no comments

Top 40+ câu hỏi về các bệnh ở khoa nội tiêu hóa bạn cần biết

Mục Lục Bài Viết

Top 40+ câu hỏi về các bệnh ở khoa nội tiêu hóa của Phuc nguyen duong sẽ giúp bạn cũng như sức khỏe của mọi người xung quanh bạn rất nhiều. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1.Tại sao mắc bệnh đường tiêu hoá lại dẫn đến chứng đau lưng?

Sau khi phát hiện bị đau lưng nên xem xét đến khả năng có phải do mắc các loại bệnh về hệ tiêu hóa hay không, đối chiếu với các triệu chứng khác kết hợp với việc phân tích có thể sẽ phát hiện được sớm một bệnh nào đó thuộc hệ tiêu hóa, như vậy sẽ có được những biện pháp phòng trị ngay từ lúc đầu.

Thông thường, đau lưng ở phần trên của lưng, ngay sống lưng (4 – 7) thì có quan hệ rất lớn với những bệnh về thực quản, phổ biến là viêm loét thực quản, trở ngại về chức năng thực quản. Phát hiện đau lưng ở phần giữa lưng, ngay sống lưng (7 – 10), biểu hiện này có khả năng liên quan đến các bệnh về dạ dày, tá tràng, thường là loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày, viêm tá tràng giống như đau dạ dày.

Top 17+ câu hỏi về các bệnh khoa nội hô hấp cần lưu ý các điều sau:Tại sao phải kiểm tra chức năng phổi khi bị tức ngực, thở khò khè?, Tiếng thở của người già thay đổi cho biết điều gì?….

Nếu như đau lưng ở phần bên trái phía dưới của lưng thường là viêm tụy cấp tính giai đoạn cuối, viêm tụy mãn tính. Đau lưng ở phần bên phải và giữa phía dưới lưng là bệnh về gan mật.

2. Các chế phẩm Probiotics có thể trị tiêu chảy được không?

Thành phần của chế phẩm sinh học probiotic gồm vi khuẩn có lợi, nguồn thức ăn cho vi khuẩn có lợi, hợp sinh nguyên, hiện tại được ứng dụng nhiều chính là vi khuẩn có lợi. Chế phẩm sinh học probiotic thích hợp cho điều trị 4 loại bệnh của hệ tiêu hóa bao gồm:

a) Tiêu chảy: Có thể phòng ngừa và điều trị tiêu chảy.

b) Viêm ruột (IBD) gồm bệnh Crohn, viêm loét đại tràng

c) Hội chứng ruột kích thích (IBS).

d) Nhiễm vi khuẩn Hp (Helicobacterpylori).

Đối với một nhóm người đặc biệt suy giảm miễn dịch. sức đề kháng yếu, phải thận trọng khi sử dụng chế phẩm sinh học probiotic.

Ngoài ra khi sử dụng nên cảnh giác những phản ứng dị ứng, đặc biệt là những người bị dị ứng. Cách sử dụng đúng của chế phẩm sinh học probiotic là: sau khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm và kháng khuẩn thì dùng bổ trợ chế phẩm sinh học probiotic để khôi phục cân bằng hệ vi sinh vật.

Chế phẩm sinh học probiotic thường không được dùng cùng lúc với kháng sinh, thuốc kháng khuẩn, thuốc viên nén Charcoal, Albumine tannate, mi qin, nhôm hydroxide để tránh làm chết các chủng vi khuẩn làm giảm hiệu quả của các chế phẩm sinh học probiotic, nên dùng cách nhau hai giờ, không nên uống cúng với nước nóng, nên bảo quản ở ngăn mát trong tủ lạnh.

3. Nguyên nhân bị tiêu chảy nhiều lần vào mùa đông là gì?

Bệnh tiêu chảy vào mùa đông thường không được mọi người chú trọng. Vào mùa đông thường có nhóm Norovirus – virus gây dịch tiêu chảy, đặc điểm của chúng là không giống với nhóm vi khuẩn “sợ lạnh” khác, nên thường phát triển vào thời gian lạnh nhất trong năm, độ biệt dễ sinh sôi vào khoảng thời gian giữa Tết Tây và và tết Âm Lịch, và vào khoảng thời gian du lịch mùa đông.

Triệu chứng nhiễm virus rất giống với bị trúng thực do vi khuẩn vào mùa hè. Thời gian ủ bệnh rất ngắn, phần lớn phát bệnh trong khoảng từ 24 đến 48 giờ đồng hồ, người bệnh thường có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, đau co giật bụng, tiêu chảy, phân lỏng như nước, không có mủ máu. ở một số bệnh nhân còn có triệu chứng nhức đầu và sốt nhẹ.

Đa số người bệnh không cần điều trị sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày, tuy nhiên khi người bệnh là người lớn tuổi sức khoẻ yếu thì có thể bị mất nước hoặc gặp phải những triệu chứng khác, thậm chí dẫn đến tử vong.  Tụ họp vào những ngày tết lễ hoặc đi du lịch, nên chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt hàu, các loại hải sản thân mềm có vỏ nhất định phải nấu chín hoàn toàn mới được ăn.

Khi phát hiện người bị tiêu chảy không rõ nguyên nhân phải kịp thời cách ly, tiếp xúc với người bị tiêu chảy phải rửa tay bằng xà phòng, quần áo của người bệnh phải ngâm xà phòng rồi sau đó giặc sạch lại, đồ dùng nên lau chùi sát trùng bằng nước sát trùng có chứa Clo.

4. Tại sao bệnh lỵ trực khuẩn lại vừa tổn thương não lại vừa tổn thương tim

Người lớn tuổi sau khi bị kiết lỵ – nhiễm trùng ruột, thường gây tổn thương đến não và tim, bệnh tình rất nguy hiểm, cần phải hết sức lưu ý.

Người lớn tuổi sau khi bị kiết lỵ cấp tính, do bị viêm, màng bảo vệ niêm mạc của ruột bị phá hoại, vi khuẩn Shigella và những độc tố trong đường ruột được phóng thích sẽ theo tĩnh mạch ruột hấp thụ vào máu.

Do người lớn tuổi chức năng giải độc của gan suy giảm, những vi khuẩn và độc tố ấy sẽ thoát ra được, rồi thông  qua hệ tuần hoàn đi khắp huyết quản trong cơ thể, đã đến những nơi bị tổn thương trên thành động mạch sẽ bị viêm.

Tiểu cầu, protein Fibrinogen, tế bào hồng cầu bị vệ sẽ tập trung chồng chất ở các chỗ có bị viêm khiến thành động mạch xơ cứng hơn, khoan huyết quản chật hẹp, máu chảy không thông, gây tắc nghẽn hệ tuần hoàn máu, làm cho các bộ máy tổ chức trong cơ thể bị thiếu máu và thiếu dưỡng khí mà não là bị ảnh hưởng đầu tiên trong số đó.

Chỉ cần thiếu máu trong hơn 10 giây thì sẽ khiến cho chức năng của não biến đổi. Nếu như một bộ phận nào đó của não bộ bị gián đoạn hoàn toàn việc lưu thông máu trong một khoảng thời gian ngắn thì hệ thống não sẽ bị hoại tử cục bộ, đó là nhồi máu não. Người mắc bệnh nặng còn dễ bị mắc thêm chứng tăng áp lực hộp sọ rất nguy hiểm.

Vì vậy, đối với người lớn tuổi bị kiết lỵ nên hết sức lưu ý, tránh để người lớn tuổi nhiễm trùng kiết lỵ, điều cốt yếu là ngăn bệnh từ “khẩu nhập”, chỉ ăn thức ăn đảm bảo an toàn, như vậy mới có thể “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

5. Tại sao khi người già thường xuyên bị táo bón phải đề phòng bị ung bướu?

Người lớn tuổi bị táo bón là rất thường gặp, người ung thư trực tràng cũng có biểu hiện táo bón. Vậy rốt cuộc là táo bón thông thường hay do bị bứu. Nếu mới bị táo bón, người lớn tuổi nên cảnh giác, đầu tiên phải làm rõ:

a) Có phải mới bị táo bón gần đây?

b) Có máu trong phân hay không?

c) Có kèm theo sụt cân hay không?

d) Ăn uống có khó khăn không? Nếu như xuất hiện đồng thời ba biểu hiện trên, đề nghị nên đến bệnh viện kiểm tra.

Táo bón do ung thư trực tràng thường do bướu gây tắc nghẽn trong khoan ruột, tắc nghẽn đường ruột gây ra. Triệu chứng của người lớn tuổi ung thư trực tràng gồm:

a) Táo bón trong thời gian dài, dần dần trở nặng

b) Có máu trong phân không rõ nguyên nhân

c) Sụt cân, biếng ăn

d) Tinh thần suy giảm, ủ rủ

e) Chướng bụng đầy hơi.

Người lớn tuổi nếu bị táo bón nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra, nếu như không phải bị bướu thì “vững bụng” hơn.

6. Uống nước từng ngụm lớn có thể chữa trị táo bón không?

Uống nước từng ngụm lớn có thể phòng trị táo bón. Nếu muốn đại tiện dễ dàng thì nên để việc uống nước trở thành một động lực hỗ trợ bài tiết. Người bị táo bón khi uống nước tốt nhất là uống từng ngụm lớn, động tác nuốt nhanh một chút, như vậy nước có thể nhanh chóng xuống được đại tràng, đồng thời kích thích đại tràng chuyển động, đẩy phân ra ngoài, cải thiện táo bón hiệu quả.

Tốt nhất nên chọn lúc sáng sớm bụng rỗng, rót một ly nước (khoảng 300 ml), hớp vào một ngụm đầy, sau đó nuốt xuống, cứ như thế đến hết ly nước. Dưới sự kích thích ấy, những chất thải trong cơ thể được tạo ra sau quá  trình tiêu hóa hấp thụ trong một đêm sẽ dễ dàng được thải ra ngoài, có lợi cho việc làm sạch ruột và dạ dày.

Trước khi ngủ tốt nhất nên xoa bóp phần bụng, thúc đẩy đại tràng chuyển động, tăng sức ép của cơ bụng, giúp cho việc uống nước mỗi buổi sáng nói trên hiệu quả gấp bội, phương pháp cụ thể như sau: nằm nghiêng người trên giường, dùng tay phải hoặc hai tay chồng lên nhau ấn lên phần bụng, xoa bóp bụng từ 30 đến 40 lần, theo trình tự: bên phải phía dưới của bụng, bên phải phía trên của bụng, bên trái phía trên của bụng, bên trái phía dưới của bụng, dùng lực thích hợp, xoa bóp từ 3 đến 5 phút. Đồng thời, nên ăn nhiều thức ăn có chất xơ.

7. Các động tác xoay eo có thể chữa trị táo bón không?

Táo bón là biểu hiện thường gặp ở người cao, trung niên, thường xuyên xoay vặn eo có thể trị táo bón. Mỗi ngày thực hiện 1 đến 3 lần, tập luyện vào buổi sáng là tốt nhất, không nên tập trước khi ngủ và sau khi ăn, thông thường thực hiện từ 10 đến 15 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Xem Ngay  Dùng nước súc miệng đông y để điều trị chảy máu nướu răng như thế nào?

Phương pháp cụ thể: đứng mở hai chân hình chữ V, khoảng cách rộng bằng vai, hai đầu gối hơi khụy, thân trên giữ thẳng, hai tay chống nạnh, mắt nhìn về phía trước, vai thả lỏng, hít thở tự nhiên. Lấy chuyển động ở phần bụng dưới là chính, lấy rốn làm tâm, chuyển động ngang theo hướng thuận và nghịch chiều kim đồng hồ, thực hiện liên tục động tác vẽ nên đường cong ngắn. Không nên tập qua nhiều, mỗi lần xoay 30 đến 50 vòng là được. Lúc vặn eo, động tác nhẹ nhàng vừa phải, liên tục, trọng điểm nên đặt ở phần lưng và phần bụng.

8. Tại sao táo bón lại có thể dẫn đến hen suyễn

Vào mùa thu, người bị ho và thở khò khè tăng dần, có người sau khi điều trị, khỏi rất nhanh nhưng cũng có người hiệu quả điều trị không rõ, sự khác biệt là do không chú trọng đến mối liên hệ giữa phối và ruột. Đông y cho rằng “phổi và đại tràng tương biểu lý”.

Sự tuyên phế túc giáng bình thường của khí phổi là điều kiện quan trọng cho chức năng chuyển hoá của đại tràng hoạt động bình thường; và chức năng thông chuyển của đại tràng binh thường, sẽ có ích cho sự tuyên phế túc giáng của khí phổi.

Vì vậy, trong lúc điều trị các bệnh về phổi như ho, thở khò khè, bác sĩ đông y đều đặc biệt lưu ý việc đi tiêu có dễ dàng không. Vào mùa thu không khí khô nóng, để tránh vì vậy mà dẫn đến ho, nấc và táo bón, có thể ăn nhiều thực phẩm có tính mát như: mè, hạch đào, mật ong, ngân nhĩ, bách hợp (bẹ cây huệ), ngó sen, lê,..

9. Đi tiểu khó khăn thì làm cách nào?

Không ít người bị khó chịu vì táo bón, ở đây xin giới thiệu hai mẹo nhỏ giúp đi tiêu dễ hơn, mọi người đều có thể thử. Nếu đi tiêu khó khăn, dùng hai tay nâng cằm lên, không lâu sẽ có phản ứng ở hậu môn. Lúc này lại dùng lực thêm một chút, là có thể thải ra được.

Cũng có thể trong lúc táo bón dùng đầu hai ngón tay trỏ xoa ở huyệt nghinh hương gần hai bên cánh mũi vài phút. Như vậy có thể kích thích điểm đầu vào điểm cuối của đường kinh mạch đại tràng thủ dương âm, nhờ đó thúc đẩy khí huyết đại tràng lưu thông, khiến đại tràng chuyển động nhanh hơn, từ đó thuận lợi cho bài tiết.

10. Tại sao bị cúm dạ dày phải tự mình điều trị?

Ruột, dạ dày bị cảm ý chỉ ruột và dạ dày do viêm. nhiễm nên không khỏe. Có một vài nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này:

a) Nôn ói, tiêu chảy, phần có mùi chua, kèm theo sốt vừa phải, là do rotavirus gây ra (đôi khi kèm theo triệu chứng viêm đường hô hấp nhẹ).

b) Mắt khó chịu, sốt sao, đau đầu cấp tính, tiêu chảy  buồn nôn, là do andenovirus gây ra.

c) Họng đau rát, nuốt nước bọt khó khăn, choáng váng, sốt kèm theo đau bụng, tiêu chảy, là do nhiễm khuẩn  đường ruột.

d) Phân có máu, đầy bụng, buồn nôn kèm theo sốt cao, là do nhiễm salmonella, cấp tính nên lập tức điều trị.

Khi ruột và dạ dày bị cảm nên ăn uống thanh đạm, thời gian đầu nên uống nhiều nước, sau đó nên ăn nhiều trái cây, thực phẩm chứa nhiều protein, nhưng không nên ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và chất béo.

11. Tại sao đi bộ đúng cách (đi bộ lắc hông) có thể rèn luyện dạ dày?

Bị gan nhiễm mỡ, nếu muốn khôi phục chức năng gan, phương pháp có hiệu quả nhất chính là đi bộ nhanh (bước lớn). Đi bộ lắc hông không chỉ có lợi cho việc phục hồi chức năng gan, mà còn có thể luyện tập cho ruột và dạ dày, tăng cường sức lực cho lưng và độ dẻo dai cho cơ thể.

Phương pháp đi bộ lắc hông cụ thể như sau: ngẩng đầu khiến ngực thẳng, hai tay chống nạnh, hai chân gần nhau, thực hiện động tác lắc hông, có thể tập vào lúc xem truyền hình sau khi dùng cơm chiều, cũng có thể đi lại, bước chân không quá lớn.

Cũng có thể là để hai cánh tay giống với tư thế khi chạy bộ, vai thả lỏng, bắp tay trước cong tự nhiên, chuyển động về trước sau tự nhiên theo động tác bước chân, giống với thi đi bộ vậy. Thông thường siêng năng luyện tập khoảng từ 200 đến 500 bước thì sẽ thấy hiệu quả khá rõ.

12. Bị nhiễm Helicobacter pylori (Hp) có nhất định phải chữa trị không?

Một khi kiểm tra phát hiện nhiễm vi khuẩn Helicobac terpylori (Hp), có phải nhất thiết phải tiến hành điều trị  diệt khuẩn? Theo lâm sàng, đa số bác sĩ đều cho rằng: đối với người bệnh không có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, gia đình không có tiền sử ung thư dạ dày, không trải qua phẫu thuật cắt bỏ một bộ phận dạ dày, nếu như dạ dày không có triệu chứng khó chịu, thì không nhất thiết phải điều trị diệt khuẩn.

Hiện nay, các triệu chứng cần phải tiến hành điều trị khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, gồm:

a) Loét dạ dày, tá tràng.

b) Dạ dày niêm mạc liên quan mô lymphoid lymphoma

c) Sau phẩu thuật ung thư dạ dày thời kỳ đầu

d) Gia đình có tiền sử ung thư dạ dày

e) Viêm dạ dày teo, viêm dạ dày xói mòn

f) Có kế hoạch sử dụng trong thời gian dài thuốc chống viêm không steroid, như aspirin, fenbide, ….

Đối với những người trường hợp trên, tác dụng của việc điều trị tận gốc Hp là thúc đẩy chữa lành loét dạ dày, tá tràng, giảm tỉ lệ tái loét và tỷ lệ biến chứng, chữa trị các triệu chứng tiêu hóa, giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Đối với nhóm bệnh nhân không có những yếu tố nguy hiểm nêu trên và không có yêu cầu điều trị, có thể tạm thời không tiến hành điều trị diệt khuẩn.

13. Làm thế nào để phát hiện nhiễm Helicobacter pylori?

Đa số những bệnh bị loét tá tràng, loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, tiêu hóa không tốt là do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn Helicobacter pylori còn là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư dạ dày. Sớm phát hiện Hp, điều trị sớm là một trong những phương thức để phòng các bệnh nói trên.

Kiểm tra vi khuẩn Helicobacter pylori qua hơi thở là phương pháp kiểm tra Helicobacter pylori không đau, nhanh chóng, an toàn, không cần nội soi. Người muốn kiểm tra chỉ cần thở một hơi là được, đây là một trong những phương pháp chẩn đoán vi khuẩn Helicobacter pylori có tính chuẩn xác cao nhất hiện nay.

Ngoài ra, phương thức kiểm tra qua hơi thở còn được dùng khi chẩn đoán nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori và dùng để kiểm định lại sau khi điều trị.

14. Dùng chung bát đũa có bị lây nhiễm các bệnh về dạ dày không?

Trên phương diện lâm sàng, trên 90% người bị loét tá tràng, khoảng 80% người bị loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và khó tiêu đều do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra. Ngoài ra, vi khuẩn Hp còn là một trong những tác nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP 9 thể tồn tại một thời gian dài trong nước bọt và phân của con người, trong đó con đường lây nhiễm chủ yếu là do an uống chung, dùng chung dụng cụ vệ sinh răng miệng và hôn nhau. Do vậy, nếu có người trong gia đình bị nhiễm vi khuẩn Hp, thì tất cả các thành viên còn lại trong gia đình nên chú ý phòng ngừa bị lây nhiễm.

Các thành viên trong gia đình nên tập thói quen sử dụng bát đũa riêng hoặc tự mình rửa sạch sau khi ăn, khi lấy thức ăn nên sử dụng một đội đũa chung, định kỳ khử trùng bát đũa. Nếu dùng đũa gỗ, thì nên 3 tháng thay đũa một lần. Một khi phát hiện mình bị nhiễm vi khuẩn Hp, thì nên nhanh chóng đến bác sĩ để được tư vấn có nên dùng thuốc để điều trị không.

15. Người bị trào ngược dạ dày thực quản nằm loại gối nào là thích hợp

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh về rối loạn vận động của đường tiêu hoá, nguyên nhân phát bệnh có liên quan đến vấn đề hàng rào bảo vệ niêm mạc thực quản bị tổn thương, áp lực cơ vòng thực quản dưới bị giảm, cùng với việc làm sạch dạ dày bị trì hoãn và tăng axit dạ dày. Các tác nhân trên thường đi kèm theo tuổi tác, cho nên tuổi càng lớn, thì tỷ lệ người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản càng cao.

Bệnh nhân khi ngủ nên gối cao đầu từ 15 – 20cm, đây là cách hiệu quả để giảm trào ngược dịch dạ dày vào ban đêm. Ngoài ra, người già cũng không nên mặc quần áo chật, càng không nên đeo thắt lưng quá chật và khom người quá mức, nhằm không làm tăng áp lực lên vùng bụng, làm giảm khả năng trào ngược dạ dày thực quản.

16. Chữa trị bệnh trào ngược dịch mật dạ dày như thế nào?

Bệnh trào ngược dịch mật dạ dày phần lớn là do chức năng dạ dày – môn vị – hệ thống tá tràng phối hợp không  đều, làm một trào ngược vào dạ dày. Những người mắc hình này cần phải dùng các loại thuốc có tác dụng trung hoà axit mật, bảo vệ niêm mạc dạ dày để điều trị.

Đối với hành nhân đã dùng các loại thuốc có ranitidine, famotidine và domperidone để điều trị nhưng không đem lại hiệu quả tối ưu, thì kiến nghị nên dùng hydrotalcid để tiến hành chữa trị, loại thuốc này có thể trung hoà axit mật trong dạ dày, làm giảm tác động tổn thương của axit mật lên niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, Hydrotalcid còn có tác dung trung hoà axit dạ dày, tăng cường khả năng phục hồi chức năng bảo vệ của niêm mạc dạ dày, là một loại thuốc chữa trị bệnh này tương đối đạt hiệu quả tối ưu. Bệnh nhân có thể làm theo hướng dẫn của bác sĩ, mỗi lần uống 1g Hydrotalcid, ngày 3 lần, uống sau khi ăn 2 giờ.

Tác dụng phụ của thuốc này ít hoặc rất nhẹ, chỉ có một số ít bệnh nhân sau khi uống thuốc này thì có thể xuất hiện triệu chứng khó chịu dạ dày và đường ruột, buồn nôn, đi tiêu nhiều lần và đi phân lỏng, thường thì không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

17. Tại sao trong điều trị bệnh viêm đường ruột phải xét nghiệm phân trước?

Xét nghiệm phân có thể cho biết mức độ nặng nhẹ của bệnh viêm đường ruột, mức độ nguy hiểm của các khối u  ruột và cả nhận biết rõ vi khuẩn gây ra bệnh. Tiêu ban xét nghiệm phải lấy các mẫu niêm dịch hoặc phần bị  mưng mủ máu để xét nghiệm.

a) Xét nghiệm phân thường quy; nếu có tỷ lệ bạch cầu quá nhiều, đồng thời có thêm hồng cầu, cho thấy bệnh viêm đường ruột ở mức độ tương đối nặng nểu hồng cầu quá nhiều, cho thấy xuất huyết đường ruột. Vào mùa bệnh tiêu chảy hoặc ở khu vực đang bị dịch tiêu chảy, các bác sĩ xét nghiệm còn phải tìm ra vi khuẩn Vibrio cholerae.

b) Xét nghiệm máu trong phân: nếu nhiều lần xét nghiệm máu trong phân cho kết quả dương tính, đặc biệt đối với những người thời gian gần đây nhất sụt cân rõ rệt, thì phải phòng ngừa bị ung thư đường ruột.

c) Xét nghiệm cấy phân: cho phân vào lọ để cấy, có thể sẽ phát hiện ra các vi khuẩn gây bệnh, giúp các định rõ vi khuẩn gây ra tiêu chảy, như lỵ trực khuẩn, vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Campylobacter jejuni, vi khuẩn Vibrio cholerae.

18. Bệnh viêm đại tràng lâu ngày không hết có phải do yếu tố tinh thần không?

Ai cũng biết bệnh viêm đại tràng mãn tính rất dai dẳng, nhưng nhân tố tinh thần cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh này chữa trị hoài mà không hết được. Theo khảo sát, trong các bệnh nhân mắc các bệnh về dạ dày và đường ruột có khoảng 15% bệnh nhân có kèm theo tâm trạng lo lắng hoặc lo ngại.

Sự vui buồn, tức giận của con người đều có thể được biểu hiện ra ở dạ dày và đường ruột. Ví dụ như tình trạng ăn cơm không nổi khi quá vui sướng hoặc quá đau khổ, khi quá đau khổ bụng sẽ chướng lên, lúc lo sợ quá mức thì đau bụng, tiêu chảy, nặng bụng. Còn nếu lo sợ hoặc lo âu, thì sẽ làm rối loạn chức năng tiêu hoá, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy kéo dài.

Xem Ngay  Tất tần tật các loại cây thuốc Nam quý hiếm chữa bách bệnh

Lúc đó, nếu dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy, kháng sinh thì khó có hiệu quả cao, cần phải dùng các loại thuốc ức chế cơn lo âu hoặc lo sợ thì mới có hiệu quả cao.

19. Nắn ngón tay có thể làm thuyên giảm chứng đầy hơi không?

Rất nhiều người già đều bị đầy hơi. Ngoài việc uống thuốc để chữa trị, dùng cách ấn 4 huyệt ở các ngón tay rất đơn giản, chỉ cần kiên trì trong một tuần, thì có thể thấy rõ hiệu quả.

4 huyệt (tứ phong huyệt) là các huyệt chuyên dùng để tiêu thực, tiêu hoá. Nó không phải là một huyệt riêng lẻ, mà là cách gọi chung của 4 huyệt, đó là trung điểm của ngấn chỉ tay giữa đốt thứ 1 và đốt thứ 2 từ dưới đếm lên của các ngón út, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn.

Khi ấn huyệt, có thể ngồi hoặc nằm, thường dùng ngón giữa hoặc ngón cái, ấn vào huyệt vị, đến khi cảm thấy hơi đau là được. Mỗi ngày thực hiện 2 hoặc 3 lần, kiên trì thực hiện trong một tuần thì các triệu chứng đầy hơi, đau dạ dày, khó tiêu đều thuyên giảm hẳn.

20. Làm thế nào để phòng ngừa chứng đầy hơi ở người già

Chức năng của hệ tiêu hoá ở người già bị suy yếu hoặc bị rối loạn, nên thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi, khó chịu. Cần lưu ý mấy điểm sau đây để có thể hết bị đầy hơi:

a) Ăn ít các thực phẩm giàu chất xơ, như khoai lang, mỳ, các loại đậu và cả bắp cải, súp lơ và hành tây, những thực phẩm dạng trên sẽ sinh ra khí hơi ở trong hệ tiêu hoá, dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.

b) Không ăn đậu xào, bánh nướng dạng cứng và những thức ăn khó tiêu hoá.

c) Không nên ăn quá nhanh, hoặc vừa đi vừa ăn, nếu không sẽ rất dễ nuốt thêm không khí vào bụng. Thường xuyên uống nước bằng khí quản cũng sẽ làm cho không khí vào trong bụng nhiều hơn, dẫn đến sình bụng.

d) Các trạng thái tâm lý không tốt như: nóng giận, suy tư, đau buồn, đau thương…cũng có thể làm cho chức năng tiêu hoá suy giảm, dẫn đến đầy hơi.

e) Mỗi ngày nên dành khoảng 60 phút để tập thể dục vừa sức, không những có thể giúp cải thiện cảm xúc của bản thân, mà còn giúp cho cải thiện chức năng tiêu hoá bình thường trở lại.

f) Cần lưu ý một số căn bệnh khác, bởi vì đối với một số căn bệnh, chứng đầy hơi có thể là một trong những triệu chứng bệnh, hoặc là dấu hiệu đầu tiên, như viêm đại tràng kích ứng, viêm loét đại tràng, khối u bàng quang.

21. Làm thế nào để thuyên giảm chứng đầy hơi ở người già?

Tập hít thở đúng cách có tác dụng giúp thuyên giảm chứng đầy hơi ở người già rất tốt. Hít thở đúng cách là dùng mũi từ từ hít một hơi thật sâu đồng thời phồng bụng lên, sau đó thì nín thở khoảng 3 – 5 giây; sau đó từ từ thở ra và thót bụng lại, đồng thời thực hiện động tác cơ nâng hậu môn.

Khoảng 8 lượt trong 1 phút. Nếu bị các bệnh về tim mạch thì không cần nín thở, thực hiện khoảng 15 – 20 lượt trong 1 phút, mỗi ngày có thể luyện tập từ 5 – 10 phút, 2 lần/ngày, thời gian luyện tập không được dưới 100 ngày.

22. Làm thế nào để phòng ngừa và chữa trị hội chứng kém hấp thu

Người già một khi đã mắc hội chứng kém hấp thu, cần phải áp dụng các phương pháp sau để tiến hành một cách tích cực:

Một là, tăng cường tập thể dục, chọn các môn thể dục thể thao vừa sức như chạy nhanh, chạy chậm, thu, bàn, tập thái cực quyền, đạp xe, bơi lội.

Hai là, điều tiết chế độ ăn uống, ăn ít lại, mỗi bữa không nên ăn quá no, nên ăn các thức ăn dễ tiêu, hạn chế ăn thức ăn có nhiều protein, nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau, củ, trái cây.

Ba là, uống hỗn dịch pepsin, thuốc viên trysin, Multienzyme cùng với Trung thành dược đại sơn tra hoàn, thuốc viên con nhộng lục vị an tiêu, hương sa dưỡng vị hoàn dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Bốn là, thường xuyên xoa bóp vùng bụng, theo cách sau: dùng tay phải xoa bóp lên xuống ở khu vực vùng bụng, sau đó chuyển sang động tác từ trái sang phải, sau đó là chuyển động tròn, thực hiện trong 15 phút, mỗi sáng tối 1 lần.

Năm là, người già bị hội chứng hấp thu kém, kiêng ăn các thực phẩm lạnh, không được hút thuốc, uống rượu bia, cần giữ ấm bụng, không để nhiễm lạnh.

23. Mắc bệnh về dạ dày thì cần chú ý những gì khi uống nước?

Nếu bạn là người mắc bệnh về dạ dày, khi uống nước phải hết sức cẩn thận, nhất là vào mùa đông. Bởi vì khi uống quá nhiều nước có thể làm cho các bệnh về dạ dày tái phát, dai dẳng không hết. Uống nước quá nhiều sẽ làm loãng dịch dạ dày, ảnh hưởng đến tiêu hoá, hơn nữa thức ăn khi vào dạ dày kết hợp với trạng thái của dịch dạ dày, sẽ có thể dẫn đến trào ngược dạ dày hoặc ợ chua.

Còn nữa, một số loại thuốc chữa bệnh dạ dày đều có hiệu quả đặc thù, khi uống thuốc không những không được uống nhiều nước, mà thậm chí còn không được uống nước, nếu không sẽ làm giảm công hiệu của thuốc, dẫn đến bệnh tái phát. Ví dụ, khi uống thuốc gel sucralfate và hydroxit nhôm chữa bệnh loét dạ dày, thì trong vòng 30 phút không được uống nước, bởi vì khi uống nước vào sẽ làm cho chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bị trôi tuột theo nước, làm cho niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương lại tiếp tục bị axit dạ dày bào mòn.

Do vậy, khi uống thuốc chữa loét dạ dày, chỉ cần uống chút nước để dẫn thuốc là được, không nên uống quá nhiều nước. Có những loại thuốc chữa bệnh dạ dày chỉ cần nuốt thuốc là được, không cần uống nước.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi dùng thuốc chữa các bệnh loét dạ dày, ho, đau họng thì nên hạn chế uống nước, trước khi uống thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nếu muốn uống nước, thì phải 30 phút sau khi uống thuốc, đợi khi chất thuốc bảo vệ niêm mạc ổn định hoặc thuốc phát huy tác dụng, thì mới uống một lượng nước vừa phải.

Người mắc bệnh về dạ dày cũng không nên hạn chế uống nước quá mức, phải dựa vào thể trạng của mình, mỗi ngày từ 1000 – 1500ml nước, trong đó bao gồm luôn cả nước trong thức ăn, nước canh…Thường ngày nên uống mỗi lần uống một ít nhưng uống nhiều lần, mỗi lần khoảng nữa ly nước là được.

24. Trường hợp nào khi transaminase cao mới cần phải chữa trị?

Transaminase là một trong những tiêu chí phản ánh tình trạng bình thường hoặc không bình thường của chức năng gan, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến transaminase tăng cao. Cường độ lao động, vận động nhiều, thức đêm, mất ngủ vào ban đêm, sau khi uống rượu bia nhiều, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt đều có thể bị tăng nhẹ transaminase, vấn đề này thuộc về vấn đề sinh lý, không cần phải chữa trị.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh lý, khi tế bào bị tổn thương (như viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan), transaminase sẽ được phòng thích vào máu, lượng transaminase trong máu sẽ tăng rõ rệt. Nếu tăng vượt quá giới hạn bình thường từ 2 – 3 lần (80- 120 U/L), và kéo dài trong 2 tuần trở lên, loại trừ khả năng do rượu bia, ngộ độc hoá chất ra, thì khả năng là mắc các bệnh về gan và tuy.

Nếu đo giá trị vượt quá ngưỡng giới hạn 20 lần (>800 U/L), đồng thời dương tính với dấu hiệu của bệnh viêm gan, kèm theo đó là các triệu chứng buồn nôn, bức rức, ngán dầu mỡ, thì nên đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ.

25. Có phải lo lắng khi transaminase tăng cao trong quá trình chữa trị bệnh viêm gan B không?

Người mắc bệnh viêm gan B trong quá trình sử dụng interferon để chữa trị, thì transaminase tăng cao, có ngườ! hỏi có phải điều đó cho thấy bệnh tình nặng thêm không. Sau khi tiêm interferon thì transaminase tăng Cao không phải cho thấy bệnh tình nặng thêm, mà là dấu hệ tốt.

Bởi vì sau khi tiêm interfernon, sẽ kích hoạt chức nào miễn dịch của cơ thể, transaminase tăng cao cho thấy cơ thể đang trong quá trình bài độc, chức năng miễn dịch được tăng cường, đây là điều rất bình thường, người bệnh không nên lo lắng. Lúc này điều cần lưu ý là, nhất định phải tiếp tục tiêm interferon, không được ngừng, đồng thời định kỳ đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ.

26. Làm sao đọc hiểu phiếu kết quả xét nghiệm viêm gan B?

Tiến hành xét nghiệm kiểm tra 5 vấn đề về viêm gan B đối với việc phát hiện bệnh viêm gan B là rất quan trọng. Nếu trên phiếu xét nghiệm, chỉ số HbsAG là dấu Cộng (kháng nguyên bề mặt viêm gan B), đại điện cho sự dương tính, thì có thể khẳng định đã bị nhiễm viêm gan siêu vi B.

“Đại tam dương” là nếu cả HbsAg, HbeAg (kháng nguyên e viêm gan B), HbcAb (kháng thể kháng kháng nguyên virut viêm gan B) đểu dương tính, có dấu cộng phía trước; hoặc “Tiểu tam dương” là trường hợp HbsAg, HbeAb (kháng thể e viêm gan B), HbcAb (kháng thể lõi viêm gan B) đều dương tính, mỗi chỉ số đều có dấu cộng phía trước.

27. Có phải có “liệu pháp mới” chữa trị bệnh viêm gan B?

Theo một số quảng cáo, sử dụng thuốc có chứa chuỗi peptide ion có tính năng khoa học kỹ thuật cao, bất kể là bệnh tình dài hay ngắn, dùng thuốc từ 2 – 3 liệu trình thì có thể hết bệnh viêm gan B, các chỉ số xét nghiệm quay về âm tính. Không ít bệnh nhân mắc bệnh viêm gan dường như tìm thấy hy vọng.

Thực tế mà nói, sử dụng kháng thể kháng virut viêm gan B đã được công nhận trong và ngoài nước là mấu chốt quan trọng đầu tiên trong chữa trị bệnh viêm gan B, và thuốc kháng virut viêm gan B đang được công nhận hiện nay là các loại thuốc có interferon và nucleoside (axit).

Nhưng, thuốc kháng virut cũng chỉ có thể ức chế sự nhân lên của virut viêm gan B, làm cho chỉ số DNA virut viêm gan B quay về âm tính, hoặc là chuyển từ viêm gan do “đại tam dương” về “tiểu tam dương”, chứ không thể loại bỏ triệt để virut viêm gan B. Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa có cách hoặc loại thuốc nào có thể loại bỏ hoàn toàn virut viêm gan B.

Ngoài ra, vấn đề đảm bảo các chỉ số viêm gan B đều quay về âm tính bất kể thời gian mắc bệnh lâu hay ngắn không những thiếu tính khoa học, mà còn vô nghĩa. Đối với những dạng quảng cáo như thế, người bệnh nên hết sức cảnh giác.

28. Trong gia đình có phải rất dễ lây bệnh viêm gan B hay không?

Viêm gan B có tính lây nhiễm rất cao, nhưng vợ hoặc chồng của người mắc bệnh viêm gan B lại rất ít nhiễm bệnh này, khi xét nghiệm hoá sinh kết quả cho thấy họ cũng từng nhiễm bệnh viêm gan B, nhưng cơ thể đã sản sinh ra kháng thể. Đó là do hệ thống miễn dịch tốt của tuổi thanh niên, khi virut viêm gan B xâm nhập vào cơ thể, lập tức hệ thống miễn dịch của cơ thể kích hoạt chức năng bảo vệ, loại bỏ virut viêm gan B.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi nhiễm virut viêm gan B và bệnh viêm gan B đã trở thành mãn tính có một quan hệ mật thiết với nhau. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sau khi nhiễm virut viêm gan B, 80% trở lên sẽ mang theo chứng bệnh mãn tính trong người.

Nhưng nếu người bị nhiễm virut viêm gan B là thanh niên, chỉ có khoảng 6% trong số người nhiễm virut viêm gan B là bị mãn tính, còn lại đa số đều sản sinh kháng thể dương tính, chủ động loại bỏ virut gây bệnh. Trên cơ sở thực tế này, điểm cơ bản để loại bỏ dứt điểm virut viêm gan B thì cần phải xem xét quá trình rất quan trọng đó là việc cắt đứt sự lây nhiễm bệnh từ mẹ truyền sang con.

Do vậy, cho thai phụ và trẻ nhỏ tiêm chủng vắc-xin viêm gan B và Globulin miễn dịch viêm gan B có giá trị hiệu quả cao có ý nghĩa hết sức quan trọng.

29. Sau khi ngưng thuốc chữa trị viêm gan B thì phòng ngừa tái phát như thế nào?

Sau khi ngưng thuốc chữa trị viêm gan B, có từ 35% – 60% người bệnh sẽ tái phát. Người sau khi chữa trị viêm gan B thì bị tái phát có hai dạng sau:

Xem Ngay  Cây chỉ thiên thuốc giải độc cơ thể tốt nhất hiện nay

Một là, sau khi chữa trị theo phác đồ, đến giai đoạn phải ngưng thuốc theo phác đồ chữa trị bệnh viêm gan B, sau khi ngưng thuốc thì tái phát;

Hai là, không chữa trị theo phác đồ, uống thuốc không liên tục, hoặc tự giảm liều lượng, dẫn đến bệnh tái phát.

Đối với người tái phát viêm gan B sau khi chữa trị, theo hai dạng trên, kiến nghị cần phải phối hợp chữa trị:

Thứ nhất, người chưa đến giai đoạn phác đồ phải ngưng thuốc, nhất là những người có tiền sử kháng thuốc trước đây, khi chữa trị đề nghị chữa trị kết hợp;

Thứ hai, người có mức virut viêm gan B cao sau khi tái phát, hoặc đã xác định rõ bị xơ gan do virut viêm gan B, khi tiếp tục chữa trị khuyến nghị nên chữa trị kết hợp.

30. Quan hệ tình dục có lây bệnh viêm gan C hay không?

Virut bệnh viêm gan C chủ yếu lây truyền qua tiết dịch máu và chế phẩm máu, thường được gọi là “viêm gan sau truyền máu”. Nhưng trong đời sống tình dục, trên thực tế cũng đã có không ít người mắc bệnh không do con đường truyền máu.

Theo thống kê, tỷ lệ lây nhiễm viêm gan C mãn tính cho vợ hoặc chồng cao khoảng 21%, đối với người trong gia đình cũng cao, kết quả nghiên cứu cho thấy, sự lây nhiễm virut viêm gan C giữa hai vợ chồng, thì chỉ số RNA cơ bản là như nhau, do vậy có thể nhận định virut viêm gan C có thể lây qua đường tình dục.

Hơn nữa sản phụ bị nhiễm virut viêm gan C bệnh gan tái phát sau khi sinh mà cho con bú, càng tăng khả năng lây nhiễm virut viêm gan C cho trẻ nhỏ.

31. Người mắc bệnh viêm gan nếu lao lực quá mức thì dẫn đến hậu quả gì?

Người mắc bệnh gan vận động quá mức, cơ thể sẽ sản sinh nhiều lactate, các lactate này khi đi vào gan có thể làm tổn thương các tế bào gan. Bình thường khi gan khoẻ mạnh nó có thể tự đào thải lactate, nhưng ở người mắc bệnh gan thì việc này rất khó, làm cho lactate tích tụ ngày càng nhiều, các tổn thương gan ngày càng nghiêm trọng.

Ngoài ra, khi quá lao lực, máu trong cơ thể sẽ phân phối lại từ đầu, chủ yếu là lượng máu trong gan sẽ bị giảm sút. Theo nghiên cứu, lượng máu trong gan khi quá lao lực S bị giảm % so với bình thường, thiếu máu gan, làm cho g” thiếu dinh dưỡng, lượng độc tố được đào thải ra ngot cũng giảm đi, không tốt cho việc phục hồi các tế bào gan

32. Uống trà hạt đu đủ có thể bảo vệ gan và các cơ quan nội tạng không?

Theo tuổi tác, chức năng bài tiết, giải độc, miễn dịch của gan ở người lớn tuổi bị suy giảm, dễ mắc các chứng bệnh, uống trà hạt đu đủ rất có ích cho việc tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan.

Cách làm: lấy 15 hạt đu đủ, nấu sôi trong 2 phút lược bỏ hạt, uống thay trà, mỗi lần 200ml, uống sau khi ăn khoảng 2 tiếng hiệu quả rất tốt, uống liên tục trong 2 tuần.

33. Người mắc bệnh gan tại sao phải cẩn thận trong việc dùng thực phẩm chức năng:

Có 3 nguyên nhân người mắc bệnh gan phải thật thận trọng trong việc dùng thực phẩm chức năng:

a) Bệnh gan do thấp nhiệt, “bổ” chẳng khác nào châm dầu vào lửa. Đông y nhận định, người mắc bệnh gan do thấp nhiệt, khi dùng thực phẩm chức năng, thuốc bổ chẳng khác nào “châm dầu vào lửa”, làm bệnh lý hoả nhiệt thêm trầm trọng, từ đó làm cho bệnh gan phát tác, nặng thêm, cho nên không được uống thuốc bổ gan.

b) Thực phẩm chức năng có nhiều thành phần, bồi bổ thêm “kích thích tố” khác nào làm tệ hơn. Sáp ong và các thực phẩm chức năng khác thông thường đều có chứa các thành phần hormone tự nhiên, nhưng người mắc bệnh gan mãn tính do gặp trở ngại đối với việc giảm hoạt tính Estrogen, cơ thể vốn đã có tình trạng mất cân bằng hormone, do vậy, sử dụng các thực phẩm chức năng này trong thời gian dài, chẳng khác nào làm bệnh nặng thêm.

c) Thương hiệu khó phân biệt thật giả, “hàng giả” sẽ làm bệnh tình trầm trọng hơn. Các dạng thực phẩm bổ như bột protein, axit amin, dầu cá người bệnh gan vốn có thể sử dụng, nhưng nếu người mắc bệnh gan uống phải sản phẩm “treo đầu dê, bán thịt chó”, cộng thêm nếu trong các sản phẩm giả này có cho các thành phần hormone khác vào, hậu quả sử dụng lâu ngày thật khó mà lường được.

34. Bệnh xơ gan nguy hiểm như thế nào?

Thời kỳ đầu của bệnh xơ gan, tức là giai đoạn xơ gan còn bù, triệu chứng bệnh và thể trạng của người bệnh đan xen với nhau, kiểm tra chức năng gan chỉ phát hiện bất thường rất nhẹ, thường thì không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và công việc.

Nhưng, xơ gan thời kỳ cuối thì rất nguy hiểm, sẽ xuất hiện một loạt trở ngại chức năng gan và Portal tăng huyết áp ở các mức độ khác nhau, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Tác hại của xơ gan xuất hiện trên toàn thân, đường tiêu hoá, …Người mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khó nuốt, chán ăn, gầy gò, đau bụng, tiêu chảy, chảy máu răng, sốt, vàng da, giãn tĩnh mạch thành bụng, chướng bụng.

Xơ gan lâu ngày có thể xuất hiện bệnh não gan, đồng thời bị viêm nhiễm nghiêm trọng. Một số triệu chứng có thể dẫn đến tử vong như xuất huyết đường tiêu hoá do xơ gan, suy gan.

Kết quả khảo sát cho thấy, xơ gan mất bù sẽ dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh não gan là 84%, giãn tĩnh mạch thực quản xuất huyết và 50%, bị chướng bụng (Cổ trướng) trong 5 năm chiếm 300 còn tỷ lệ bị ung thư gan do xơ gan là 3% – 6%.

35. Uống nước ép trái quýt có ngừa được ung thư gan không?

Quýt hồng, sở dĩ có tên gọi đó là do có chứa nhiều vitamin A. Theo khảo sát của Viện nghiên cứu khoa học cây trồng quốc gia Nhật Bản đối với 1.037 người dân sống thị trấn Tam Mộc, huyện Tịnh Cang, Nhật Bản, những người mà thường ngày ăn rất nhiều quýt hồng.

Kết quả phát hiện, khả năng những người dân này mắc phải bệnh gan, bệnh xơ cứng động mạch và các bệnh có liên quan đến tiểu đường đều rất thấp. Trong một nghiên cứu khác nhóm này cũng phát hiện, uống nước ép quýt hồng giúp giảm rõ rệt khả năng chuyển hoá từ viêm gan sang ung thư gan.

Nhóm nghiên cứu đã cho những người mắc bệnh viêm gan uống hỗn hợp nước ép cà rốt và quýt hồng. Sau một năm, so sánh kết quả với những người mắc cùng chứng bệnh nhưng không có uống loại nước ép trên, những người uống nước ép quýt hồng đều không có ai bị ung thư gan, còn những người không uống nước ép tỷ lệ bị ung thư gan là 8,9%.

36. Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần có cần uống thuốc không?

Theo khảo sát, 90% người mắc bệnh gan nhiễm mỡ đều đang ở trong giai đoạn gan nhiễm mỡ đơn thuần, giai đoạn này không cần phải uống thuốc, chỉ cần kiêng rượu bia, kiểm soát cân nặng, vận động vừa phải, thay đổi những thói quen sinh hoạt không tốt, ví dụ như mỗi tuần tập thể dục ít nhất 3 lần, mỗi lần nhịp tim trên 120 lần/phút đồng thời duy trì tập luyện trong 30 phút, kiên trì tập luyện trong thời gian dài có thể ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển xấu, thậm chí có thể hết bệnh.

Giai đoạn 2 là viêm gan do gan nhiễm mỡ, đây là giai đoạn mấu chốt để chữa trị, bằng liệu pháp chữa trị tổng hợp, cũng có thể chữa hết bệnh.

Giai đoạn 3 là giai đoạn xơ gan, nếu viêm gan do gan nhiễm mỡ không được chữa trị tốt, chỉ cần sau 3 – 5 năm, thì sẽ bị xơ gan.

Đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ mà nói, hạ mỡ máu là đều rất quan trọng, nhưng có một số bệnh nhân vì để giảm bệnh, mù quáng dùng thuốc có chất statins để hạ mỡ, không ngờ rằng làm cho men transaminase, làm cho chức năng gan bị tổn thương.

Không có thuốc đặc hiệu để chữa gan nhiễm mỡ, rất nhiều bệnh nhân do uống thuốc không theo chỉ định, làm cho bệnh tình nặng thêm, sau khi ngừng thuốc ngược lại bệnh tình thuyên chuyển tốt.

37. Vò bụng có chữa trị gan nhiễm mỡ không?

Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, vò bụng để có thể điều chỉnh chức năng nội tiết tố, còn có thể xơ gan lý khí, kiện tì hoà trung, hoá đàm trừ thấp, chữa trị gan nhiễm mỡ. Thường xuyên và bụng, có lợi cho việc duy trì cảm xúc vui vẻ, giúp dễ ngủ, ngăn ngừa mất ngủ.

Cách thực hiện: đặt hai tay nối tiếp nhau lên vùng bụng rốn, xoay vòng tròn trên bụng, theo chiều kim đồng hồ, dân dần mở rộng ra khắp vùng bụng. Mỗi lần thực hiện 5 phút, mỗi ngày 1 lần. Khi vò bụng, khớp khuỷu tay uốn cong. Thả lỏng cổ tay, ngón tay duỗi thẳng tự nhiên, động tác phải nhẹ nhàng và đều đặn, tốc độ khoảng 60 lần một phút.

38. Tại sao khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ nhưng mỡ máu vẫn bình thường

Có người sau khi thực hiện xong xét nghiệm, kết quế mỡ máu bình thường, nhưng siêu âm thì phát hiện gan nhiễm mỡ, vì sao lại như vậy?

Trong tình trạng sức khoẻ bình thường, hàm lượng lipid trong gan chiếm 4 – 5% trọng lượng lá gan, một khi hàm lượng lipid gan vượt trên 5%, thì có thể chẩn đoán là bị gan nhiễm mỡ. Trong bệnh gan nhiễm mỡ có một dạng rất đặc thù, đó là gan nhiễm mỡ focal, đó là do chất béo bị cô lập trong gan, thường thì đường kính nhỏ hơn 5cm.

Mức độ thay đổi bệnh lý của gan nhiễm mỡ focal tương đối nhỏ, do vậy khi xét nghiệm máu thì mỡ máu vẫn ở trong chỉ số an toàn, chỉ có thông qua siêu âm màu hoặc chụp cắt lớp mới phát hiện bệnh. Cho nên, khi bị gan nhiễm mỡ mà mỡ máu vẫn bình thường thì cũng không có gì lạ.

39. Uống sữa đậu nành có chữa được bệnh gan nhiễm mỡ không ?

Theo công bố của một nghiên cứu mới của Hội nghị thường niên về sinh học phân tử và hóa sinh, uống sữa đậu nành có thể chữa trị và phòng ngừa gan nhiễm mỡ. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Đại học Illinois Mỹ phát hiện, protein trong đậu nành (các chế phẩm của đậu nành như đậu phụ đều có dạng protein này) có thể làm giảm sự tích tụ của mỡ có hại trong gan.

Nghiên cứu của các nhà khoa học phát hiện, sữa bò và các thực phẩm có chứa protein đậu nành không có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng đến gan, nhưng so với các thực phẩm làm từ sữa bò, ăn các thực phẩm có chứa protein đậu nành có thể làm giảm 20% sự tích tụ của mỡ trong gan. Ngoài ra, mức độ triglycerides (loại mỡ gây hại cho gan) cũng có suy giảm tương tự. Những kết quả trên cho thấy, uống sữa đậu nành có thể hỗ trợ chữa trị và phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

40. Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ thì phải làm sao ?

Gan nhiễm mỡ thường có hai dạng: một dạng là gan nhiễm mỡ do rượu bia, có liên quan đến việc uống rượu bia nhiều; hai là dạng gan nhiễm mỡ không do rượu bia, mà có liên quan đến rối loạn chuyển hoá do béo phì, tiểu đường, mỡ máu cao.

Trong những người bị gan nhiễm mỡ, transaminase của một số người bình thường, nhưng phần lớn những người bị gan nhiễm mỡ đều có transaminase tăng cao. Thời gian và chỉ định trong chữa trị các dạng gan nhiễm mỡ đều khác nhau.

Gan nhiễm mỡ do rượu bia nếu không can thiệp, thì sẽ dẫn đến viêm gan do rượu bia, nặng hơn thì chuyển hoá thành xơ gan do rượu bia. Nếu gan nhiễm mỡ không do rượu, trước tiên nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt thường ngày, bao gồm điều chỉnh cả thói quen ăn uống, ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ, ít mỡ, ít đường, hạn chế uống các thức uống có nhiều đường.

Kiên trì tập luyện thể thao 4 lần trở lên trên một tuần, tổng thời gian tập luyện thể thao phải trên 150 phút. Điều cần chú ý là, mỗi tuần giảm cân không quá 1,6 kg, nếu không cũng có thể làm bệnh gan trầm trọng thêm.

Trả lời