhọt… đều rất hiệu nghiệm.

Rau dền gai chữa bệnh gì – Công dụng của các loại cây rau làm thuốc

Dưới đây là một số bài thuốc về rau dền gai nhé.

cây rau làm thuốc

cây rau làm thuốc

Mụn nhọt chưa vỡ

Rễ rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt 2 – 3 tiếng thay băng, ngày đắp 2 – 3 lần, có tác dụng làm nhanh vỡ mủ.

Ho có đờm

Dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, cam thảo đất 16g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 5 ngày.

Trật đả, ứ huyết

Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g uống thay nước trà.

Viêm họng, đau họng

Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1 – 2 lần đến khi đỡ đau họng.

Hỗ trợ điều trị sỏi thận

Rễ rau dền gai (sao vàng), vỏ quả bí đao 20g, kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (sao thơm) mỗi thứ 12g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 250ml, chia 2 – 3 lần. Dùng 10 ngày một liệu trình.

Bỏng nhẹ

Thân, lá cây rau dền gai rửa sạch, giã nát, đắp lên vết bỏng.

Chữa kinh nguyệt không đều: 

Rau dền gai 15g, bạc thau 20g. Rửa sạch tất cả các vị thuốc, cho vào ấm đổ 450ml nước sắc còn 200ml, chia 2 – 3 lần. Dùng liền 10 ngày.

Rắn cắn

Hạt rau dền gai 5g (1 muỗng đầy), phèn chua 0,5g. Cả hai thứ đem giã nát, chia hai phần, một phần để uống, chiêu thuốc với rượu hoặc nước ấm (rượu dẫn thuốc nhanh hơn). Phần còn lại đem đắp lên vết cắn. Cần kết hợp với hút nọc rắn tại vết cắn.

Viêm họng

Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1 – 3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai ngậm 1 – 2 lần.

Chữa lỵ

Thân, lá cây rau dền gai 100g. Sắc uống ngày một thang. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, rau sam 30g. Nấu canh ăn ngày 1 – 2 lần.

Chữa phụ nữ sau sinh thiếu sữa: 

Rau dền gai, Rau ngò mỗi vị 100g luộc ăn cả cái lẫn nước, bằng cách hái đọt lá non dền gai tước vỏ gai cứng bên ngoài luộc chấm mắm hoặc nấu canh tôm cua.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Có các loại cây thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả không ngờ. Hãy tham khảo ngay

Xem Ngay  Cây thìa canh chữa bệnh gì ? 4 Công dụng hiệu quả của cây thìa canh

Rau húng quế chữa bệnh gì – Tác dụng của các loại cây rau làm thuốc

Sau đây là công dụng của rau húng quế:

cây rau làm thuốc

cây rau làm thuốc

Ngừa bệnh tiểu đường

Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa và các tinh dầu giúp sản xuất ra các chất có lợi cho cơ thể. Điều này giúp làm tăng khả năng nhạy cảm với insulin, làm giảm mức đường huyết nên có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Bảo vệ tim

Chỉ cần nhai vài lá húng quế khi bụng còn đói mỗi ngày, bạn đã có thể bảo vệ sức khỏe cho tim, giúp phòng tránh những căn bệnh về tim.

Phòng chống ung thư

Những hợp chất có trong loại rau này sẽ ngăn máu chảy về các khối u bằng cách tấn công vào những mạch máu nuôi sống chúng.

Ngăn ngừa stress:

Chúng làm dịu thần kinh, điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là một yếu tố quan trọng gây stress.

Bảo vệ sức khỏe cho da và tóc

Lá rau húng quế có khả năng thanh lọc cơ thể rất hiệu quả. Khi ăn sống loại gia vị này, chúng sẽ lọc sạch máu cung cấp cho da, mang lại cho bạn một làn da sáng bóng và ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của mụn.

Chữa những bệnh về đường hô hấp

Điều chỉnh khả năng miễn dịch, chống ho (giúp kiềm chế trung tâm ho, hạn chế số lượng các cơn ho) và làm long đờm (giúp tống đẩy đờm ra khỏi ngực)

Những loại rau như này rất tốt cho tim mạch vì thế hãy ăn những loại bổ dưỡng này nhé, nếu bạn chưa biết bệnh tim mạch là gì hãy xem bài này.

Râu ngô chữa bệnh gì – Công dụng của các loại cây rau làm thuốc

Chất chống oxy hóa tốt

Trong râu ngô có chứa rất nhiều loại vitamin như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… và các vi chất ở dạng tự nhiên giúp kéo dài tuổi thanh xuân, đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà lại rẻ tiền.

Trị bênh sỏi đường tiết niệu

Râu ngô đem rửa sạch hoặc có thể băm nhỏ, cho vào ấm cùng với nước, đun sôi để uống hằng ngày. Râu ngô phối hợp với các loại rau cỏ lợi tiểu khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mã đề… sẽ cho hiệu quả cao hơn

Chữa bệnh xuất huyết

Nếu gặp tình trạng băng huyết, chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, chảy máu niêm mạc, tiểu tiện ra máu… bạn chỉ cần dùng một ít râu ngô đem sắc nước uống hằng ngày

Trị viêm thận, viêm bàng quang

Sau khi rửa sạch 100 gam râu ngô, 40 gam sài đất cùng rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50 gam, cho vào nồi đất, thêm nước sắc uống mỗi ngày

Thuyên giảm bệnh đái tháo đường

Với những bệnh nhân đang mắc bệnh tiểu đường, mỗi ngày chỉ cần dùng 40 – 50 gam râu ngô sắc lấy nước uống. Để giúp điều trị bệnh tốt hơn bạn có thể bổ sung thêm các vị thuốc khác như: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu…

  • Trị vàng da, xơ gan cổ trướng: Mỗi ngày lấy 30 gam râu ngô, nhân tràn và 10 gam cỏ ngọt đem sắc lấy nước uống. Chỉ cần kiên trì duy trì bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy sự thuyên giảm rõ rệt của bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng.
  • Khắc phục bệnh cao huyết áp: Để giảm và duy trì huyết áp ổn định mỗi ngày dùng râu ngô, hoa hòe, câu đằng, ngưu tất… để sắc uống. Nếu tìm các thảo dược khác gặp khó khăn thì bạn cũng có thể dùng râu ngô để sắc uống thay nước hằng ngày cũng rất tốt cho bệnh.
  • Phòng tránh bị loãng máu: Tình trạng loãng máu sẽ khiến máu chảy nhiều, khó cầm khi gặp chấn thương. Do đó sử dụng nước râu ngô uống mỗi ngày rất tốt. Điều đó có thể hỗ trợ những người dễ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng. Thậm chí chảy máu niêm mạc, xuất huyết tử cung… đều rất hiệu quả.

Phòng tránh tích nước trong cơ thể

Đây là công dụng liên quan đến lợi tiểu, nên các chị em sẽ không phải lo bị sưng phù, béo giả, hay các triệu chứng đau bụng, khó chịu trước kỳ kinh nguyệt. Không chỉ thế việc đào thải chất dịch thừa của cơ thể ra ngoài sẽ giúp đẹp da.

Trên đây là các loại cây rau làm thuốc khá phổ biến đối với cuộc sống hằng ngày của chúng ta, Phúc Nguyên Đường đã ghi rất rõ công dụng, và lí do tại sao. Chúc quý vị nhiều sức khỏe!

Nguồn: Phucnguyenduong

One Response

  1. Bi Phạm

Trả lời