no comments

Công thức nấu nước mát từ râu ngô – Bí quyết giải nhiệt cơ thể

Nước râu bắp, hay còn gọi là nước rau ngô là loại nước giải khát cực tốt mùa Hè. Vậy cách nấu nước rau bắp như thế nào đơn giản nhất? Hãy cùng xem qua bài viết.

Công dụng của nước râu ngô (nước rau bắp)

Trước khi tìm hiểu về cách nấu nước rau bắp, bạn nên biết một chút về công dụng của nó.

Với hàm lượng lớn vitamin A, K, B1, B2, B6, flavonoid, sytosterol… nước râu ngô có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận, lợi tiểu, ổn định huyết áp, thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biệt khi kết hợp với mía lau, rễ cỏ tranh, mã đề… nước mát này còn có tác dụng chữa ho, viêm khí quản, tiêu đàm, hạ đường huyết, đào thải độc tố và hỗ trợ điều trị viêm thận cấp. Nguyên liệu dễ tìm cùng với cách làm đơn giản, bạn sẽ có thức uống giải nhiệt cực tốt cho cơ thể.

Cách nấu nước rau bắp

Cách nấu nước rau bắp

Cách nấu nước rau bắp

Chuẩn bị nguyên liệu để làm nước râu bắp

  • 100 gam râu ngô
  • 50 gam rễ cỏ tranh
  • 50 gam mã đề
  • 3 – 5 khúc mía lau
  • 30 gam đường phèn kim cương
  • 20 gam đường cát (có thể tăng theo từng khẩu vị)
  • 2 lít nước
  • Dụng cụ: nồi, bếp, rây lọc, bình thủy tinh…
Cách nấu nước rau bắp

Cách nấu nước rau bắp

Hướng dẫn cách nấu nước rau bắp

Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu như rễ cỏ tranh, râu ngô và mã đề với một ít muối rồi để ráo nước. Đối với mía, bạn rửa sạch, rọc sạch vỏ rồi đập dập.

Bước 2: Cho các nguyên liệu trên + đường cát vào nồi rồi đun sôi cùng khoảng 2 lít nước. Khi nước sôi bạn chú ý vặn nhỏ lửa, rồi cho thêm đường phèn kim cương vào, khuấy đều, đung liu riu cho đến khi đường tan hết thì tiếp tục đun thêm 1 – 2 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Đợi nước nguội, bạn chắt nước qua rây lọc vào bình rồi bảo quản vào ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày vừa thanh lọc cơ thể, mát gan, đẹp da lại hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Nếu bạn không chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu trên thì có thể chỉ cần đun sôi một nắm râu ngô + mía lau và 2 lít nước. Sau đó thêm đường phèn vào và đun nhỏ lửa khoảng 10 phút là có thể thưởng thức.

Cây lẻ bạn thuộc giống cây thân thảo, cây sống nhiều năm, chiều cao cây trung bình khoảng từ 20 – 40 cm. Vậy chức năng của cây này là gì, hãy cùng tham khảo nhé

Khi chọn râu ngô để nấu, bạn nên chọn râu sợi to, bóng, mượt, có màu nâu nhung. Nhiều người có thói quen dùng râu ngô phơi khô dùng dần thay thế như nước chè, tuy nhiên râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất, chứa nhiều dưỡng chất hơn. Để tăng thêm hiệu quả và tác dụng, bạn nên phối hợp râu ngô cùng với mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo… đều được.

Cách nấu nước rau bắp

Cách nấu nước rau bắp

Lưu ý khi làm nước rau bắp

Nước râu ngô chỉ nên sử dụng trong ngày mới phát huy hết tác dụng, tránh để qua đêm hoặc để lâu. Bạn chỉ nên uống nước này liên tục trong vòng nhiều nhất 10 ngày, không nên uống quá nhiều ngày, sẽ phản tác dụng. Ngoài ra, những người bị tỳ vị hư hàn hay bị lạnh bụng, bụng yếu, tay chân lạnh, huyết áp thấp… đều không nên uống nhiều nước râu ngô.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ rau ngô

– Bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu: Mỗi ngày lấy 10-20g râu ngô sắc lấy nước uống. Hoặc cho vào 200ml nước sôi, đun cách thủy 30phút lấy nước hãm. Nước hãm, nước sắc râu ngô dùng mỗi lần từ 20-60ml trước các bữa ăn 3-4 giờ.

– Trị tiểu đường: Mỗi ngày dùng 40 – 50g râu ngô sắc lấy nước uống. Có thể kết hợp cùng với các vị như mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… để tăng hiệu quả.

– Nhiễm trùng tiết niệu: Râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ, sài đất 8-10 g nấu sôi trong 1 lít nước, chia ra uống trong ngày, uống liền một tuần lễ.

Hy vọng thông qua bài viết trên bạn sẽ biết cách nấu nước rau bắp đơn giản và nhanh chóng. Phúc Nguyên Đường chúc bạn thực hiện thành công. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Phúc Nguyên Đường

Xem Ngay  Bạn đã thực sự hiểu rõ về cây thuốc lá và cây thuốc lào?

Trả lời