no comments

Top 58+ câu hỏi về các bệnh khoa nội thần kinh bạn nên biết

Mục Lục Bài Viết

Top 58+ câu hỏi về các bệnh khoa nội thần kinh Phúc Nguyên Đường đưa ra đã được các Bác sĩ kiểm duyệt và đưa ra lời khuyên chính xác nhất đối với sức khỏe của bạn. Hãy cùng tìm hiểu nhé

1. Dùng tay không đấm hông khi đau dây thần kinh (Neuralgia) có hiệu quả hay không?

Một vị bác sĩ Đông y lớn tuổi cho biết: dùng tay không đấm hông có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất tổ chức cục bộ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giải tỏa cơn đau dây thần kinh.

Cách thức: đứng thẳng, lưng cúi 45°, đầu hơi ngửa, mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể, 2 tay nắm thành nắm đấm, đấm 2 bên hông từ sau ra trước. Mỗi lần đấm 150 cái, 1 ngày 2 lần vào sáng và chiều. Khi mới thực hiện sẽ cảm thấy hơi mệt, nhưng sau một tuần sẽ trở lại trạng thái bình thường, động tác nên nhẹ nhàng, giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu. Sau 2 tháng kiên trì thực hiện sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Top 19+ câu hỏi về các bệnh khoa cấp cứu bao gồmMắt bị tổn thương cấp cứu thế nào, Người già sau khi bị té ngã vì sao không thể bò dậy, Người già uống thuốc tránh sặc bằng cách nào…

 

2. Làm thế nào để chữa trị liệt mặt bằng phương pháp luyện tập thể hiện nét mặt

Người bị liệt mặt có thể thực hiện nhiều bài tập thể hiện cảm xúc trên nét mặt để hoạt động cơ bắp trên khuôn
mặt cùng bên. Các bài tập phục hồi hữu hiệu có thể nâng cao hiệu quả chữa trị, giải tỏa bệnh liệt mặt. Người bị liệt mặt có thể thường xuyên luyện tập như sau:
a) Tập nhướn lông mày: nhướn mắt, lông mày của bên bị liệt và bên còn lại, có lợi cho việc phục hồi khả  năng nhướn lông mày

b) Tập nhắm mắt: ban đầu chỉ cần khẽ nhắm mắt, nhắm 2 mắt cùng lúc từ 10-20 lần

c) Tập nhăn mũi: tập nhăn mũi có thể thúc đẩy phục hồi chức năng vận động của cơ mũi, cơ nâng môi trên

d) Tập hở răng: vận động 2 bên khóe miệng cùng lúc

e) Tập chu môi: mím môi lại sau đó chu ra

f) Trợn mát mím chặt cơ vòng môi (orbicularis oris muscle) khi thở ra

3. Vì sao dùng khăn nóng chà cổ có thể ngừa được nhồi máu não?

Nhồi máu não là một trong những sát thủ chính cho người cao tuổi. Trên cơ sở chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống, dùng khăn nóng chả quanh cổ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhồi máu não.
Đông y nhận định: cổ là nơi tập trung các kinh mạch chính trên cơ thể như: mạch Nhâm, mạch Đốc, túc âm dương vị kinh, túc thái dương bàng quang kinh, vv… gồm hơn 70 huyệt đạo quan trọng. Khi tắm vào 2 buổi sáng tối, dùng khăn nóng khoảng 45°C chà xát, massage khắp vùng cổ, cho đến khi da ửng đỏ và nóng lên. Nếu kiên trì thực hiện sẽ giúp cơ trơn mạch máu cổ được nới lỏng, cải thiện dinh dưỡng thành mạch máu, dần làm mềm mạch máu bị xơ cứng, phục hồi tính đàn hồi mạch nháu, giảm thiểu, hoặc làm tan các mảng xơ vữa do kết tủa cholesterol trone noạch nâu, đảm bảo cung cấp oxy cho các mô não.

Dùng khăn nóng chà cổ ở kích thích hiệu quả cho các kinh
mạch và huyệt đạo nhằm thúc đẩy khí huyết lưu thông, có tác dụng trong việc ngăn tích tụ đờm, tắc nghẽn kinh mạch gây đột quỵ.

4. Vì sao không nên nghỉ ngơi tĩnh dưỡng sau khi bị đột quỵ?

Y học phục hồi chức năng hiện đại cho rằng: việc phục hồi chức năng vận động chân tay ở người bị đột quỵ liệt nửa người phụ thuộc vào kênh giao tiếp thần kinh giữa các chi và trung khu thần kinh cấp cao của não. Việc xây dựng kênh giao tiếp này chỉ được hình thành khi không ngừng kích thích hiệu quả các chi. Vì thế, người bị đột quỵ cần sớm thực hiện luyện tập phục hồi chức năng, chỉ cần bệnh tình được ổn định, khoảng 3-5 ngày sau khi phát bệnh là có thể bắt đầu tập phục hồi chức năng.
Ban đầu, người khác có thể giúp người bệnh vận động các khớp ở những phần chi bị liệt, massage cơ bắp, giúp người bệnh tập lật người, ngồi dậy, vv…sau đó dần chuyển sang luyện đứng dậy, cẩm đồ vật đi bộ, dùng tay cầm nắm đồ vật, vv…giúp người bệnh dần học các hoạt động thường ngày như: đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, ăn cơm, đi vệ sinh, vv…

5. Làm thế nào để kiểm tra đơn thiếu máu não cục bộ tạm thời (transient ischemic attacks)?

Khi đang bước đi mà đột ngột cảm thấy mắt tối sầm lại, nhìn không rõ mọi thứ bằng một mắt, mà tình trạng này chỉ xuất hiện trong vòng vài giây rồi lại trở nên bình thường, nhiều người sẽ cảm thấy kỳ lạ. Thật ra đây rất có thể là một cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời.
Làm thế nào để biết được cơ thể gặp cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời hay không? Có thể tiến hành kiểm tra qua 3 bước.
+ Bước 1: làm các động tác cười lớn, trề môi, lè lưỡi trước gương, nếu phát hiện thấy mặt mũi bị méo, lưỡi lệch sang 1 bên tức là có điều bất thường.
+ Bước 2: giơ 2 tay ngang, nhắm mắt đến trong vòng 20 giây, sau đó mở mắt, nếu bị nghiêng sang 1 bên tức là có điều bất thường.
+ Bước 3: dùng tăm chích nhẹ vào cơ thể, so sánh xem cảm giác giữa 2 bên thân người có giống nhau hay không, nếu một bên cảm giác chậm hơn là bất thường.

6. Quạt máy thổi thẳng vào đầu có gây đột quỵ hay không?

Vào mùa hè, 3 cách để làm mát cơ thể là mở máy lạnh, quạt máy, thổi gió tự nhiên. Có người bị cảm khi mở máy lạnh, có người ngủ dậy bị đau lưng, đau vai. Nếu muốn hạn chế cơn đau lên cơ thể, khi làm mát cơ thể vào mùa hè cần chú ý đến các mẹo.
Chuyên gia khuyến cáo: nếu quạt thổi thẳng vào đầu và CỔ, nhiệt độ da đầu giảm, phản xạ gây co mạch máu não, lưu lượng máu não cũng giảm theo, nếu nghiêm trọng có thể sẽ gây đột quỵ ở người lớn tuổi mắc các bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não.
Ngoài ra, nếu quạt chỉ thổi thẳng vào 1 bên mặt sẽ có nguy cơ gây liệt mặt. Tuy chưa xác định được rõ nguyên nhân gây liệt mặt, nhưng hiện nay đa số đều công nhận bi cảm lạnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây liệt mặt. Bởi khi cảm lạnh, mạch máu chứa dinh dưỡng thần kinh bị co thắt, làm cho thần kinh thiếu máu và oxi. sưng phù, biến dạng, vv…

7. Vì sao đi bộ nhanh bám đất có thể giúp phòng tránh mất trí nhớ và đột quỵ ở người già?

Nhóm nghiên cứu gần đây đã cảnh báo: nếu một người trung tuổi đi bộ chậm, độ bám nhẹ và yếu thì có nguy cơ
mất trí nhớ và đột quỵ cao hơn. Các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu trong 11 năm và thử nghiệm trên 2400 người có độ tuổi bình quân trên 60.

Nguy cơ bị đột quỵ và thiếu máu não cục bộ tạm thời người đi bộ với độ bám đất lớn sẽ giảm 42%. Nhưng chỉ những người trên 65 tuổi mới dễ mắc bệnh trên. Hơn nữa, Công suất tổng thể của não bộ ở những người đi bộ với tốc độ chậm sẽ giảm xuống, chất xám càng ít thì trí nhớ, khả năng ngôn ngữ, khả năng ra quyết định càng kém.

8. Nguyên nhân gì làm liên tục thiếu máu não cục bộ tạm thời?

Gần đây, bác Lưu-người mắc bệnh nhồi máu não lâu năm đã trở thành khách quen ở bệnh viện. Bác đã nhập viện đến 3 lần chỉ trong vòng hơn 2 tháng, mỗi lần nhập viện đều do và thiếu máu não cục bộ tạm thời. Sau khi hỏi chi tiết về bệnh tình của bác Lưu, bác sĩ phát hiện chứng bệnh bác Lưu mắc là Tai biến mạch máu não ở người bệnh đái tháo đường, việc liên tục thiếu máu não cục bộ tạm thời là do bệnh tiểu đường gây ra.
Bệnh lý bệnh mạch máu xuất hiện ở người bị tiểu đường có phạm vi rất rộng, biểu hiện lâm sàng không giống nhau. Thiếu máu não cục bộ tạm thời ở bác Lưu là một bệnh như vậy, đây là điềm báo của bệnh đột quỵ. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện các bệnh lý khác nhau như: đau đầu, chóng mặt, giao tiếp khó khăn, liệt nửa người, có người đi không vững, lắc lư, chân tay yếu, vận động thiếu linh hoạt, vv…
Chuyên gia khuyến cáo: người bệnh cao huyết áp ngoài việc theo dõi huyết áp sát sao, mỗi năm nên xét nghiệm OGTT ít nhất 1 lần, để sớm phát hiện lượng dung nạp glucose, kháng insulin, ngăn ngừa nhồi máu não.

9. Vì sao sử dụng luân phiên 2 tay có thể ngăn ngừa xuất huyết não?

Não bộ con người chia làm 2 bên não trái và não phải, thông thường não trái phát triển hơn não phải, bởi vì con người thuận tay phải nhiều hơn. Bán cầu não trái, bán cầu não phải nắm quyền điều khiển phần chi và phần thân mình ở phía ngược lại (bán cầu não trái điều khiển chi bên phải và ngược lại), nếu dùng tay phải trong thời gian dài sẽ làm cho bán cầu não trái làm nhiệm vụ quá sức, làm mệt mỏi thần kinh, giảm trí nhớ, còn bán cầu não phải không được vận động, khả năng điều phối suy giảm, dễ xuất huyết não. C

ác nghiên cứu có liên quan đã thống kê: có 60% ca xuất huyết não xảy ra trên bán cầu não phải. Điều này nhắc nhở con người phải ý thức được việc cần phải sử dụng tay trái nhiều hơn, không nên chỉ sử dụng duy nhất tay phải. Vì vậy, người lớn tuổi hằng ngày nên thường dùng tay trái để cầm nắm đồ vật, làm việc nhà, khi tập thể dục nên tăng cường dùng tay trái và tập nửa người bên trái, sử dụng luân phiên 2 tay.

Nếu người lớn tuổi muốn ngăn ngừa xuất huyết não thì cần dùng cả 2 bán cầu não. Để phòng tránh bệnh tật, người lớn tuổi luyện tập để trở nên thuận tay trái.

10. Vì sao phải đề phòng bệnh mạch máu não khi bị ho liên tục?

Lúc chúng ta bị sặc do uống nước (hoặc ăn canh), nhiều người cho rằng do uống nhanh quá nên sặc, thường không chú ý đến vấn đề này. Nhưng cần phải lưu ý nếu người trung niên hoặc lớn tuổi thường xuyên bị ho, tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý não làm cho liệt hành não.

Bệnh này rất phức tạp, gây ra bởi nhiều loại bệnh về não, trong đó những bệnh do mạch máu não là nhiều nhất. Người lớn tuổi thường mắc bệnh mạch máu não, ví dụ như nhồi máu đa lỗ khuyết thường không có các triệu chứng rõ ràng mà chỉ bị ho, nên thường bị hiểu nhầm là mắc bệnh cảm cám, họ thông thường, nếu uống thuốc cảm cúm thì sẽ không khỏi bệnh.

Do đó, nên liên tưởng đến bệnh mạch máu não khi người lớn tuổi thỉnh thoảng hoặc liên tục bị ho, mau chóng đến bệnh viện để chữa trị.

11. Vì sao khi người bị đột quy tự kỷ lại dễ làm cho tái phát bệnh?

Sau khi bị đột quỵ, người lớn tuổi thường phải nhờ vào sự chăm sóc của người thân trong sinh hoạt thường ngày ở một mức độ nào đó, làm cho họ trở nên nóng nảy, tự ti, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến bệnh trầm cảm ở người già. Hiện tượng trầm cảm, dễ nổi giận ở người già dễ làm cho họ giảm khả năng giao tiếp, khí huyết lưu thông chậm, từ đó làm suy yếu hệ miễn dịch, tỷ lệ tái phát bệnh đột quỵ tăng cao.

Để phòng tránh những trở ngại tâm lý ở người già sau khi mắc chứng đột quỵ, việc đầu tiên mà người thân cần làm là theo dõi sát sao thay đổi tâm lý người bệnh, cần đặc biệt lưu ý nếu xuất hiện 3-4 triệu chứng sau đây: lơ đễnh,
mệt mỏi, thức dậy sớm, chán ăn, giảm trí nhớ, không có  hứng thú với việc gì cả, có ý định tự tử, vv…

Đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo cho chứng trầm cảm ở người lớn tuổi, cần được điều trị tâm lý kịp thời. Tiếp đó, người thân cần hiểu và quan tâm người bệnh, để họ cảm nhận được sự tôn trọng của người khác giành cho mình, giảm thiểu tâm lý tự ti.

Xem Ngay  Thuốc từ cây thông đất - Loại cây thuốc hữu hiệu trị bách bệnh

12. Người bị đột quy phòng tránh hạ huyết áp tư thế đứng như thế nào?

Khi một bệnh nhân nằm ở trên giường trong thời gian  dài vừa bắt đầu đứng thẳng hoặc khi nâng đầu giường lên
vuông góc với thành giường, bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, hồi hộp, ra mồ hôi. Hiện tượng chóng mặt lúc này được gây ra bởi hạ huyết áp tư thế đứng do nằm trên giường trong thời gian dài.

Người bình thường khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng thì tĩnh mạch chi dưới giãn nở ra, làm giảm lượng máu chảy về tim, lượng máu đi ra từ tim bị giảm, huyết áp cũng giảm theo, nhưng do biên độ giảm nhỏ nên cơ thể có thể thích ứng được, đồng thời huyết áp tư thế điều chỉnh phản xạ, do đó huyết áp sẽ được điều chỉnh nhanh chóng.

Ngược lại, đối với bệnh nhân nằm trong và gian dài, cơ chế điều chỉnh phản xạ mạch máu thần kinh tế thoái hoá, không điều chỉnh kịp thời, làm hạ huyết áp , thếp đứng. Nếu xuất hiện biến chứng này thì cơ thể cần nó, khoảng thời gian tương đối dài mới có thể khôi phục lại nhi, bình thường.

Do đó, những người bệnh phải nằm trên giường ở thời gian dài có thể làm tăng thêm nguy cơ mắc các biến chứng khác, làm kéo dài thời gian hồi phục toàn diện cơ thể.

Hoạt động cơ thể sớm hơn, giảm thời gian nằm trên giường là biện pháp hiệu quả để phòng tránh hạ huyết áp tư thế đứng. Nếu mắc chứng hạ huyết áp tư thế đứng, có thể thực hiện các bài tập phục hồi chức năng đơn giản tại nhà. Cách làm như sau:
a) Từ từ nâng cao đầu giường, dần dần nâng cao nửa thân trên, chi dưới vẫn giữ nằm ngang, ban đầu giữ Cơ thể ở góc 30 độ trong vòng 5 phút, sau đó căn cứ vào phản ứng của cơ thể để điều chỉnh góc và thời gian, khi đạt đến góc 90° thì giữ nguyên cơ thể ở tư thế đó trong 30 phút; có thể thay đổi thành tư thế ngồi trên giường, 2 chân đặt dưới sàn nhà, vuông góc với nửa thân trên, sau đó từ từ đứng thẳng dậy.

b) Thực hiện các hoạt động chân tay một cách chủ động hoặc bị động, thực hiện những bài tập có kháng trở có bên tay/chân khoẻ mạnh, thúc đẩy lưu thông khí huyết, kích thích nâng cao chức năng phản xạ điều tiết mạch máu thần kinh, giải quyết triệt để hạ huyết áp tư thế đứng.

c) Mang vớ nén (với áp lực), giảm thiểu tình trạng giãn nở mạch máu chi dưới, thúc đẩy lưu thông khí huyết.

Cần chú ý quan sát sự thay đổi về mặt cảm xúc, phản ng khi nói chuyện, sắc mặt, huyết áp, nhịp tim của người bệnh khi tập luyện các tư thế trên. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng: chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, vv…cần điều chỉnh kịp thời hoặc dừng tập luyện.

13. Làm thế nào để tự phân biệt được người bệnh có bị đột quỵ hay không?

Khi người nhà của bạn bất ngờ té ngã, làm thế nào để phân biệt được người đó có bị đột quỵ hay không? Hãy thực hiện 3 mẹo sau:
a) Kiểm tra xem người bệnh còn tỉnh táo hay không? Nếu không tỉnh táo thì tỷ lệ bị đột quỵ tương đối cao, ngoài ra, nếu lưỡi của người bệnh dính vào 1 bên miệng thì khả năng bị đột quỵ còn cao hơn

b) Kiểm tra xem người bệnh có thể nói được hay không. Nếu không nói được, rất có khả năng người đó bị đột quỵ, đặc biệt là khi họ hiểu nhưng không thể nói ra được

c) Kiểm tra xem tay chân người bệnh có thể hoạt động được không, cổ có bị cứng không. Nếu một bên chân tay của người bệnh bị tê liệt, cổ cứng, rất có khả năng người bệnh bị xuất huyết dưới màng nhện subarachnoid haemorrhage. Sau khi phán đoán người bệnh bị đột quỵ, cần nhanh chóng gọi số “115” để gọi cấp cứu, tránh tự ý di chuyển người bệnh.

14. Những mẹo nào giúp phòng tránh đột quy?

Há miệng – cắn răng: nhắm mắt ngồi yên, điều chỉnh hơi thở, từ từ há miệng đến mức to nhất, sau đó cho chậm khép miệng lại, dùng lực vừa phải để cắn răng tr và răng dưới, cũng có thể cắn răng lại, tương tự như bàn động “nghiến răng” lúc tức giận. Mỗi ngày thực hiện 100 lần, có thể chia làm 3 buổi sáng, trưa, chiều.

Khi há-khi miệng, và cắn răng, có thể tăng tốc độ tuần hoàn máu não làm cho mạch máu đang có xu hướng xơ cứng được dần dần khôi phục tính đàn hồi, có hiệu quả trong việc ngăn chặn tình trạng chóng mặt và nguy cơ đột quỵ do khí huyết kém lưu thông.

Lắc đầu: ngồi trên ghế, thả lỏng toàn thân, đầu quay ra trước, sau, trái, phải, tương tự như tư thế lắc lư đầu khi đọc sách của người xưa. Có thể tập bất cứ lúc nào, mỗi lần tập ít nhất 3 phút. Tuy động tác này rất đơn giản, nhưng có hiệu quả rõ rệt cho cơ cổ. Bởi vì động tác này giúp giảm xác suất tích tụ cholesterol ở Cổ, phòng ngừa hiệu quả bệnh huyết áp cao, đột quỵ, vv…

15. Vì sao những người già ở một mình phải đề phòng đột quỵ?

Những người lớn tuổi ở một mình phải đối mặt với vấn đề tâm lý nghiêm trọng là sự cô đơn. Nghiên cứu mới nhất cho thấy: mối nguy hiểm mà sự cô đơn mang lại cho cơ thể không kém hút thuốc và bệnh béo phì, có nguy cơ gây ra đột quỵ.
Cảm giác cô đơn có thể làm cho cơ thể tiết thêm hormone căng thẳng cortisol, tiết ra nhiều cortisol sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng huyết áp, tăng áp lực tâm lý, có nguy cơ gây trầm cảm. Người già cô đơn dễ bị đói, biểu hiện thường thấy là ít hoạt động, ăn nhiều, khả năng tự chủ kém.

Có nghiên cứu cho thấy: huyết áp của người lớn tuổi cô độc cao hơn rõ rệt so với những người lớn tuổi hoạt động nhiều, đồng thời tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong người lớn tuổi cô độc cũng tăng lên.  Cùng với sự già hoá, cô đơn đã trở thành 1 xu hướng tất yếu của xã hội. Đối với những người già ở một mình, việc “đi ra ngoài” là một biện pháp hiệu quả để giải quyết sự cố độc.

Ngoài ra, người lớn tuổi kết bạn có chọn lọc, việc kết giao với vài người bạn tri kỷ có lợi hơn nhiều so với những mối xã giao thông thường.

16. Vì sao người đột quỵ phải thường xuyên massage vùng bụng?

Nếu muốn sớm bình phục, người bị đột quỵ nên massage vùng bụng hàng ngày.

Cách làm như sau: người bệnh nằm ngửa, hộ lý hoặc người nhà dùng lòng bàn tay massage xung quanh rốn người bệnh từ trong ra ngoài theo chiều kim đồng hồ, gồm cả phần bụng dưới, dùng lực vừa phải, hoặc dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn của cả 2 tay ấn mạnh xuống tràng sigma ở bụng dưới bên trái, massage vòng tròn từ chỗ vùng gần tâm đến vùng xa tim. Thông thường thì massage vùng bụng 2 lần/ngày, mỗi lần 10-15 phút có thể kích thích nhu động ruột, hỗ trợ bài tiết.

17. Làm thế nào để tập luyện chức năng cánh tay khi phục hồi sau liệt nửa người?

Nếu người bị đột quỵ liệt nửa người muốn đứng dậy đi lại, cần phải bắt đầu từ việc phục hồi chức năng cánh tay.

Bước 1: tự lật người. Khi người bệnh còn nằm trên giường, phải thử dùng tay để tự lật mình lại.
Bước 2: có thể dùng tay để giúp cơ thể di chuyển lên xuống. Khi có thể tự lật người lại thì nên thử dùng hai tay tì vào nệm, để giúp cơ thể nằm thẳng trên giường, hoặc di chuyển lên xuống (di chuyển từ đầu giường đến cuối giường)
Bước 3: dùng tay để đỡ lưng, chân, ngồi dậy. Sau khi di chuyển được cơ thể, cho thấy tay có được một phần sức lực, có thể thử dùng tay đỡ lưng chân để ngồi thẳng dậy.
Bước 4: dùng tay để giúp cơ thể lắc qua trái hoặc phải. Giơ tay ra, đan chéo 2 tay sang trái hoặc phải, giúp cơ thể lắc qua 2 bên. Các nghiên cứu y khoa nước ngoài cho thấy: nếu muốn giúp người bệnh phục hồi chức năng cánh tay, cần phải ép cánh tay hoạt động ít nhất 800 lần mới có thể phục hồi chức năng điều khiển ngón tay, cánh tay của thần kinh não đã bị tổn thương khi đột quỵ.

18. Vì sao ăn chay dễ gây ra xuất huyết não?

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não của người lớn tuổi thích ăn thịt cao hơn rõ rệt so với người ăn chay. Tuy nhiên, những người thuần ăn chay cũng gặp một mối nguy cơ khác. Có nghiên cứu cho thấy: so với những người ăn uống bình thường, nguy cơ đột quỵ của người ăn chay tăng gấp 2.3 lần, nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng 1.26 lần.

Nếu ăn chay trong thời gian dài và không vận động cơ thể thì con người dễ lọt vào nhóm có nguy cơ xuất huyết  não cao. Người ăn chay phải tăng cường Omega 3, và vitamin B12 trong thức ăn, nhằm ức chế những mối nguy cơ nếu ở trên. Omega 3 có trong cá biển sâu, các loại quả hạch, nguồn cung cấp vitamin B12 tốt nhất đến từ hải sản, trứng, các loại sữa bổ sung.

19. Chóng mặt và bất tỉnh khác nhau như thế nào?

Trong y học, đây là 2 khái niệm khác nhau. Chóng mặt là ảo giác về chuyển động của người bệnh, môi trường cảm giác chủ quan của họ (cửa, căn nhà, vv…) tự quay hoặc người bệnh đang quay, cộng thêm các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, rung giật nhãn cầu, nhức đầu, đứng không vững, vv…

Bất tỉnh là trạng thái mất ý thức đột ngột, tạm thời, do thiếu máu não đột ngột, thường kèm theo triệu chứng hạ huyết áp.

20. Vì sao bệnh ở tai của người già có thể dẫn đến chóng mặt?

Di Triệu – người phụ nữ hơn 60 tuổi – thường ngủ không ngon, có khi dì trở mình hoặc quay đầu bất ngờ thì lại cảm thấy mọi thứ quay quay trong vòng hơn 10 giây đến nửa phút, có cảm giác nếu quay qua hướng khác mới hết khó chịu. Sau khi đi khám thì được biết dì mắc bệnh sỏi thính giác.

Một viên sỏi nhỏ ở trong tại của dì đã di chuyển vị trí. Nếu viên sỏi trong tai di chuyển sẽ gây ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của cơ thể, gây chóng mặt. Bác Trương (65 tuổi) bị chảy mủ ở tại hơn 5 năm nay, bác thì bị nhức đầu kinh khủng. Sau này bệnh tiến triển làm bác bị sốt, nhức nửa đầu bên phải, cảm thấy mọi thứ quay quay khi nhìn. Qua kiểm tra cho thấy do bác bị viêm tai giữa nặng, lan vào tai trong làm chóng mặt.

Các chuyên gia chỉ rõ: chóng mặt là triệu chứng thi gặp ở người lớn tuổi, chóng mặt, nhìn thấy mọi thứ . quay, bước không vững, nặng đầu, chân nhẹ, kèm t buồn nôn, ù tai, hoa mắt, đổ mồ hôi, vv…Chóng mặt bà phát, tự biến mất sau vài giây hoặc vài phút, cũng có thể kéo dài.

Chóng mặt không chỉ là bệnh về hệ thần kinh, khoảng 3% người bị chóng mặt do nguyên nhân các bệnh ở tai. Người lớn tuổi bị viêm tai giữa hoặc bị nhiễm vi nào đó, nếu cơ quan cân bằng ở tại trong bị ảnh hưởne hoặc chèn ép động mạch tại trong, làm cho máu huyết không lưu thông, sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiền đình, gây chóng mặt.

21. Nguyên nhân gây ngất ở người lớn tuổi là gì?

Ngất xỉu là do não thiếu máu tạm thời bởi nhiều nguyên nhân, làm cho não mất ý thức đột ngột, trong một khoảng thời gian ngắn, y học gọi là syncope. Có 3 nguyên nhân chính gây ngất ở người lớn tuổi:
a) Ngất do tim; ngất xỉu do Cung lượng tim CO đột nhiên giảm hoặc tạm ngừng bởi bệnh lý tim mạch, nguyên nhân chủ yếu là do nhịp tim bất thường hoặc gây ra bởi các bệnh tim mạch. Ngất do tim thường gặp ở người lớn tuổi, kéo dài trong thời gian dài, rủi ro bệnh cao, những người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch cần được điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa, khi cần thiết có thể sử dụng máy tạo nhịp tim, cấy máy khử rung tim, vv…

b) Ngất do não: thường gặp ở người lớn tuổi, nguyên nhân thường thấy là do thiếu máu não tạm thời, ngất do cuống não, viêm động mạch Takayasu (Takaya su s Arteritis), vv… Cách phòng ngừa như sau: ngăn ngừa xơ cứng động mạch não, giảm co thắt mạch máu não, uống thuốc đều đặn, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

c) Ngất do hạ huyết áp tư thế đứng: thường gặp ở người lớn tuổi và những người nằm trên giường trong thời gian dài.

Dấu hiệu: sau khi đổi tư thế thường cảm thấy trước mắt tối sầm, ngất xỉu, vv…

Cách phòng ngừa: khi muốn đứng dậy phải từ từ thay đổi tư thế, hoặc dựa vào một nơi nào đó để đứng dậy, không nên ngồi xổm quá lâu.

22. Phải làm gì khi người trung niên, lớn tuổi bị hoa mắt?

Một số người trung niên, lớn tuổi đã từng bị nhức đầu, hoa mắt, mất cảm giác một bên chi, trong y học gọi hiện tượng này là thiếu máu cục bộ não thoáng qua, nguyên nhân là do xơ vữa động mạch cảnh. Xơ vữa động mạch cảnh thường gặp ở nam giới trên 40 tuổi và nữ giới mãn kinh, là một phần dấu hiệu của xơ vữa động mạch toàn thân, nếu bệnh tình tiến triển xấu hơn có thể sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng của liệt nửa người vĩnh viễn.

Vì vậy, nếu người lớn tuổi thường xuyên bị chóng mặt thoáng qua, hoặc bị hoa mắt, cần đưa đến bệnh viện để siêu âm doppler động mạch cảnh. Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán xơ vữa động mạch, cần phải theo chỉ định của bác sĩ để sử dụng các loại thuốc làm giãn nở mạch máu, điều chỉnh lipid máu, kháng tiểu cầu, hoà tan huyết khối, thuốc chống đông, v.v…dần cá nhân hoá thuốc điều trị.

Để ngăn ngừa huyết khối, có thể dùng aspirin với liều lượng khoảng 75. 100 miligam, 1 lần/ngày. Đồng thời có thể dùng statins 18 hạ lipid máu, statins có tác dụng cải thiện nội mô, kháng viêm, ổn định mảng xơ vữa.

23. Bệnh Parkinson có những triệu chứng đi kèm nào?

Người bệnh Parkinson thường có 4 triệu chứng đi kèm như sau:
a) Khó nuốt thức ăn: khi người bệnh nuốt đồ ăn, không chỉ nuốt và ăn chậm, mà còn hay bị ho khi nuốt thức ăn, triệu chứng này thể hiện rõ nhất vào giai đoạn sau của bệnh Parkinson

b) Táo bón: để ngừa táo bón do Parkinson, cần khuyến khích người bệnh ăn rau cải chứa chất xơ, vận động
nhiều, uống nhiều nước và không lạm dụng thuốc

c) Đổ nhiều mồ hôi: ra mồ hôi bất kể thời tiết, tinh thần kích động, đổ mồi hôi như tắm khi hoạt động
hết sức

d) Rối loạn chức năng bàng quang: dấu hiệu nằm ở việc đi tiểu thường xuyên, tiểu gắt, đi tiểu đêm nhiều, ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí tè dầm ban đêm, đi tiểu không kiểm soát, tiểu tiện không hết nước, tương tự như viêm bàng quang niệu đạo cấp tính.

24. Người mắc bệnh Parkinson phải tập dáng đi như thế nào?

Khi bệnh Parkinson tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ bị cứng người, ảnh hưởng đến việc đi đứng. Vì vậy, người mắc bệnh Parkinson cần tập một số bài tập về dáng đi. Mỗi ngày, người bệnh cần có kế hoạch tập luyện đứng thẳng, bước nâng cao đùi, bước về phía trước, phía sau để di chuyển trọng tâm, vv… Khi bước đi, có thể đánh dấu trên mặt sàn để điều chỉnh sải chân.

Nếu đi bước nhỏ, có thể mang loại giày mà gót có lực ma sát lớn. 25. Làm thế nào để bảo đảm giấc ngủ cho người mắc bệnh Parkinson? Người mắc bệnh Parkinson từ 60-90% thường gặp trở ngại về giấc ngủ, khi ngủ vào ban đêm thường đi tiểu nhiều, có một số người còn phát bệnh Parkinson trong khi ngủ, dẫn đến không đảm bảo chất lượng giấc ngủ.

Còn vào ban ngày, do tác dụng của thuốc, người bệnh thường có triệu chứng tinh thần lãnh đạm (apathetic), ngủ ngày (Hypersomnia).
Đối với những người mắc bệnh Parkinson thức đêm ngủ ngày, điều cần làm trước tiên là phải điều chỉnh trạng thái tâm lý, chú ý luyện tập thói quen ngủ đúng giờ giấc, còn đối với những bệnh nhân đi tiểu đêm nhiều, cần uống  ít nước và đi tiểu sạch nước trước khi đi ngủ, đặc biệt là cần điều chỉnh lại lượng thuốc và thời gian uống thuốc của người bệnh.

Xem Ngay  21+ Cách dùng thuốc Đông y để điều trị các bệnh về đường hô hấp

Đối với những loại thuốc sẽ gây mít ngủ nếu thời gian uống thuốc cách giờ đi ngủ quả gìn, tốt nhất là nên đổi giờ uống thuốc qua buổi sáng hoặc giảm liều  lượng thuốc. Đối với người bệnh bị mất ngủ do khó trở người, bị đau do co giật, trước khi đi ngủ có thể tăng thêm 1 lượng nhỏ Dopamine để được ngủ tròn giấc. Với hiện tượng ngủ ngày (Hypersomnia) hoặc chứng ngủ rù (Narcolepsy), cần chú ý điều chỉnh Dopaming thụ thể agonist (Dopamine receptor agonist).

Ngoài ra, đối với người bệnh mắc bệnh trong thời gian dài, đã có hiện tượng lớn thuốc, có thể cải thiện giấc ngủ rõ rệt bằng cách thực hiện phương pháp bào mòn bằng sóng siêu âm.

26. Vì sao việc thường xuyên tập nuốt có thể giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Khó nuốt là một trong những biểu hiện hoặc triệu chứng của bệnh Parkinson, nếu nhẹ thì sẽ bị sặc khi uống nước, nặng thì bị nghẹt thở, thậm chí tử vong. Trong thời gian ngắn, triệu chứng này sẽ làm giảm chất lượng sống của người bệnh, gây khó khăn khi uống thuốc, ăn, làm cho người bệnh thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian dài, người bệnh sẽ bị viêm phổi do hít dịch (Aspiration pneumonia), thậm chí tử vong.

Bài tập phục hồi chức năng là các phương pháp đã được công nhận ở trong và ngoài nước, bao gồm:
a) Tập nuốt không khí: dùng tay đỡ lấy cơ thể, ngửa người lên, tập nuốt nhiều lần, mỗi lần từ 5-10 phút

b) Bài tập thở chúm môi: chúm môi lại như thổi sáo, hít thở nhanh trong 2 giây, thở chậm trong 5-6 giây

c) Tập ăn: chọn thức ăn dễ nhai và dễ tiêu hoá, nuốt tuỳ theo khả năng của người bệnh, bắt đầu nuốt từ 3-4 ml thức ăn, sau đó tăng liều lượng thích hợp, ngồi nguyên vị trí trong 15 phút sau khi ăn.

27. Chữa trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối như thế nào?

Có một số người bệnh Parkinson khi vừa bắt đầu uống thuốc đã chọn thuốc loại thuốc có hiệu quả chữa trị cao nhất – Dopamine Preparation, tuy rằng loại thuốc này có hiệu quả rất rõ, tuy nhiên các tác dụng phụ của thuốc sẽ xuất hiện sớm hơn.

Vì vậy, đối với những người trẻ, mắc bệnh Parkinson giai đoạn đầu, nên chọn Dopamine receptor agonist, thuốc này sẽ hoãn thời gian xuất hiện tác dụng phụ của thuốc; còn đối với những bệnh nhân lớn tuổi hơn, mắc bệnh trong giai đoạn đầu, có thể dùng thuốc Dopamine. Khi dùng thuốc, nên uống thuốc liều thấp, sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.

Khi bệnh đến giai đoạn giữa và cuối, cho dù người bệnh đã sử dụng liều lượng cao, nhưng hiệu quả chữa trị vẫn không được như ý muốn, lúc này cần xem xét đến việc chữa trị ngoại khoa. Thiết bị kích thích não là thành tựu lớn nhất về chữa trị bệnh Parkinson trong vòng 40 năm nay, đây cũng là phương pháp chữa trị ngoại khoa tốt nhất cho tới thời điểm hiện tại.

Khi phẫu thuật, kích thích dòng điện trực tiếp xuyên xương sọ, đặt máy phát xung dưới da ngực, máy phát xung phát ra xung điện kích thích, truyền gửi các tín hiệu điện đến não thông qua dây dẫn, ức chế thần kinh phóng điện bất thường, giúp loại bỏ triệu chứng bệnh. Chữa trị bằng thiết bị kích thích não không huỷ hoại tổ chức não, nhưng chi phí bỏ ra rất lớn. Pin của thiết bị kích thích não phải đổi bộ phát xung mới sau khoảng 6 năm, chỉ cần thay pin ở mô dưới da ngực là được.

28. Người bệnh Parkinson cần cảnh giác khi xuất hiện những triệu chứng đặc trưng nào?

Rất nhiều người biết rằng: người mắc bệnh Parkinson thường run rẩy, vận động khó khăn. Thật ra, họ còn sẽ có các triệu chứng đặc trưng như:
a) Da mặt nhờn, nhiều mồ hôi. Khoảng 70-80% người mắc bệnh Parkinson gặp khó khăn về chức năng hệ thần kinh tự chủ ở một mức độ nhất định, thể hiện ở việc tăng tiết bã nhờn, ra nhiều mồ hôi, vv… trán của người bệnh lúc nào cũng bóng nhờn

b) Chảy nước dãi. Rất nhiều người mắc bệnh Parkinson thường có tình trạng chảy nước dãi, những người bị bệnh nặng còn cần có một người khác cầm khăn tay để giúp lau nước dãi

c) Đau nhức người. Các bệnh nhân Parkinson đều gặp tình trạng đau người. Họ thường đau ở nhiều nơi, thường gặp nhất là đau vai và cổ, đau đầu, đau lưng, cũng có thể bị đau cánh tay hoặc đau chân, tê cứng cơ bắp cục bộ là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau này

d) Triệu chứng kích thích bàng quang. Một số bệnh nhân Parkinson phải đi vệ sinh rất nhiều lần trong ngày, đặc biệt là thường đi tiểu đêm, vì vậy mà họ bị mất ngủ, phương pháp điều trị bệnh Parkinson sẽ giúp cải thiện triệu chứng ở bàng quang. Ngoài các triệu chứng phi vận động kể trên, thoái hoá khứu giác và táo bón cũng là những triệu chứng của Parkinson thời kỳ đầu.

29. Bệnh nhân Parkinson tập luyện tay chân như thế nào?

Người bệnh Parkinson cần cố gắng thực hiện một số bài tập chân tay trong nhà. Mỗi ngày, người bệnh cần có kế hoạch tập luyện đứng thẳng bước nâng cao đùi, ngồi trên ghế xen kẽ mắt cá chân trái và phải, bước về phía trước, phía sau để di chuyển trọng tâm, vv… Khi bước đi, có thể đánh dấu trên mặt sàn để điều chỉnh sải chân. Cũng có thể đặt vật cản cao từ 5-7.5 cm ở trước mặt để người bệnh bước qua.

30. Giúp thuyên giảm bệnh Parkinson bằng cách tập luyện vùng có như thế nào?

Vùng cổ của người bệnh Parkinson quá căng, thường đưa ra phía trước, cổ cứng, đau đớn không chịu được. Nếu như không để ý đến việc vận động và phục hồi vùng cổ, tư thế bất thường ở vùng cổ càng trầm trọng thêm, chứng gà lưng ở người bệnh cũng nặng hơn.

Vì vậy, người bệnh Parkinson phải thường xuyên tập luyện vùng cổ. Người bệnh ngứa đầu ra phía sau, mắt nhìn lên trần nhà trong vòng 5 giây, sau đó cúi đầu xuống, hàm dưới cố chạm đến ngực; quay đầu qua phải, nhìn về phía bên phải trong 5 giây, sau đó quay qua trái; quay mặt chầm chậm sang vai trái (phải), thử chạm hàm dưới vào ngực; quay chầm chậm để đầu chạm vào vai trái (phải), cố chạm tại vào vai; đưa hàm dưới ra phía trước trong vòng 5 giây, sau đó co lại trong 5 giây.

Do người bệnh Parkinson thường là người lớn tuổi, thường kèm theo bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nên khi tập luyện cần tập theo từng bước, dần dần nâng nhịp tập luyện, thực hiện động tác chậm và nhẹ nhàng.

31. Thường xuyên đạp xe đạp có tác dụng gì đối với người bệnh Parkinson?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy: đạp xe đạp có thể cải thiện khả năng phối hợp cơ thể và khả năng giữ thăng
bằng của người bệnh Parkinson.  Tiến sĩ Jay L. Alberts và các đồng sự thuộc Viện Nghia cứu Lerner bệnh viện Cleveland (Lena Institute Cleveland Clinic) đã thực hiện chụp quét não trên 2, người bệnh Parkinson. Những người bệnh này đạp xe đạp 3 lần mỗi tuần, kéo dài trong vòng 2 tháng.

Một số người tham gia đạp xe đạp theo nhịp của mình, những người khác đạp xe đạp theo với tốc độ nhanh, với bài tập mang tính bắt buộc. Kết quả cho thấy: đạp xe đạp (đặc biệt là gắng sức đạp xe) có thể cải thiện hoạt động ở vùng não có liên quan đến vận động cơ thể.

32. Mắt bị giật có phải là dấu hiệu cảnh báo Parkinson thời kỳ đầu hay không?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy: mắt bị giật có thể được xem là dấu hiệu cảnh báo bệnh Parkinson thời kỳ đầu. Những nhà nghiên cứu ở Trung tâm nghiên cứu bệnh Parkinson Đông Nam Virginia-Mỹ cho biết: phát hiện chính xác các chuyển động mắt có thể cung cấp một biện pháp đơn giản để chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson, tính chính xác này ưu việt hơn các đánh giá lâm sàng khác.

33. Viết chữ càng lúc càng nhỏ là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh Parkinson là khi trạng thái nghỉ phần chi dưới run lên, vào thời kỳ đầu của bệnh, người bệnh bị run nhẹ ở một bên tay, sau đó sẽ tiến triển làm run chân cùng bên, phần chi ở bên còn lại cũng run theo nhịp khi ở trạng thái nghỉ; vào thời kỳ đầu, khi thay đổi vị trí hoặc vận động cơ thể, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm hoặc biến mất. Thông thường thì triệu chứng run sẽ gia tăng theo các thay đổi về cảm xúc của người bệnh.

Ngoài ra, một triệu chứng rõ ràng khác cuả bệnh Parkinson thời kỳ đầu là người bệnh trở nên chậm chạp khi thực hiện các động tác cần sự tỉ mỉ, ví dụ như buộc dây giày, cài cúc áo, vv… chậm hơn bình thường, thậm chí không thể thực hiện các động tác này; khó trở người, thậm chí phải bước nhiều bước nhỏ mới có thể thay đổi được vị trí người lớn tuổi viết chữ không còn có lực như lúc trẻ, chữ viết bắt đầu xiên vẹo, chữ càng lúc càng nhỏ, y học gọi là chứng viết chữ nhỏ. Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, cần lưu ý xem người bệnh có mắc bệnh Parkinson hay không.

34. Thường gãi đầu có ngăn được bệnh Alzheimer không?

Hiện nay, Trung Quốc có trên 5 triệu người mắc bệnh Alzheimer, trong đó trung bình mỗi năm có 300 nghìn bệnh nhân mới. Bệnh Alzheimer, nhất là bệnh sa sút trí tuệ mạch máu (Vascular dementia) thường phát bệnh vào mùa xuân hè. Vào thời gian này, thường xuyên dùng tay gãi đầu sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu não, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Cách thực hiện: 10 ngón tay chụm lại thành hình cái cào, chải từ chân tóc ở trán ra phía sau, chải đến huyệt Thần đình (Ở sau chân tóc trán 0, 5 inch), huyệt Bách hội, v.v…đến xương châm thì chải hướng xuống dưới, ấn 10 ngón tay lên đốt sống cổ, xoa quanh 2 bên cổ, xoa đến yết hầu là kết thúc động tác. Lòng bàn tay xoa tại 50 lần, thực hiện liên tiếp trong 10 lần.

35. Bệnh Alzheimer và béo phì dư cân có liên quan với nhau không?

Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện: nhóm người béo phì dễ mắc bệnh Alzheimer. Tổ chức não của người béo phì trung bình ít hơn 8% so với người có cân nặng bình thường. Tổ chức não của người thừa cân trung bình ít hơn 4% so với người có cân nặng bình thường.

Tổn thương ở tổ chức não của người béo phí chủ yếu ở thuỳ trán và thuỳ thái dương, đây là bộ phận quan trọng để lên kế hoạch và ghi nhớ. Sau 60 tuổi, não của người bình thường sẽ suy giảm 0,5% mỗi năm, đối với người béo phì và ngủ không đủ giấc thì tốc độ này sẽ nhanh hơn.

36. Liệu pháp hài hước có thể giúp phòng và trị bệnh Alzheimer hay không?

Nghiên cứu mới nhất cho rằng: liệu pháp hài hước có ứng dụng rộng rãi tương tự như việc chữa trị bằng thuốc, đặc biệt là khi chữa trị cho người mắc bệnh Alzheimer, có thể tránh được các tác dụng phụ của thuốc. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: hạng mục nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởng của liệu pháp hài hước đến cảm xúc người bệnh.

Kết quả cho thấy: so sánh với người bệnh chỉ sử dụng thuốc chống loạn thần thì liệu pháp tiếng cười có thể giảm 20% tình trạng lo âu. Trong 12 tuần thực hiện nghiên cứu này, bệnh nhân đều xuất hiện hành vi hạnh phúc và tích cực, mỗi khi bác sĩ ngưng liệu pháp hài hước, những cảm giác này lập tức biến mất.

Chuyên gia khuyên rằng: nếu trong gia đình có người mắc bệnh Alzheimer, người nhà phải tìm mọi cách để giúp
người bệnh vui vẻ, ví dụ như kể chuyện cười, thực hiện các động tác hài hước, vv… điều này có hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng thuốc chữa bệnh.

37. Tập chính tả có thể giúp phòng tránh bệnh Alzheimer hay không?

Người già có thể tập luyện trí não, tăng cường não, ngăn ngừa Alzheimer bằng cách viết chính tả. Khi viết chính tả, cần dùng trí nhớ ngắn hạn (để nhớ nội dung vừa nghe), trí nhớ dài hạn (hồi ức lại những ký ức đã được học ( trước kia), thính lực, phản ứng não, 2 tay, vv… điều này rất có lợi cho việc tập luyện não, nếu kiên trì trong thời gian dài có thể giúp ngăn ngừa thoái hoá chức năng não, phòng tránh bệnh Alzheimer.
Cách thực hiện như sau: nghe một đoạn nội dung mà mình thích (tin tức, phim truyện, đánh giá sách, phát thanh, bài hát, vv…), có thể bắt đầu hàng những tiết mục có tốc độ chậm, nội dung đơn giản. Cố gắng viết ra những điều mình nghe thấy, nếu viết không đầy đủ cũng không thành vấn đề. Bắt đầu luyện trong 10 phút, mỗi ngày tập 1-2 lần. Tốc độ viết chính tả và nội dung được tăng dần độ khó sau khi có thể viết lại toàn bộ nội dung nghe được.

38. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh Alzheimer?

Các chuyên gia cho rằng: người trung niên và lớn tuổi thường xuyên hoạt động các khớp ngón tay, kích thích ngón tay có lợi cho việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Nếu có thể lắc lư ngón tay mỗi ngày, cải thiện tuần hoàn máu ở tay, sẽ có ích cho lưu thông máu não, vừa tốt cho não mà còn giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer. Có thể kể đến các động tác đơn giản, dễ thực hiện như sau:
a) Gập ngón tay út vào trong, sau đó kéo thẳng ra sau co duỗi như vậy 10 lần

b) Ấn ngón tay út lên mặt bàn, dùng tay kích thích ngón út nhiều lần

c) Đan xen 10 ngón tay vào nhau, sau đó kéo mạnh ra

d) Kích thích lòng bàn tay, mỗi lần cấu vào tay 20 lần

e) Thường xuyên chà xát đỉnh ngón tay giữa, mỗi lần 3 phút

Mỗi ngày có thể luân phiên thực hiện 2 hoặc 3 phương pháp kể trên, đồng thời phải tận dụng mọi cơ hội để hoạt động ở ngón tay.

39. Vì sao những người tự ý thức sức khoẻ kém lại dễ mắc bệnh Alzheimer?

Một nghiên cứu của Pháp cho thấy: những người tự cho rằng mình có sức khoẻ kém hoặc những người có sức khoẻ bình thường có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Khi vừa bắt đầu nghiên cứu, nghiên cứu viên yêu cầu 8169 người lớn tuổi trên 65 tuổi tự nhận xét về tình trạng sức khoẻ của mình, sau đó các nhà nghiên cứu đã theo dõi, khảo sát những người này trong suốt 7 năm trời, trong đó có 618 người mắc bệnh Alzheimer.

Sau đó các nhà nghiên cứu đã phát hiện: những người lớn tuổi ban đầu tự nhận xét mình có sức khoẻ kém và sức khoẻ bình thường có tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer tăng lần lượt 70% và 34%. Nghiên cứu còn phát hiện: đối với nhóm người không có bất kỳ vấn đề gì về nhận thức, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer 0 người tự nhận xét rằng mình có sức khoẻ kém gấp gần 4 lần so với người tự nhận xét mình có sức khoẻ tốt.

Chuyên gia cho biết: những người tự nhận xét mình có sức khoẻ kém có thái độ sống tiêu cực hơn, hành vi giao tiếp xã hội hạn chế, còn những người có giao tiếp xã hội rộng, tham gia nhiều hoạt động xã hội sẽ có lợi trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

40. Tự chẩn đoán bệnh Alzheimer như thế nào?

Sàng lọc ban đầu bệnh Alzheimer không thể thiếu được sự phát hiện sớm từ người nhà bệnh nhân, có 3 yếu tố cơ bản để chẩn đoán bệnh Alzheimer:
a) Giảm năng lực nhận thức, suy giảm trí nhớ, đặc biệt là hay quên những sự kiện xảy ra gần đây, có một số người có triệu chứng lặp lại công việc đã làm trước đó, sau khi được người khác nhắc nhở vẫn không thể nhớ ra mình đã làm việc gì

b) Giảm khả năng học tập, khó học những kiến thức mới, có lỗ hổng ngôn ngữ, ngại nói chuyện, tốc độ
nói chậm

c) Năng lực thực hiện giảm, không biết làm gì sau khi nhận yêu cầu từ người khác, không nghĩ ra tên gọi của các vật dụng thường thấy như máy ảnh, vv… nhận diện sai khuôn mặt, không nhận ra những người thân thuộc; thay đổi tính cách, đột nhiên nhặt ra bỏ trong nhà không rõ nguyên nhân, hoặc nghi ngờ người khác sẽ trộm đồ đạc của mình, vv…

41. Đánh bóng bàn có lợi ích gì trong điều trị bệnh Alzheimer?

Betty Stein-92 tuổi, với kiểu tóc hợp thời trang, ăn mặc hợp mốt, nhưng càng ngày càng ít nói, không biết là do  bệnh Alzheimer hay là do trầm cảm. Nhưng từ khi bà bắt đầu học đánh bóng bàn, tình trạng trên đã được cải thiện.
Người sáng lập Trung tâm bóng bàn Los Angeles phát biểu: đánh bóng bàn có lợi trong việc nâng cao sự lanh le, khả năng giữ thăng bằng, và khả năng phối hợp của người bệnh, giảm nguy cơ do bệnh Alzheimer mang lại. Ngoài ra, đánh bóng bàn còn giúp người bệnh kết thêm bạn, mang lại cơ hội kết giao xã hội, giảm thiểu hoặc xoá bỏ cảm giác trầm cảm do cô đơn.

Xem Ngay  Lá Tía tô : Tác dụng và Tác hại khi sử dụng bạn nên biết

Nhà nghiên cứu Nhật Bản cho rằng: đánh bóng bàn còn có tác dụng trị liệu cho người mắc bệnh Alzheimer thời kỳ đầu. Nghiên cứu cho thấy: người bệnh Alzheimer thời kỳ đầu đánh bóng bàn giúp luyện tập não nhiều hơn. Sau khi đánh bóng bàn, người bệnh có năng lượng mạnh mẽ hơn, nói nhiều hơn, tốc độ đi cũng nhanh hơn. Do đó, người sáng lập Bệnh viện Alzheimer thuộc đại học UCLA Mỹ đề nghị: người lớn tuổi nên thường xuyên thực hiện các hoạt động như cưỡi ngựa, đàn piano, đánh bóng bàn, v.v… để tập luyện não, giúp thuyên giảm bệnh Alzheimer.
42. Làm thế nào để làm chậm quá trình lão hoá não?

Từ 9 giờ sáng đến 1 giờ trưa là khoảng thời gian minh mẫn nhất của cơ thể, não bộ hoạt động hiệu quả nhất trong ngày. Trong thời điểm vàng này, người lớn tuổi nên vận động ít nhất 1 giờ đồng hồ, động não ít nhất 15 phút. Động não chính là việc suy nghĩ tích cực. Có thể lấy 15 phút trong thời gian nghỉ ngơi để làm vài câu đố động não, huy động tiềm năng của não bộ.

Buổi chiều là khoảng thời gian cơ thể phải tiêu hao lượng lớn thức ăn đã dung nạp vào cơ thể, ruột non đã hấp thu gần hết dinh dưỡng trong thức ăn, đưa vào máu. Lúc này nên uống một cốc nước để pha loãng mãu, nhằm giúp bảo vệ mạch máu. Những người phải ngồi lâu nên đứng dậy vặn mình, massage ngực theo vòng tròn, để giúp hấp thụ lượng nước đã uống, ngăn ngừa táo bón. Ngoài việc giúp đưa nước vào cơ thể, còn có thể lấy khăn ấm lau mặt, giảm mệt mỏi cho cơ thể.

43. “Ăn uống quá mức, dễ mắc bệnh Alzheimer khi về già” có chính xác hay không?

Nghiên cứu phát hiện: việc ăn uống quá độ sẽ làm gia tăng nguy cơ tổn thương trí nhớ của người lớn tuổi.
Muốn bảo vệ não, chống thoái hoá trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimer có mối liên hệ mật thiết với thói quen ăn uống hợp lý khi còn trẻ tuổi. Nguyên nhân cụ thể của vấn đề này vẫn cần một nghiên cứu chuyên sâu hơn chứng minh.

Tuy nhiên, có giải thích cho rằng: thời trẻ nếu ăn uống quá độ rất dễ tăng tỉ lệ gây béo phì, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường type II, vv…những bệnh này làm tăng các chứng viêm trong cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe não, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

44. Làm thế nào để điều chỉnh rối loạn chức năng ngủ?

Nếu bạn thường xuyên ngủ không tỉnh, rất có thể bạn gặp vấn đề về rối loạn chức năng ngủ. | Rối loạn chức năng ngủ thường được gọi là Hội chứng ngủ trễ (delayed sleep-phase disorder), tức là chế độ ngủ trong cơ thể con người muốn hơn 2 giờ đồng hồ (hoặc hơn) so với chế độ ngủ thông thường, làm thay đổi nhip sinh học, thường thì những người này sẽ ngủ trễ dậy trẻ Rất nhiều người bị hội chứng ngủ trễ ngộ nhận họ đang bị mất ngủ; trên thực tế, các triệu chứng của người mắc hội chứng này hoàn toàn không giống người bị mất ngủ.

Người mất ngủ thường khó ngủ, hoặc khó giữ trạng thái ngủ sâu, hoặc có cả 2 triệu chứng trên; còn người mắc hội chứng ngủ trễ chị bị khó ngủ, khi họ đã ngủ thì sẽ ngủ sâu, không dây, họ chỉ thức dậy vào trưa hoặc chiều ngày hôm sau. Một nghiên cứu khác cho thấy: môi trường cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của con người. Nếu con người không tiếp xúc đủ ánh sáng mặt trời vào ban ngày, hoặc nếu tiếp xúc quá nhiều ánh sáng mặt trời vào buổi chiều tối thì sẽ bị đảo lộn nhịp sinh học. Do đó, nên phơi nắng thích hợp vào ban ngày để bảo đảm giấc ngủ.

45. Người lớn tuổi chạy bộ vào ban đêm có lợi cho giấc ngủ hay không?

Việc giảm chất lượng giấc ngủ làm cho người lớn tuổi bị đau đầu, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra mất ngủ. Những người lớn tuổi gặp triệu chứng này có thể thử chạy bộ vào ban đêm để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Người lớn tuổi có thể chạy bộ buổi tối 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30-60 phút, tốt nhất là chạy trước khi ngủ khoảng 30-40 phút mỗi ngày, để cơ thể cơ thời gian hồi phục, tránh tình trạng thần kinh hưng phấn quá độ, ngược lại làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cường độ tập luyện có thể dựa vào cảm giác của cơ thể, ví dụ như khi chạy bộ có thê trò chuyện với người khác, hoặc khi cơ thể ra mồ hôi nhé.

Người lớn tuổi ít tập thể dục có thể bắt đầu bằng việc đi bộ vào buổi tối, mỗi ngày đi bộ 20 phút trong tuần đầu tiên, sang tuần thứ 2 nâng lên 25 phút, tuần thứ 3 nâng lên 30 phút, tuần thứ 4 có thể bắt đầu chạy bộ, tuần thứ 5 chia thời gian đi bộ, % thời gian chạy bộ, sau đó nâng dần lên chạy bộ cả buổi.

46. Làm thế nào để giải toả chứng mất ngủ, cáu gắt ở người lớn tuổi?

Không ít người già bị mất ngủ, cáu gắt vào mùa đông, uống nước ép rau mùi tây sẽ giúp giải toả tình trạng này.
Lấy 4-5 gốc rễ rau mùi tây rửa sạch, băm nhỏ, sau đó thêm vào 1500 ml nước, nấu sôi trên lửa lớn, sau đó nấu bằng lửa nhỏ cho đến khi nước sắt lại còn 500 ml, uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 lần trong vòng 2 tuần liên tiếp.

47. Ngâm chân bằng nước vỏ cam có hiệu quả chữa chứng mất ngủ hay không?

Mẹ tôi bị mất ngủ, bà dùng nước ấm ngâm chân mỗi tối, một đêm nọ, sau khi bà vừa đổ nước ấm 40-45°C vào trong thau ngâm chân thì đứa con gái 3 tuổi của tôi bỏ 1 miếng vỏ cam vào trong thau nước, tôi muốn lấy nó ra nhưng con gái tôi không chịu, mẹ tôi cứ thế ngâm chân vào nước vỏ cam trong vòng 30 phút, không ngờ tối hôm ấy bà lại ngủ ngon hơn thường ngày.

Thế là hàng đêm mẹ tôi đều bỏ vỏ cam vào nước ấm để ngâm chân trong hơn 20 ngày liên tục, chất lượng giấc ngủ được cải thiện rõ rệt, không chỉ ngủ sâu mà còn ngủ lâu hơn lúc trước 1 giờ đồng hồ. Khi mẹ tối và hàng xóm nói về chuyện này, đều bảo rằng: “Không ngờ hành động vô ý của trẻ con lại giúp chúng ta có thêm một cách chữa bệnh”.

48. Làm thế nào để an thần, hỗ trợ giấc ngủ bằng cách “cho ngón tay đi bộ”?

Phải làm thế nào khi bị chứng mất ngủ? Có thể học cách “cho ngón tay đi bộ” để giải toả chứng mất ngủ, cách này vừa mới mà lại thú vị, đáng để thử một lần.
Theo Đông y, ngón tay và kinh mạch tương thông với nhau, hoạt động ngón tay theo nhiều hướng không chỉ đả thông kinh mạch, mà còn giúp não hoạt động tích cực. Cách thực hiện như sau: trước khi ngủ, dùng ngón tay viết chữ “Nhất” lên mặt bàn, hoặc cũng có thể viết chữ “Mễ”, chữ “S”, vẽ ngôi sao năm cánh, chữ S, vv… Mỗi lần tập 10 phút, giúp tăng lưu lượng máu não, thúc đẩy giấc ngủ, an thần.

49. Phải làm sao khi bị mất ngủ kinh niên?

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. Khi chẩn đoán trong phòng khám, rất dễ bắt gặp người bị mất ngủ kèm theo chứng lo âu, trầm cảm. Mất ngủ kéo dài sẽ gây ra các cảm xúc tiêu cực như lo âu, trầm cảm, vv…lo âu, trầm cảm làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ. Nếu chỉ đơn thuần chữa trị chứng mất ngủ, bỏ qua sự chữa trị chứng lo lâu, trầm cảm thì hiệu quả chữa trị sẽ bị giảm sút.

50. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh mất ngủ có liên quan đến lo âu, trầm cảm hay không?

Có thể dựa vào các đặc trưng của bệnh để chẩn đoán. Ví dụ: đặc trưng của rối loạn lo âu lan tỏa là người bệnh cảm thấy lo lắng đối với rất nhiều sự việc, cho rằng không thể khống chế được những lo lắng đó. Rối loạn căng thẳng sau chấn thương xảy ra sau khi chịu đựng hoặc đối đầu với áp lực to lớn.

Biểu hiện chủ yếu của trầm cảm là người bệnh ở trong trạng thái cảm xúc cực kỳ chán nản trong thời gian dài, mất hứng thú đối với những hoạt động yêu thích trước đó, cho rằng cuộc đời mình vô giá trị, thường mang cảm giác có tội cực độ, mang cảm giác hối tiếc, cảm giác bất lực, tuyệt vọng và xem thuờng bản thân.

Đối với những bệnh nhân mất ngủ như thế này, nếu dùng thuốc ngủ trước khi ngủ mà vẫn không đạt hiệu quả như mong muốn, có thể dùng thêm thuốc chống lo âu (Antianxiety) vào ban ngày.

51. Xoa đầu vào buổi tối có tác dụng gì?

Mất ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến người lớn tuổi, xoa đầu vào buổi tối có tác dụng hiệu quả trong việc giải toả chứng mất ngủ.
Cách làm cụ thể như sau: người lớn tuổi bị mất ngủ có thể dùng nước ấm ngâm chân trong vòng 30 phút trước khi đi ngủ, sau đó lau khô 2 chân, loại bỏ phiền nhiễu, ngồi yên 1 lúc. Sau đó rửa sạch 2 tay, dùng 2 bàn tay massage từ chân tóc phía trước ra mép da đầu, ra phía sau đầu, cũng có thể dùng móng tay xoa ra phía sau, tập trung ở vùng tóc 2 bên quai nón.

Phương pháp này tương tự như dùng lược chải từ trước ra sau, kích thích các huyệt ở da đầu. Tốt nhất là nên thực hiện 1 lần vào sáng (trước khi thức dậy), trưa (sau khi ngủ trưa), tối (trước khi đi ngủ), mỗi lần 50 cái. Phải cắt ngắn móng tay, nếu tóc quá nhiều có thể chải tóc ra phía sau.

52. Sau khi uống thuốc ngủ, vì sao phải ngồi một lúc khi thức dậy?

Uống thuốc ngủ với liều lượng phù hợp là một trong những biện pháp chữa bệnh mất ngủ hiệu quả, nhưng trong thời gian uống thuốc ngủ, đặc biệt là thuốc ngủ có tác dụng lâu dài, ví dụ như: Clonazepam, Flurazepam. v.v… nếu thức dậy giữa đêm, hoặc buổi sáng khi thức dậy phải lưu ý tránh bị té ngã, tốt nhất là nên ngồi một lúc trước khi thức dậy.

Thuốc ngủ có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, đặc biệt là đối với người lớn tuổi, do suy giảm hoạt tính giải độc đặc hiệu (Antidote), nên thường chịu ảnh hưởng từ thuốc ngủ nhiều hơn người trẻ tuổi. Ngoài ra, dùng thuốc ngủ trong thời gian dài dễ dẫn đến Rối loạn vận động muộn (Tardive dyskinesia-TD), khả năng giữ thăng bằng kém, dễ té ngã.

Cộng thêm việc buổi tối thiếu ánh sáng, não thiếu tỉnh táo sau khi uống thuốc, dễ gây ra các sự cố ngoài ý muốn. Vì vậy, nếu thức dậy giữa đêm, hoặc buổi sáng khi thức dậy phải ngồi một lúc trước khi xuống dưới; trong phòng ngủ nên hạn chế bày các vật cản như bàn ghế, để tránh té ngã; buổi tối nên ít uống nước, giảm số lần thức dậy giữa đêm.

53. Người ngủ không ngon luyện tập hít thở có ích gì không?

Đối với những người ngủ không ngon, vào mỗi đêm trước khi đi ngủ, nên nằm ngửa trên giường, theo nhịp hít thở bình thường, khi hít vào miệng phát ra chữ S trong tiếng Trung Quốc, đồng thời gập 1 bên chân (trái hoặc phải đều được), khi thở ra miệng phát ra chữ R trong tiếng Trung Quốc, giơ 1 chân ra, thực hiện liên tiếp 5 lần, sau đó đổi chân. Thực hiện bài tập này rất có lợi cho giấc ngủ.

54. Vitamnin B1 có thể chữa chứng mất ngủ hay không?

Các nhân tố tâm lý như lo âu, buồn bực khó chịu và khủng hoảng tinh thần, vv… sẽ gây ra các phản ứng tâm sinh lý cho con người, gây bất thường cho chức năng hệ thần kinh, gây khó khăn ở chức năng não, làm mất ngủ. Nghiên cứu mới nhất cho thấy: vitamin B1 có thể điều chỉnh rối loạn chức năng thần kinh tự chủ, giảm hưng phần vỏ não, có lợi cho giấc ngủ.

55. Vì sao phải thay đổi giữa các loại thuốc ngủ?

Các nghiên cứu trong và ngoài nước trong những năm gần đây đã chứng minh: cùng với sự kéo dài thời gian sử dụng thuốc ngủ, liều lượng sử dụng liên tục tăng lên, do vậy nhà nước đã có cách chính sác khống chế nghiêm ngặt liều lượng thuốc ngủ cho phép sử dụng.

Cần chú ý đến 3 nguyên tắc khi lựa chọn thuốc ngủ:

a) Ban đầu hãy chọn loại thuốc ngủ cho hiệu quả ngắn. Nói cách khác, loại thuốc này có tốc độ thải ra khỏi cơ thể nhanh, không ảnh hưởng đến ngày hôm sau. Tuy nhiên đối với những người mất ngủ lần đầu tiên, hoặc người thỉnh thoảng mới mất ngủ thì không nên sử dụng thuốc ngủ.

b) Bắt đầu bằng liều lượng nhỏ. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: sử dụng thuốc ngủ trong thời gian càng dài thì liều lượng càng lúc càng tăng, vì vậy cần khống chế liều lượng thuốc ngay từ ban đầu.

c) Thay đổi giữa các loại thuốc ngủ. Khi cần sử dụng thuốc ngủ, tốt nhất là nên thay đổi giữa 2 -3 loại thuốc với nhau, sau khi sử dụng 4-5 ngày thì tạm dừng uống thuốc, nếu cảm thấy tình trạng mất ngủ được cải thiện thì nên giảm dần số ngày sử dụng thuốc liên tục, giảm dần đến khi còn uống 1 nha. thuốc – nghỉ 1 ngày, uống 1 ngày thuốc nghỉ 2 ngày sau đó dùng uống thuốc hoàn toàn.

56. Vuốt lông mày, nắm bàn tay có thể chữa chứng khó chịu, mối ngủ hay không?

Khi thần kinh suy nhược, khó chịu mất ngủ, thậm chí là nhức đầu chóng mặt, có thể tranh thủ thời gian để vuốt lông mày, nắm bàn tay lại. Hai động tác này có thể giúp massage huyệt Toán trúc và huyệt Lao cung, có thể giải toả tâm lý khó chịu trong một mức độ nào đó.

Huyết Toán trúc nằm ở chỗ lõm đầu trong lông mày, về mặt lâm sàng, nếu massage huyệt này có thể giúp chữa trị chứng bệnh thường gặp như: đau đầu, nhức mỏi mắt, mắt sưng đỏ, nhìn không rõ, mỏi mắt, vv…Huyệt Lao cung nằm ở giữa lòng bàn tay, khi nắm bàn tay lại, đầu ngón tay giữa chạm vào giữa lòng bàn tay (nằm giữa xương ngón tay số 2 và số 3, chếch về phía xương ngón tay số 3).

Massage huyệt Lao cung giúp loại bỏ tấm hoả, an thần, về mặt lâm sàng có thể sử dụng để trị chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, vv… Sử dụng phương pháp chà xát để ấn huyết, ấn mỗi huyệt trong 5 phút, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. Với huyệt Lao cung cũng có thể dùng những vật có đầu tù như đầu bút để massage 2 bên tay.

57. Ấn huyệt đạo cung có thể giải toả chứng mất ngủ, hay nằm mơ không?

Huyệt Lao cung là huyệt thuộc Kinh thủ quyết âm tâm bào. Khi nắm bàn tay lại, ngón giữa tự động gập lại, đầu
ngón tay giữa chạm vào giữa lòng bàn tay, đó chính là huyệt Lao cung. Mỗi ngày có thể ấn huyệt này nhiều lần, giúp giáng hoả an thần. Những người hay lo lắng, tức giận, ngủ không được, thường hay nằm mơ cũng có thể ấn vào huyệt này.

Cách thực hiện: dùng sức để ấn huyệt Lao cung, đến khi có cảm giác đau, giữ yên trong vòng 2 phút.

58. Uống trà trị mất ngủ như thế nào?

Có một khoảng thời gian tôi thường mất ngủ về đêm, ban ngày cũng không có tinh thần làm việc, cơ thể bị suy nhước, sút cân, thường cảm thấy chóng mặt, ù tai hoa mắt, hơn nữa còn dễ nổi nóng, giảm hiệu suất làm việc.

Sau đó, một vị thầy thuốc Đông y hướng dẫn cho tôi mẹo chữa bệnh mất ngủ là uống trà câu kỷ tử vào buổi tối. Cách làm như sau: lấy 15 gram câu kỷ tử , 15 gram bá tử nhân, hoặc 10 gram ngũ vị tử ngâm trong nước sôi trong 5 phút sẽ có trà câu kỷ tử. Thử uống trong hơn 10 ngày sẽ không còn tình trạng mất ngủ nữa.

Trả lời