3Bình luận

Cây sơn tra vị thuốc quý trong y học cổ truyền bạn đã biết?

Cây sơn tra vị thuốc quý là thảo dược quen thuộc trong y học. Có nhiều công dụng trong việc phòng và điều trị các chứng bệnh. Như khó tiêu, đầy bụng, bệnh ở động mạch vành, ứ tắc kinh lạc tim, tức ngực chóng mặt, dạ dày đau, buồn nôn…. Ngoài ra sơn tra là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Vậy sơn tra có những công dụng trong việc hỗ và trị bệnh như thế nào mời bạn đọc bài viết dưới đây của Phúc Nguyên Đường nhé.

 Cây sơn tra vị thuốc quý là gì?

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

Cây sơn tra có các tên gọi khác là sơn lý hồng, quả hồng, bắc sơn tra, nam sơn tra, dã sơn tra, táo gai, táo mèo, quả chua chát…. Cây có tên khoa học là là Crataegus cuneara Sied.et Zucc, họ khoa học là họ hoa hồng – Rosaceae .

Trước đây sơn tra hoàn toàn nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, những năm gần đây ta đã thu mua táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Đặc biệt, một số tỉnh Hoa Nam Trung Quốc cũng nhập táo mèo và chua chát của nước ta để dùng với tên sơn tra.

Các cây này đều cùng một họ nhưng quả chua chát và quả táo mèo của ta có đường kính lớn hơn quả của Trung Quốc. Khi chín quả của Trung Quốc màu đỏ mận hay đỏ tươi còn cua ta có màu vàng lục.

Đặc điểm của cây sơn tra vị thuốc quý                   

Hiện có nhiều loại sơn tra khác nhau nhưng nhìn chung đây là dạng cây bụi hay cây gỗ nhỏ cao khoảng 5 – 6m. Cây có nhiều cành, cành non có nhiều lông. Cây non thường có gai, mọc ở các cành, gai thường dài từ 1 – 3cm, lá mọc so le.

Mép có răng cưa không đều, xẻ 3 – 5 thùy. Lá sắp xếp theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài và mọc thành cụm trên các cành non. Đến giai đoạn trưởng thành, lá cây hình bầu dục dài khoảng 6 – 10cm, rông 2 – 4cm, mép nguyên hoặc có khía răng cưa.

Vỏ cây thường nhẵn, màu xám. Phát triển thành các vết nứt nông chạy dọc theo thân với các gợn hẹp hơn khi cây trưởng thành.

Cây ra hoa từ tháng 3, hoa nhỏ, mọc thành tán, mỗi tán có 4 – 5 bông hoa màu trắng. Mỗi bông hoa lại có 5 lá đài, 5 cánh hoa và 5 bầu nhụy. Mùa quả từ tháng 9 – 10 hàng năm.>>>

Quả thịt hình cầu thuôn, đường kính 1 – 3cm hoặc lớn hơn. Khi chín có màu mận hoặc màu đỏ tươi, có vị chua hơi chát.

 Cây sơn tra vị thuốc quý mọc chủ yếu ở đâu?

Cây mọc hoang trên các vùng núi cao (độ cao 1500 – 2000m) ở miền Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao bằng, Tuyên Quang.

Ngoài ra, cây còn mọc ở nhiều nước châu Á (Myanma, Thái Lan, Trung Quốc…) và châu Âu khác.

Thành phần hóa học của cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

– Trong vị thuốc sơn tra có một số thành phần như: các acid hữu cơ (gồm acid citric, acid oleanic, acid tartric), vitamin C, tanin, fructoza, đường, tinh dầu… Ngoài ra còn có các chất như: axtylcholin, cholin, phytosterin, pectin, ursolic, craraegic.

– Trong vỏ cây người ta tìm thấy 2 chất đắng là craraegin và oxyacanthin.

– Trong hoa của tất cả các loại sơn tra thường có quexetinm quexitrin, tinh dầu cùng một số thành phần khác.

Thu hái chế biến cây sơn tra

Sơn tra khi chín hái về phơi khô sẽ được gọi là sơn tra sống. Nếu dùng lửa đốt thành than để dùng dần sẽ được gọi là than sơn tra. Hoặc có thể hái quả chín về thái ngang hay bổ dọc rồi phơi hoặc sấy khô.

Công dụng của cây sơn tra vị thuốc quý

Theo y học cổ truyền

Từ lâu cây sơn tra đã được dùng như một thực phẩm bổ dưỡng, một vị thuốc hữu ích trong y học cổ truyền. Vị thuốc này có vị chua, tính hàn, quy vào các kinh tỳ, vị và can. Có khả năng phá khí tán ứ, hóa đờm, chỉ huyết, tiêu thực.

Chủ trị các chứng tích trệ, bụng đau tiêu chảy, sán khí, đau tinh hoàn, sản hậu ứ trệ đau bụng, nước ối ra không dứt…. Phần ruột sơn tra rất tốt cho đường tiêu hóa nên người ăn không ngon miệng. Bệnh viêm dạ dày suy nhược, động mạch vành nên dùng thường xuyên.

Theo y học hiện đại

Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tác dụng của vị thuốc sơn tra hoặc các thành phần khác của cây. Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về loại thuốc quý này.

Cách trồng cây sơn tra vị thuốc quý

Sơn tra là giống cây sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ. Cây phát triển tốt nhất trên vùng đất ẩm và thoát nước tốt. Đất nên giàu dinh dưỡng có thành phần cơ giới nhẹ và độ pH khoảng 6.

Trồng cây sơn tra

Chọn thời điểm dâm mát trồng cây con đã chọn lựa sẵn trước đó. Trước khi trồng bạn nên tưới nước. Sau khi trồng xong bạn tiến hành tưới nước cho cây ngay và có thể cắm thêm cọc cố định cây non không cho cây bị nghiêng đổ.

Tưới nước cho cây sơn tra

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

Do là giống cây ưa ẩm nên cần có chế độ tưới nước đầy đủ cho cây. Căn cứ vào tình hình thời tiết và sức khỏe của cây mà tăng giảm lượng nước tưới cho phù hợp.

Nên tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và tránh tưới vào giữa trưa nắng khiến cây bị sốc nhiệt.

Bón phân cho cây sơn tra

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

Đây là điều kiện cần để có được những cây táo mèo sai trĩu quả. Sau khi trồng từ tháng thứ 2 trở đi lúc này rễ bắt đầu bén và cây phát triển khá tốt.

Bạn nên bón cho cây định kì phân chuồng hoai mục với khối lượng 30kg và 1kg phân NPK. Đến năm thứ 2 tăng hàm lượng này lên thêm 20%.

Tỉa cành cho cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

Để tránh tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng giữa các cành với nhau bạn tiến hành tỉa cành định kì cho cây. Khoảng 5 tháng sau khi trồng bạn tiến hành cắt tỉa cành lá đợt đầu tiên.

Tỉa những cành vượt và những cành già yếu để lại những cành khỏe mạnh nhất nuôi. Cường độ tỉa thưa mỗi lần 15% là phù hợp.

Phòng và trị bệnh cho cây sơn tra

Táo mèo thường bị hai bệnh thối dễ và thiếu dinh dưỡng khoáng. Táo mèo khỏe mạnh ít sâu bệnh nhưng vẫn thường bị 2 loại bệnh phổ biến là bệnh thối rễ và bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng.

Cách điều trị 2 loại bệnh này là bạn nên thường xuyên kiểm tra cây và phun thuốc bảo vệ thực vật đúng thời điểm. Ngoài ra cũng cần chú ý những loại sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, bọ xít ăn quả vv.

Cây sơn tra vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Bột sơn tra, thuật hương gạo

Chuẩn bị sơn tra 30g, thương thuật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ. Nghiền tất cả các vị thuốc này thành bột mịn, cho vào hộp thủy tinh, mỗi lần dùng từ 6 – 10g.

Khi dùng thì kết hợp với nước gạo hoặc nước sơn tra, mỗi ngày 3 lần. Loại bột này rất thích hợp với chứng tả do khó tiêu, đầy bụng.

Nám da là một loại tăng sắc tố đặc trưng bởi các đốm rất giống với các đốm đồi mồi nhưng che phủ một vùng lớn hơn trên da. Vậy có phương pháp nào chữa trị bệnh này, hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi ngay nhé.

Cây sơn tra vị thuốc quý ngâm mật ong

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

Chuẩn bị sơn tra 500g, mật ong 250ml. Rửa sạch sơn tra, bỏ cuống, hạt, cho vào nổi nhôm, thêm nước, đun cho quả chín khoảng 7 phần 10. Khi nước sắp cạn thì thêm mật ong vào đun nhỏ lửa. Đến khi nhừ thì gạn nước mật ra, để nguội, cho vào lọ bảo quản dùng dần.

Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần ăn từ 15 – 30ml. Nước này có khả năng khai vị, kích thích tiêu hóa, hoạt huyết hóa ứ nên được sử dụng trong trị liệu bệnh mạch vành và chứng ăn không tiêu.

Nước sơn tra mạch nha

Chuẩn bị sơn tra sao, mạch nha thắng, cốc nha thắng mỗi thứ 10g; đường trắng 30g. Cho 3 vị đầu vào nồi sắc trong 15 phút lấy nước. Dùng vải mỏng lọc ra, thêm đường trắng và dùng khi nước còn ấm.

Ngày uống 2 – 3 lần. Loại nước này có khả năng tiêu thực, tiêu trệ, chữa đau bụng do khó tiêu.

Nước sơn tra, thần khúc

Chuẩn bị sơn tra, thần khúc mỗi vị 15g. Cho tất cả vào nồi sắc lấy nước thuốc, mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần uống. Thuốc có tác dụng chữa đi tả do khó tiêu.

Đồ uống bằng cây sơn tra vị thuốc quý và tam thất

Chuẩn bị sơn tra sống 15g, tam thất 3g. Cho 2 vị vào cốc ngâm với nước sôi trong vòng nửa tiếng, uống thay trà.

Mỗi ngày một thang, dùng liền vài ngày sẽ giảm đau, tiêu ứ, hoạt lạc để giảm các chứng bênh động mạch vành, ứ tắc kinh lạc tim.

Trà cải lão hoàn đồng

Chuẩn bị ruột sơn tra 15g, hà thủ ô 30g, vỏ bí đao 18g, trà ô long 3g, hòe giác 10g. Cho ruột sơn tra, hòe giác, hà thủ ô, vỏ bí đao vào nồi sắc với nước vôi trong. Lấy nước ngâm trà ô long, uống thay nước.

Loại trà này có tác dụng phòng ngừa bệnh tật, hạ mỡ trong máu, tăng cường tính đàn hồi cho huyết quản.

Trà giảm mỡ

cây sơn tra vị thuốc quý

cây sơn tra vị thuốc quý

Chuẩn bị sơn tra sống 10g, ý dĩ sống 10g, lá lạc 15g, vỏ quýt 5g, lá sen khô 60g, lá trà 60g. Đem tất cả các vị thuốc nghiền thành bột, ngâm với nước sôi, uống thay trà.

Trà có tác dụng tỉnh tỳ, tiêu thấp, giảm mỡ béo, thích hợp với người thừa cân béo phì, người mắc chứng mỡ trong máu.

Với triệu chứng tức ngực chóng mặt, buồn nôn, dạ dày đau, lưỡi sưng to, chất lưỡi nhờn, mạch căng trơn.

Trà cây sơn tra vị thuốc quý khô tự nhiên                     

Trà sơn tra hay còn được gọi là trà táo mèo một trong những loại quả nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc. Không chỉ được biết đến như một loại quả thông thường. Sơn tra sấy khô còn được xem như một loại thảo dược quý.

Mang lại những công dụng tuyệt vời cho người dùng. Đầu tiên phải kể đến công dụng giúp vóc dáng của bạn thon gọn hơn bao giờ hết. Ngoài ra Trà Sơn Tra còn mang đến cho bạn một giấc ngủ chất lượng hơn.

Công dụng của Trà từ cây Sơn Tra

Trà Sơn Tra phù hợp với các bạn trẻ đang loay hoay đi tìm cho mình một giải pháp mang lại một vóc dáng thon gọn hơn.

Sử dụng đều đặn loại trà này còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Chất lượng giấc ngủ được cải thiện đặc biệt phù hợp với những ai hay mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Giúp tiêu hóa tốt hơn, ăn ngon hơn, hấp thu tốt hơn chống đầy hơi khó tiêu.

Quy cách đóng gói Trà Sơn Tra

Khối lượng tịnh: 1 Kg hoặc 500g

Nguyên liệu: Trà Sơn Tra được làm từ 100% quả sơn tra được Siêu Thị Thiên Nhiên tuyển chọn và được sấy khô tự nhiên dựa trên dây truyền hiện đại.

Không sử dụng hóa chất và chất bảo quản, an toàn cho sức khỏe.

Cách sử dụng Trà Sơn Tra

Chuẩn bị: Nước đun sôi trên 90 độ, 10 gram sơn tra sấy khô, ấm pha trà hoặc bình sứ.

Tiến hành: Đổ nước sôi vào ấm pha trà hoặc bình sứ đã chứa sơn tra khô với tỉ lệ 500ml tương ứng 10 gram sơn tra khô và thưởng thức.

Sơn tra tươi không nên pha hoặc nấu nước uống. Bởi vì hàm lượng của vitamin C trong sơn tra tươi rất cao. Chính vì vậy nếu nấu nóng lên nhất định sẽ phá hỏng lượng vitamin C đáng quý của sơn tra.

Cách bảo quản Trà Sơn Tra

  • Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát
  • Buộc chặt miệng túi kín sau khi dùng
  • Sử dụng trong 3 tháng sau khi mở túi

Trên đây là bài chia sẻ của Phúc Nguyên Đường về cây sơn tra vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Chúc bạn sẽ sớm có được một sự lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất cho bản thân nhé.

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Xem Ngay  9 cây thuốc Nam chữa bệnh dạ dày an toàn hơn cả thuốc Tây

3 Bình luận

  1. Nguyễn Gia Phong
  2. Tín
    • Phúc Nguyên Đường

Trả lời