no comments

Cây thuốc Ba Kích – Thảo dược quý trong Đông Y không thể bỏ qua

Cây thuốc Ba Kích hay còn có tên gọi khác là diệp liễu thảo. Ba kích cùng họ với cây café là một loại cây thân leo quấn sống lâu năm. Trong đông y, cây ba kích được xem như thiên dược chữa rất nhiều bệnh. Vậy tác dụng của ba kích có thật sự như lời đồn? Chúng ta hay cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này.

Cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

1. Tìm hiểu về cây thuốc ba kích

Cây thuốc Ba Kích có vị cay ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cường gân, tráng cốt. Cây thường được dùng nhiều trong đông y cùng với các thảo dược khác.

1.1 Cây thuốc Ba Kích có điểm gì nổi bật

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại ba kích là ba kích trắng và ba kích tím. Đặc điểm nổi bật của cây là ngọn có cạnh và long màu tím. Khi già thì thân cây trở nên nhẵn nhụi hơn.

Lá cây có lông tập trung ở mép và ở gân mọc đối chéo nhau. Đa phần lá có hình bầu dục thuôn dài hoặc hình mác. Kích thước của lá dài 6-15cm, rộng 2,5-6cm, cuống ngắn có màu trắng ngà. Lá thường mọc ôm sát vào thân và khi già lông rụng nhiều nên nhẵn hơn lá non.

Hoa ba kích khi mới nở có màu trắng nhỏ tập trung thành tán ở đầu cành. Khi hoa https://lioflower.com/ nở rộ thường có màu vàng cùng tràng hoa thành ống ngắn liền ở phía dưới. Qủa  khi chín có màu đỏ có cuống riêng. Tháng 5 – 6 là lúc ho aba kích nở rộ nhiều nhất. Sau thời gian sẽ kết trái vào khoảng tháng 7 – 8.

Cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

1.2 Cây thuốc ba kích phân bố ở đâu

Cây thuốc Ba Kích phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Điển hình như ở Hà Bắc, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Giang, Hà Tây. Ba Kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa. Thập kỷ 70, mỗi năm ta thu mua hàng chục tấn ba kích. Trước đây ngành lâm nghiệp đã thử trồng ba kích dưới tán rừng ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Trạm nghiên cứu dược liệu Hà Tây trồng ba kích xen dâu tằm, cốt khí; cây trồng 3 năm trở lên có thể thu hoạch rễ làm dược liệu.

Cây thiên niên kiện (tên khoa học: Homalomena) là một chi thực vật có hoa trong họ Ráy (Araceae).Các loài trong cây này là cây lâu năm, mọc thành bụi với lá thường xanh hình tim hoặc hình mũi tên.Cây có hoa nhỏ và không có cánh hoa, bao bọc trong mo hoa thường hơi xanh và ẩn trong các lá..Trong Đông y, loại cây này có những tác dụng tuyệt vời, để biết thêm chi tiết hãy tham khảo bài viết của chúng tôi ngay nhé

Xem Ngay  Ngứa ngón tay là bị bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa

2. Thành phần hoá học của cây thuốc ba kích

Rễ cây thuốc ba kích có chứa các thành phần hoá học như anthraglucosid, iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như K, Na, Mg, Fe, Cu, Zn…, tinh bột, đường, acid hữu cơ, tinh dầu, vitamin C.

– Trong rễ ba kích tươi có Vitamin C còn rễ cây khô có anthraglucoside, 1 ít tinh dầu, acid hữu cơ, nhựa, phytosterol, đường,  Morindin.

– Thành phần ba kích có chứa Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Trung Dược Học).

Cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

* Các bộ phận của cây thuốc ba kích được dùng làm thuốc.  

– Chỉ lấy chỗ có đường kính 0,5cm rễ cây ba kích. Lưu ý rửa sạch và cắt bỏ hết các rễ con cùng cổ rễ rồi đem phơi. Khi rễ đã héo thì đập dập đến khi lộ lõi gỗ bên trong. Cắt thịt rễ thành từng đoạn 10cm rồi đem đi sấy khô.

– Để tranh mối mọt thì trước khi bảo quản dược phẩm ba kích nên xông hơi bằng lưu huỳnh. Việc này sẽ giúp rễ ba kích không bị mối mọt hay ẩm mốc.

– Ba kích nhục: Là ba kích đã bào chế: Tẩm nước muối 5%, ngâm 30 phút rồi đem đồ chín, rút lõi, phơi khô.

* Công dụng dược lý của cây thuốc ba kích:

+ Theo nghiên cứu của Trần Mỹ Tiên “ Nghiên cứu tác dụng hướng sinh dục nam của ba kích ( Morinda officinalis How)” kết quả cho thấy trên cơ địa động vật thí nghiệm (chuột) giảm năng sinh dục, sử dụng cao ba kích đã thể hiện tác dụng làm tăng nồng độ testosteron trong máu, tăng trọng lượng của cơ quan sinh dục đực và cơ nâng hậu môn, tăng nồng độ protein toàn phần trong huyết tương và không làm tăng thể trọng cơ thể ở 2 liều thử nghiệm 50mg/kg và 100mg/kg.

Cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

+ Tăng sức dẻo dai: Cho chuột thí nghiệm dùng ba kích với liều 5-10g/kg liên tục trong 7 ngày, bằng phương pháp chuột bơi thấy có tác dụng tăng sức dẻo dai cho chuột thí nghiệm (Trung Dược Học)

+ Tăng sức đề kháng: Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp bằng ammoni clorid trên chuột nhắt trắng với liều 15g/kg. Ba kích có tác dụng tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (Trung Dược Học)

* Tác dụng chữa bệnh của cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

+ Chống viêm: Trên mô hình gây viêm thực nghiệm ở chuột cống trắng bằng Kaolin với liều lượng 5-10g/kg, ba kích có tác dụng chống viêm rõ rệt. Hợp chất iridoid có khả năng chống viêm hiệu quả trên chuột và thỏ, hợp chất iridoid glycoside, monotropein có tác dụng giảm đau, chống viêm (Jongwon Choi,2005).

+ Với hệ thống nội tiết: Các thí nghiệm trên chuột lớn và chuột nhắt cho thấy Ba kích không có tác dụng kiểu Androgen nhưng có thể có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen (Trung Dược Học)

+ Chống loãng xương: Theo kết quả nghiên cứu của Qiao-Yan Zhang và cs đã phân tích được 7 hợp chất của anthraquinon từ rễ Ba kích là: Physicion (1), rubiadin-1-methyl ether (2), 2-hydroxy-1-anthraquinone methoxy- (3), 1,2-dihydroxy-3-methyl anthraquinone (4), 1,3,8 – trihydroxy – Anthraquinone 2 – methoxy – (5), 2-hydroxymethyl-3-hydroxyanthraquinone (6), 2-methoxy anthraquinone (7).

* Cách thức bào chế cây thuốc Ba Kích

– Dùng nước Câu Kỷ Tử ngâm Ba Kích 1 đêm cho mềm, lấy ra ngâm rượu 1 đêm, vớt ra, sao với Cúc Hoa cho vàng thuốc, dùng vải lau sạch, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận).

– Sau khi sấy khô nên cắt nhỏ rồi ngâm rượu để qua đêm cho loại bỏ hết các độc tố. Sau đó bảo quản kỹ rồi để dành dùng.

– Với liều lượng 6kg cam thảo giã dập rồi bỏ bã trộn với 100kg ba kích nấu cho đến khi xốp mềm, rút lõi, phơi khô.

– Cho ba kích vào chõ, đồ, rút lõi, phơi khô. Trộn 1kg ba kích với 20 gam muối.

– Thân ba kích thái nhỏ rồi bỏ lõi xong tẩm rượu tróng vòng 2 tiếng. Sau đó lấy ra nấu thành cao lỏng.

* Tác dụng của Cây thuốc Ba Kích:

 + Chủ đại phong tà khí, cường cân cốt, an ngũ tạng, bổ trung, tăng chí, ích khí (Bản Kinh).

+ Ích tinh, hạ khí, bổ ngũ lao

+ Bổ huyết hải, khứ phong.

+ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo) định tâm khí, trừ các loại phong, an ngũ tạng

+ (Bản Thảo Bị Yếu) Bổ thận, tán phong thấp

+ Tiêu đờm, giải đờm(Bản Thảo Cầu Nguyên).

+ Khứ phong thấp, bổ thận âm, tráng cân cốt, (Trung Dược Đại Từ Điển).

+ Cường cân cốt, khứ phong thấp, bổ thận, tráng dương.

* Chủ trị:

+ Chuyên trị các bệnh như liệt dương.

+ Có tác dụng chữa các triệu chứng đau bụng dưới xuống âm hộ.

+ Đặc trị các bệnh phong hàn, hạ huyết áp, trúng gió.

+ Trị dứt điểm các cơn ho gió, ho khan, ho dai dẳng lâu ngày, ho có đờm.

+ Dược phẩm tốt cho nam giới đầu mặt bị trúng phong, mộng tinh và cả di tinh,

+ Trị tiêu chảy, ăn ít, chóng mặt, ho suyễn.

+ Ngăn chặn các triệu chứng tiểu không tự chủ, đau lưng gối, tử cung lạnh,  liệt dương, bụng dưới lạnh đau, phong hàn thấp.

+ Giải quyết vấn đề kinh nguyệt không đều và không thụ thai do tử cung lạnh ở phụ nữ. Trị bụng dưới lạnh đau, gân xương mềm yếu, phong thấp đau nhức,

+ Trị phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương thận hư, lưng gối mỏi, tê bại,  lãnh cảm, mất

* Tính vị:

 Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (Trung Dược Học).

* Tác dụng dược lý của Cây thuốc Ba Kích:

+ Ba Kích với liều 5-10g/kg có tác dụng tăng sức dẻo dai vô cùng tốt. Để có kết quả tốt nhất nên dùng liên tiếp 7 ngày. Sức khoẻ của bạn sẽ thay đổi một cách bất ngờ.

+ Một liều thuốc chuyên được dùng để tăng sức đề kháng với liều 15g/kg. Ba kích rất có tác dụng trong việc thải độc và tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể dẻo dai hơn.

+ Chống viêm: Trọng lượng dược liệu ba kích từ 5-10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt.

+ Ba Kích không có tác dụng có khả năng tăng cường hiệu lực của Androgen hoặc tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen đối với hệ thống nội tiết.Thí nghiệm đã được thử nghiệm thành công trên chuột bạch và cả chuột nhắt.

+ Có thể bạn không biết, nước ép ba kích có tác dụng làm tăng cơ bắp và trị hạ huyết áp vô cùng tốt.

+ Uống rượu ba kích giúp ngủ ngon và có tác dụng giáng áp huyết nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não.

+ Tác dụng đối với hệ nội tiết: Cho chuột và chuột nhắt uống Ba kích thiên thấy không có tác dụng giống như chất Androgen.

* Thần dược gìn giữ hạnh phúc

Cây thuốc Ba Kích

Cây thuốc Ba Kích

+ Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường. Ba Kích sẽ giúp làm tăng khả năng giao hợp. Đặc biệt đối với những trường hợp giao hợp yếu và thưa. Ba Kích có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, mặc dầu nó không làm tăng đòi hỏi tình dục, không thấy có tác dụng kiểu Androgen.

+ Tuy không làm thay đổi tinh dịch đồ nhưng trên thực tế có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực. Còn các trường hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp thì xử dụng Ba Kích chưa thấy kết quả (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

+ Đối với cơ thể những người tuổi già, những bệnh nhân không biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên và 1 số trường hợp có đau mỏi các khớp, Ba Kích có tác dụng tăng lực rõ rệt, thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ mệt mỏi, ăn ngon, ngủ ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân nặng, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp thì sau khi dùng Ba Kích dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

* Liều dùng:

+ Một thang thuốc ba kích thông thường có 6 – 12 gam. Thuốc ba kích có thể dùng nấu cao, ngâm rượu hoặc tán thành bột.

Cảm ơn các bạn đã cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu về cây thuốc ba kích. Đây là một loại thiên dược quý hiếm tại Việt Nam chuyên dùng cho các quý ông. Thông thường ba kích thường được dùng để ngâm rượu vì có vị rất ngon.

Nguồn: Phucnguyenduong.com

Trả lời