no comments

Tác dụng không ngờ của Cây thuốc hà thủ ô bạn nên biết

Xanh tóc, đỏ da nhờ cây thuốc hà thủ ô. Dịch của hà thủ ô làm chậm quá trình lão hóa và tăng hồng cầu trong máu khiến da hồng hào, râu tóc giữ được màu lâu dài. … Bộ phận được sử dụng là rễ củ có màu đỏ sậm được bán ở dạng củ bổ đôi hoặc theo từng lát miếng phơi khô.

Cây thuốc hà thủ ô mọc ở đâu?

Hà thủ ô có tên khoa học là Streptocaulon, thuộc họ Aslepiadaceae. Cây có dạng thân leo, thường có chiều dài từ 2 – 5m, sống quấn hay leo trên các cây khác. Loài cây này có vỏ màu nâu, phiến là rất rộng và dài, thường mọc đối xứng với nhau. Hoa hà thủ ô có màu vàng nhạt, thường mọc ở các nách lá, có hạt. Nhựa cây có màu trắng sữa dùng làm thuốc được, rễ cây chứa tinh bột và tannin pyrogalic.

Cây thuốc hà thủ ô thường mọc tự nhiên ở khắp nơi, tại các vùng đồi, gò cao, những ruộng đất bỏ hoang hay rừng cây nhiệt đới. Ở Việt Nam, hà thủ ô mọc chủ yếu tại vùng núi trung du phía Bắc. Cây có hai loại chính là hà thủ ô đỏ và trắng, đều được sử dụng để chế biến vào các bài thuốc chữa bệnh.

Phân biệt cây thuốc hà thủ ô đỏ và trắng như thế nào?

Hà thủ ô được coi là một vị thuốc bổ Đông y có khả năng làm người già hóa trẻ, tóc bạc hóa đen. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người đã tìm hà thủ ô, như một phương thuốc làm hãm phanh quá trình lão hóa tàn khốc của thời gian.

Tuy nhiên, không phải cứ là hà thủ ô là sẽ có khả năng “hóa trẻ”. Bởi thật chất, tại Việt Nam có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Do đó, bạn cần biết cách phân biệt hà thủ ô đỏ và trắng nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ” …

Cây thuốc Hà thủ ô đỏ

Có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Cây thuốc Hà thủ ô trắng

Là loại dây mọc bò hoặc leo, người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, nhiều nhựa trắng trên thân lá, không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

Ngoài ra, hà thủ ô đỏ đôi khi cũng bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, trong bài viết này chúng tôi cũng sẽ cung cấp cho bạn cách phân biệt củ hà thủ ô đỏ với củ nâu.

cây thuốc hà thủ ô

cây thuốc hà thủ ô

Củ nâu

Phiến hà thủ ô giả thường dày khoảng 1-3mm, màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Dùng lâu ngày sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể và hại gan, thận. đỏ.

Đặc điểm của cây thuốc Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng

Cây thuốc Hà thủ ô đỏ

Đặc điểm thực vật học, mô tả sơ bộ về cây hà thủ ô đỏ

Đặc điểm thực vật học Hà thủ ô đỏ …

(a) lá hà thủ ô

(b) rễ củ hà thủ ô

(c) thân rễ hà thủ ô

(d) thân dây hà thủ ô khô …

Hoa hà thủ ô đỏ …

Cây hà thủ ô đỏ trồng trong chậu. …

Củ Hà thủ ô đỏ sống (chưa qua chế biến) …

Nấu và phơi hà thủ ô với nước đậu đen.

Cây thuốc Hà thủ ô trắng

Là cây dây leo, dài từ 2 đến 5 mét. Thân và cành màu nâu đỏ, có nhiều lông, khi già thì nhẵn dần, lông dần biến mất. Vì cây có nhiều lông trông như mốc nên có nơi còn gọi là dây mốc.

Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tía mọc thành xim, rất nhiều lông

Toàn cây bấm thân, lá, quả non chỗ nào cũng ra nhựa trắng như sữa non, nên cây còn có tên là sữa bò.

Tên Mã liên an: có nghĩa là ngựa liền với yên, chuyện kể rằng: Xưa có một ông tướng cưỡi ngựa, ngựa đang di bỗng bị cảm chết.  Được một người dùng cây này điều trị sống lại, người tướng liền biếu cả ngựa và yên để tạ ơn ngừa đã cứu sống.

Củ bên trong có màu trắng và chứa nhiều nhựa. Củ thường nhỏ hơn hà thủ ô đỏ

Tê tay là một loại bệnh trong chúng ta ai cũng đã mắc phải, vậy làm sao để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé

Xem Ngay  Dùng canh bình suyễn điều trị hen suyễn như thế nào?

Cách chế biến cây thuốc hà thủ ô

Chế biến bất kì loài thuốc nào cũng cần tuân thủ đúng các bước để phát huy tốt nhất tác dụng của thuốc. Chế biến hà thủ ô cũng không ngoại lệ. Hầu như tất cả các bộ phận của cây hà thủ ô đều được lấy để chữa bệnh. Nhưng phổ biến nhất vẫn là phần củ.

Củ trước khi kết hợp với các vị thuốc khác cần được ngâm với nước vo gạo một ngày một đêm. Sau đó rửa sạch và trộn với đậu đen, phụ gia bắt buộc luôn gắn liền với loài thuốc này. Tỉ lệ kết hợp  của cây thuốc hà thủ ô và đậu đen là: 1: 0,1:2. Tức là cứ 1 kg hà thủ ô thì cần 1 lạng đậu đen và 2 lít nước.

Sau khi kết hợp thì bắc lên bếp, đun đến khi gần cạn nước thì dừng lại. Khi đun bạn nên đảo để cho củ được chín đều. Sau khi củ chín, vớt củ ra, cạo sạch vỏ, sắt thành từng lát mỏng, phơi khô. Nếu nước đậu đen còn thì trong quá trình phơi cỏ thể tẩm thêm vào các lát rồi tiếp tục phơi.

Phơi dưới ánh nắng mặt trời là tốt nhất, nên phơi lấy 8- 9 nắng. Bảo quản bằng các dụng cụ thích hợp, tránh ẩm.

cây thuốc hà thủ ô

cây thuốc hà thủ ô

Công dụng của cây thuốc hà thủ ô               

Làm đen râu tóc

Theo quan niệm của y học cổ truyền, râu tóc có quan hệ mật thiết với tàng thận, thận tàng chứa tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết do đó tóc sẽ không được nuôi dưỡng đầy đủ nếu thận yếu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc dễ rụng và bạc sớm.

Ngược lại nếu thận tinh xung túc thì râu tóc dầy khỏe và đen bóng. Với công dụng giúp bồi dưỡng huyết tư âm,bồi bổ can thận việc sử dụng hà thủ ô sẽ giúp tóc thêm đen, mượt hơn.

Tốt cho việc sinh đẻ con cái

Thận hoạt động tốt sẽ giúp tăng cường sinh lực. Nâng cao việc quan hệ phòng the, thúc đẩy năng lực sinh dục và giúp việc sinh con trở nên dễ dàng hơn. Tương truyền rằng, hoàng đế Minh Thế Tông hoàng nhờ hay uống hà thủ ô mà có thể chữa khỏi chứng bất dục

Giúp kéo dài tuổi thọ – Công dụng tuyệt vời của cây thuốc Hà Thủ Ô

Thường xuyên sử dụng hà thủ ô sẽ giúp bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ. Đây chính là phương pháp sống lâu thường được nhiều người xưa truyền miệng.

Trị huyết áp cao

Đây là căn bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, nhất là ở người cao tuổi. Để điều trị các chứng bệnh kể trên có thể áp dụng bài thuốc sau đây: Chế Hà thủ ô, Sinh địa, Sa uyển tật lê, Hy thiêm thảo, Hạn liên thảo, Tang ký sinh, Hoài Ngưu tất, Huyền sâm, Sinh Bạch thược, Nữ trinh tử.

Mỗi thứ 12g, sắc nước uống sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.

Trị sốt rét lâu ngày, thương âm khó lành

Sử dụng bài thuốc: Hà thủ ô 40g, Sài hồ 12g, Đậu đen 20g, sắc nước phơi sương 1 đêm, sáng hầm lên uống nóng sẽ nhanh khỏi.

Trị tổn thương thần kinh quay – Công dụng bất ngờ của cây thuốc Hà Thủ Ô

Nếu tổn thương thần kinh lấy 30g hà thủ ô đem rửa sạch, sắc với nước, chia uống sáng và chiều. Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý:

Nếu dùng hà thủ ô không đúng cách, chưa qua sao chế, mà để vậy đem phơi khô rồi nấu nước uống hằng ngày thay trà thì không có lợi. Nếu dùng lâu dài như thế thì chất chát có trong hà thủ ô sẽ gây viêm thận, bí tiểu. Thường người ta sao chế hà thủ ô rồi mới dùng.

Bạn có thể áp dụng theo cách này: Dùng 1 kg củ hà thủ ô trắng, cạo sạch vỏ, đập nát, bỏ tim, rồi ngâm với nước vo gạo để trong một đêm. Sau đó cho cùng 1 kg đậu đen vào nồi, cho nước ngập đầy, nấu sôi trong 4 giờ.

Để cạn tự do, rồi lấy hà thủ ô đem phơi khô, để dành dùng dần. Mỗi ngày dùng 50 gr đem nấu nước uống. Ngoài ra, còn nhiều cách khác trong việc sử dụng hà thủ ô.

Giới thiệu một số bài thuốc với cây thuốc Hà thủ ô

Bài thuốc 1: Kết hợp hà thủ ô với huyền sâm, sinh địa, mỗi vị 20 gram, sắc uống. Thuốc chữa hoa mắt, ù tai, mỏi khớp gối, đau lưng, rụng tóc.

Bài thuốc 2: Kết hợp các vị thuốc như tầm gửi dâu, kỷ tử, ngưu, mỗi vị 16gram với 20 gram hà thủ ô.

Bài thuốc 3: Hà thủ ô ước lượng khoảng 1 rổ đầy kết hợp với 5 lạng đậu đen. Giã nhỏ các vị, đổ ngập nước rồi đem nấu nhừ cho tới khi hỗn hợp đặc lại thì bắc ra đổ vào vải lọc lấy nước cốt. Sau đó đổ thêm 500 ml mật ong, nấu thành cao. Mỗi lần dùng 1 thìa sẽ giúp bổ kinh khí huyết.

Bài thuốc 4: Kết hợp 2 loại hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng với 1 lượng cân bằng, ngâm trong nước vo gạo 3 ngày, 3 đêm. Vớt củ ra sắt lát rồi đem sao vàng, sau tán nhỏ tạo thành viên cỡ hạt đậu. Khi dùng thuốc, mỗi lần uống khoảng 50 viên kết hợp với 1 chén rượu sẽ giúp bổ huyết, gân cốt.

Đối tượng sử dụng cây thuốc Hà Thủ Ô

  • Người tóc bạc sớm
  • Người bị cảm sốt
  • Người bình thường vẫn sử dụng được hà thủ ô để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi xuân.

Trên đây là bài viết về  nguồn gốc, tác dụng cũng như công dụng của cây thuốc hà thủ ô. Bạn nào đang quan tâm đến cây thuốc hà thủ ô. Có thể  tham khảo bài viết trên của  Phúc Nguyên Đường chia sẻ. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho sức khỏe của bạn.

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Trả lời