no comments

Top 4 cây thuốc chữa rắn độc cắn hiệu quả lưu truyền dân gian

Rắn là loài động vật hoang dã, thuộc giống bò sát. Rắn sống trong môi trường hoang dã, ít khi tấn công người mà chỉ khi bị săn đuổi hoặc đột ngột gặp người nó mới tấn công để tự vệ. Nếu bị rắn độc cắn thì nên chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn. Trong nhiều trường  rắn cắn, ở vào trường hợp khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” … những cây thuốc mọc tự nhiên trở thành những vị thuốc cứu mạng nhiều người. Sau đây Phúc Nguyên Đường xin được chia sẻ bài viết về những cây thuốc chữa rắn độc cắn.  Nếu bị rắn cắn thì nên chữa trị như thế nào? Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn.

Rắn độc là gì?

cây thuốc chữa rắn độc cắn

cây thuốc chữa rắn độc cắn

      

Rắn độc là các loài rắn có nọc độc, chúng sử dụng nước bọt, chất độc tiết qua những chiếc nanh trong miệng chúng để làm tê liệt hoặc giết con mồi (ngược lại, đa số loài rắn không độc xiết con mồi đến chết).

Nọc độc rắn có thể là độc tố thần kinh hoặc độc tố máu. Độc tố thần kinh tấn công hệ thần kinh trong khi độc tố máu tấn công hệ tuần hoàn.

Rắn độc gồm một vài họ và không có sự phân chia chính thức dùng trong phân loại. Rắn độc thuộc các họ Elapidae, Viperidae, Hydrophiidae, và Atractaspididae (và một số từ họ Colubridae) là loài rắn có nọc độc lớn.

Rắn độc sử dụng độc tố máu thường có nanh tiết chất độc ở trước miệng, giúp chúng dễ dàng tiêm thẳng chất độc vào nạn nhân.

Rắn sử dụng độc tố thần kinh, như loài rắn cây đước độc tính cao. Có nanh nằm ở phía sau miệng đồng thời nanh cong về phía sau. Điều này gây khó khăn cho rắn để sử dụng nọc cũng như cho các nhà khoa học muốn lấy chúng.

Những loài rắn độc nhất

Thế giới của loài rắn luôn ẩn chứa những điều lý thú, bất ngờ. Các loài rắn độc ở Việt Nam phải kể đến:

  • Rắn lục sừng
  • Rắn lục đuôi đỏ
  • Rắn chàm quạp
  • Rắn lục đầu bạc
  • Rắn lục Trùng Khánh
  • Rắn hổ mang xiêm
  • Rắn hổ mang chúa
  • Rắn hổ đất
  • Rắn biển
  • Rắn cạp nong

Nhiều loài sở hữu nọc độc có thể giết người trong tích tắt. Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn. Trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ.

Phân biệt rắn độc và rắn không độc

Trước hết xem xét triệu chứng tại chỗ như: dấu răng, phù nề, màu sắc vùng da bị cắn…Nếu là rắn thường (rắn không độc) như: trăn, rắn nước, rắn ri cá, rắn ri voi, rắn bông súng, rắn lục cườm… thì không có tuyến nọc và không có răng độc. Chỉ có răng hàm, nên khi cắn để lại vết cắn hình vòng cung, dấu răng đều nhau hoặc để lại răng trên vết cắn.

Rắn độc: có răng độc (hay răng khóa). Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc. Do đó khi cắn mổ từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại hai dấu răng trên vết cắn.

Rắn độc cắn thường có hai dấu răng nhưng đôi khi cũng chỉ có một dấu răng hoặc ba, bốn dấu răng. Do đó nên khám xét kỹ, tránh bỏ sót.

Thứ hai, dựa vào triệu chứng toàn thân. Rắn không độc cắn: phản ứng tại chỗ nhẹ, ít. Phản ứng toàn thân không có.

Rắn độc (rắn hổ, rắn lục): nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng há không được. Nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ, chảy máu toàn thân, nôn ra máu…

Bệnh trĩ thường có những biểu hiện như:Chảy máu không đau khi đi tiêu, Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn của bạn… Để biết thêm những cách trị bệnh trĩ hiệu quả bằng thuốc Nam hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi nhé

Xem Ngay  Uống Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Nó

Cách xử lý khi bị rắn cắn – Tìm hiểu về những cây thuốc chữa rắn độc cắn

Nếu bị nhóm rắn hổ cắn

Bước 1: băng ép (garô): Phải nhanh chóng buộc garô (nơi nào có thể garô được) ở phía trên vết cắn 3-5cm. Garô bằng mọi thứ dây tự có tại chỗ như: dây thun, dây chuối, dây quai nón… Chú ý khi garô phải dùng dây bản to để giảm tổn thương nơi garô.

Bước 2: tẩy nọc bằng cách rửa sạch vết rắn cắn, sau đó đến cơ sở y tế rửa lại bằng thuốc tím 1‰, cồn iốt 2%…

Bước 3: rạch rộng vết cắn hình chữ thập (+). Độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được, rạch rộng dài khoảng 1-2cm. Trước khi rạch rộng phải sát trùng để tránh nhiễm trùng, tránh rạch đứt dây thần kinh, mạch máu và dây chằng.

Bước 4: hút máu tại chỗ rắn cắn.

Bước 5: dùng thuốc đơn giản rồi nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế mà ở đó có điều kiện cấp cứu hồi sức.

Nếu bị nhóm rắn lục cắn

cây thuốc chữa rắn độc cắn

cây thuốc chữa rắn độc cắn

Việc cần làm là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó không cần garô, không rạch rộng, không hút máu.

Lý do là garô sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Một số điều cần lưu ý

– Không nên băng garo sau khi bị rắn cắn. Vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã bị buộc khiến phần này dễ hoại tử. Khi đến bệnh viện, bác sĩ tháo băng garo ra thì chất độc sẽ cùng lúc ùa về tim khiến bệnh nhân vào cơn sốc, bệnh nhân có thể tử vong lập tức.

– Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh và tuyệt đối không bôi hóa chất, thuốc, lá cây… lên vết cắn.

– Cách tốt nhất sau khi bị rắn cắn là rửa sạch vết thương. Băng quấn kín vết thương bình thường để không tạo áp suất và gây bầm tím, hoặc băng nẹp giống như khi gãy chân tay.

– Trong khi vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim. Nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.

Sơ cứu khi bị rắn độc cắn

Việc sơ cứu khi bị rắn cắn, nhất là khi bị rắn độc cắn cần kịp thời, đúng cách. Nếu không, bạn rất có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong tại chỗ.

Khi bị rắn độc cắn, sơ cứu vết thường là vô cùng quan trọng. Nếu không được xử lý tốt sẽ nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân. Vì vậy mỗi người hãy tự trang bị cho mình những kỹ năng sơ cứu khi bị rắn cắn phòng khi cần thiết.

Những cây thuốc chữa rắn độc cắn

Trong nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc trúng độc do côn trùng, rắn cắn,… Ở vào trường hợp khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” … Những cây thuốc mọc tự nhiên trở thành những vị thuốc cứu mạng nhiều người.

1. Cây thuốc chữa rắn độc cắn: Bòn bọt 

Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn. Bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương.

Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

2. Cây thuốc chữa rắn độc cắn: Sắn dây

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng. Để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

Hoặc dùng bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Hay lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

3. Cây thuốc chữa rắc độc cắn: Hành tăm 

cây thuốc chữa rắn độc cắn

cây thuốc chữa rắn độc cắn

Khi bị cắn lấy ngay 5 củ Hành tăm, lá Ớt, giã nhỏ đắp nơi bị rắn rết cắn, hết nhức thì tháo bỏ đi. Ngày làm 1 – 2 lần đến khi hết đau, thường thì 15- 30 phút là hết đau, 2 – 3 giờ khỏi. Hành tăm có tác dụng giải độc thông kinh lạc, lá Ớt có tác dụng hoạt huyết, sát trùng lợi tiểu.

4. Cây thuốc chữa rắn độc cắn: Cây kim vàng

cây thuốc chữa rắn độc cắn

cây thuốc chữa rắn độc cắn

Khi bị rắn độc cắn cần sơ cứu garo trên vị trí rắn cắn, trích rạch chỗ rắn cắn. Dùng ống giác hoặc hạt giót màu đỏ tươi áp vào chỗ rạch để hút máu bầm. Giã mịn 20g lá Kim vàng (lá bánh tẻ) và 5g Phèn chua lọc nước cho bệnh nhân uống, cứ 15 – 30 phút uống một lần.

Sau đó 2 giờ uống một lần, tuỳ mức độ nặng nhẹ mà thôi uống. Khi thấy bệnh trạng đã ổn định, thường là sau 2 –3 ngày. Nếu vết thương nhiễm trùng thì dùng kháng sinh.

Phòng ngừa rắn cắn

– Cảnh giác với rắn sau các cơn mưa, lũ lụt, mùa thu hoạch và ban đêm.

– Không đến gần nơi đống gạch vụn, đống rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật.

– Đêm tối nên đi ủng, giày cao cổ, mặc quần dài và dùng đèn.

– Đội mũ rộng vành nếu đi trong rừng, khu vực nhiều cây cỏ.

– Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất. Nên quan sát kỹ nơi ngồi hay nằm nghỉ.

– Thường xuyên kiểm tra nhà ở xem có rắn không. Tránh xây kiểu nhà tạo điều kiện cho rắn ở (như lợp nhà mái tranh, tường xây bằng rơm, bùn với nhiều hốc, nền nhà nhiều vết nứt…).

– Không trêu chọc, sờ vào miệng rắn, kể cả rắn chết hay đầu rắn đã cắt rời.

– Khi bắt rắn nên dùng gậy có móc nâng rắn lên rồi nắm nhẹ thân rắn, không để miệng rắn tiếp xúc với cơ thể.

Vậy là Phúc Nguyên Đường đã chia sẻ những thông tin các cây thuốc chữa rắn độc cắn, và những thông tin về rắn độc tới các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp được bạn có thêm kiến thức về các loài rắn độc. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, có thể chia sẻ tới mọi người.

Nguồn: Phúc Nguyên Đường

Trả lời