no comments

Bệnh thận ứ nước: Nguyên nhân, Các cấp độ và cách điều trị cực an toàn

Bệnh thận ứ nước là căn bệnh khiến nhiều người đau đầu và gặp khó khăn trong việc chữa trị. Vậy hãy cùng tìm hiểu những cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả qua bài viết sau.

Bệnh thận ứ nước là bệnh gì?

Bệnh thận ứ nước

Thận ứ nước (hydronephrosis) là tình trạng thận bị sưng lên do nước tiểu tích tụ quá nhiều. Nó xảy ra khi nước tiểu không thể thoát ra từ thận đến bàng quang vì bị tắc nghẽn. Thận ứ nước có thể xảy ra ở một hoặc cả hai quả thận. Mỗi quả thận bao gồm hai phần. Trong đó một phần lọc máu để loại bỏ nước, muối và chất thải dư thừa. Phần còn lại thu thập nước tiểu. Khi một phần của thận thu thập nước tiểu bị tắc nghẽn, sự tích tụ gây ra sưng.

Hệ thống tiết niệu

Ngoài thận, hệ thống tiết niệu bao gồm hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Các vấn đề với bất kỳ cấu trúc nào trong số này có thể khiến chất lỏng chảy ngược vào thận. Nếu chỉ có một trong hai quả thận bị ảnh hưởng, tình trạng này được gọi là thận ứ nước đơn phương . Nếu cả hai quả thận đều bị ảnh hưởng, nó được gọi là thận ứ nước cả hai bên.

Thận ứ nước có thể dẫn đến giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị ngay, tổn thương vĩnh viễn cho thận. Hoặc thận có thể xảy ra, dẫn đến suy thận. Thận ứ nước là tổn thương làm cho thận bị giãn và sưng to. Ứ nước có thể chỉ ở một bên thận hoặc ở cả hai bên. Bệnh có thể gây suy giảm chức năng thận, gây tổn thương cấu trúc tế bào thận.

Nguyên nhân gây ra bệnh thận ứ nước

  1. Nguyên nhân do biến chứng bệnh lý: sỏi thận gây tắc nghẽn niệu quản, trào ngược bàng quang, ung thư bàng quang, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu…
  2. Nguyên nhân do tác động ngoại thể: Đây là hậu quả của một phần ảnh hưởng bởi những thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt trong đời sống hàng ngày. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng rượu bia hoặc dùng thuốc bổ thận quá đà.
Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Triệu chứng của bệnh thận ứ nước

Thận ứ nước độ 1

Thận ứ nước độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, các cầu thận sưng giãn nhẹ (dA-P khoảng 5-10 mm). Đôi khi thận ứ nước độ 1 có sỏi, sẽ gây ra rất nhiều đau đớn cho người bệnh. Mặc dù thận ứ nước độ 1 không gây ra các triệu chứng rõ ràng, cũng như mức độ  nguy hiểm gần như bằng 0, nhưng có thể nhanh chóng chuyển biến nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Thận ứ nước độ 2

Sự nguy hiểm tăng cao ở giai đoạn thận ứ nước độ 2, lúc này cầu thận sưng giãn hơn bình thường khoảng 10-15 mm. Người bệnh phải gánh chịu cơn đau mạn sườn và hông cả ngày. Kèm theo đó là tình trạng đi tiểu liên tục (lượng nước tiểu nhiều gấp 1,5-2 lần so với bình thường).

Thận ứ nước độ 2 không nhất thiết phải mổ. Người bệnh có thể điều trị các triệu chứng cấp tính bằng thuốc tây. Rồi sau đó sử dụng thuốc Nam, Bắc để điều trị các triệu chứng mãn tính của bệnh.

Thận ứ nước độ 3

Bước sang giai đoạn thận ứ nước độ 3, tình trạng bệnh được đánh giá là có những chuyển biến phức tạp và đặc biệt rất nguy hiểm. Độ giãn của cầu thận vượt quá 15mm, trên ảnh chụp CT rất khó để phân biệt được bể thận với đài thận.

Khi bệnh phát triển tới giai đoạn thận ứ nước độ 3, tình trạng bệnh được đánh giá là có những chuyển biến phức tạp và đặc biệt nguy hiểm. Khi bị thận ứ nước độ 3, bệnh nhân sẽ trở nên mệt mỏi do cơ thể bị tích nước. Đây là biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Triệu chứng của bệnh thận ứ nước

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau đột ngột hoặc dữ dội ở lưng hoặc bên
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc đau
  • Máu trong nước tiểu
  • Yếu hoặc khó chịu
  • Sốt do nhiễm trùng đường tiết niệu

Các triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh. Ví dụ như người mắc bệnh sỏi thận thì biểu hiện có thể là có máu trong nước tiểu . Có dấu hiệu đau nặng ở phần sườn lan xuống đến háng. Nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt hoặc tiền liệt tuyến mở rộng có thể có vấn đề về đường tiểu tiện cần phải đi tiểu vào ban đêm và không thể tiểu hết được.

Bệnh mất ngủ: Nguyên nhân, Tác hại và Cách điều trị bằng cây thuốc Nam được bác sỹ khuyên dùng. Hãy tìm hiểu ngay nhé.

Xem Ngay  Cây thuốc mật gấu trị bệnh gì và những điều bạn cần biết

Một số triệu chứng của bệnh thận ứ nước dễ thấy nhất đó là đau sườn, đau bụng, cơn đau xuất hiện ở hông lưng oặc sườn sau sau đó lan xuống háng, buồn nôn, nôn mửa, tiểu nhiều về đêm, tăng huyết áp.

Có thể có những dấu hiệu khác thường khác không được đề cập. Nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ ngay để tìm được câu trả lời chính xác nhất.

Bạn có thể gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn bị đau ở vùng hông hoặc đi tiểu ra máu. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn nhìn thấy nước tiểu của bạn rơi từng giọt mà không rơi thành dòng trong lúc đi tiểu hoặc bạn buồn tiểu mà không thể tiểu tiện được.

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Bệnh thận ứ nước có chữa được không

Các tổn thương này có thể hồi phục nếu bạn phát hiện bệnh sớm, tìm cách điều trị kịp thời. Và ngược lại, nếu thận ứ nước độ 1 kéo dài nhiều tuần, không được điều trị. Nó sẽ để lại tổn thương sẽ là vĩnh viễn, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các đơn vị thận bị huỷ hoại dần, mức lọc cầu thận giảm đi. Cuối cùng đưa đến suy thận mãn tính, viêm cầu thận.

Cách chẩn đoán bệnh thận ứ nước

  • Khám thực thể, bác sĩ của bạn sẽ hỏi bạn về bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải. Sau đó sẽ kiểm tra khu vực gần thận và bàng quang xem có đau hay sưng không. Bác sĩ có thể hỏi về lịch sử y tế của bạn và lịch sử y tế của gia đình bạn. Đàn ông có thể cần phải trải qua một cuộc kiểm tra trực tràng. Điều này để xác định xem tuyến tiền liệt có bị phì đại hay không. Phụ nữ có thể yêu cầu khám phụ khoa để đánh giá liệu có bất kỳ vấn đề nào với tử cung hoặc buồng trứng hay không.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Mẫu nước tiểu của EMA sẽ được thu thập và phân tích. Nó giúp tìm xem có bất kỳ tế bào máu, vi khuẩn hoặc tế bào bất thường nào không.
  • Xét nghiệm máu: Có thể thực hiện công thức máu toàn phần để xác định xem có nhiễm trùng hay không. Các xét nghiệm khác như xét nghiệm nitơ urê máu (BUN) hoặc mức lọc cầu thận có thể được thực hiện để đánh giá chức năng thận.
  • Siêu âm hình ảnh: Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc siêu âm.

Bị bệnh thận ứ nước nên kiêng ăn gì?

Hạn chế ăn đạm động vật

Thực phẩm chứa một lượng lớn đạm động vật sẽ không tốt cho thận. Chất béo từ thịt động vật có khả năng khiến hình thành viên sỏi trong thận. Chính vì thế tình trạng bệnh thận ứ nước cũng có nguy cơ trầm trọng hơn. Tuy nhiên người bệnh cũng không nên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Nên duy trì ở một lượng nhỏ vừa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hạn chế lượng muối mỗi ngày

Việc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể sẽ giảm khả năng hình thành sỏi thận, đồng thời giúp giảm đau do triệu chứng của thận hư.

Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C

Rất nhiều người lầm tưởng khi bị thận ứ nước nên sử dụng nhiều vitamin C. Tuy nhiên đây lại là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết người bệnh thận ứ nước nên giảm thiểu lượng vitamin C nạp vào cơ thể mỗi ngày. Điều này giúp kìm hãm sự phát triển của sỏi thận. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc hạn chế vitamin C sẽ giúp bệnh nhân thận ứ nước giảm được những cơn đau xảy ra.

Người bị thận ứ nước nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh

  • Chất xơ không thể thiếu được trong các bữa ăn hàng ngày của người bệnh thận ứ nước
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi rất tốt để cải thiện bệnh
  • Đừng quên uống nhiều nước cũng là cách để giải độc thận, từ đó cải thiện chức năng thận.
Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

1. Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước – Rễ cỏ tranh

  • Dùng 200 gam rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml nước, uống 2 – 3 lần/ngày
  • Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng và hạ huyết áp giúp trị thận ứ nước hiệu quả.
Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

2. Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước – Râu ngô

  • Chọn râu ngô tươi sợi to, bóng mượt, màu nâu nhung sắc lấy 200ml nước uống hàng ngày
  • Kiên trì sử dụng trong khoảng 10 ngày giúp làm tan sỏi, loại bỏ triệu chứng đi tiểu lắt nhắt của người mắc bệnh thận ứ nước.
Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

3. Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước – Kim tiền thảo

  • 100 gam kim tiền thảo sắc lấy nước dùng 1 – 2 lần mỗi ngày
  • Theo đông y, kim tiền thảo có tác dụng điều trị thận ứ nước, lợi tiểu, ngăn ngừa sự gia tăng thích thước của sỏi thận.
Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

4. Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước – Bông mã đề

  • Chuẩn bị 10 gam bông mã đề, 2 gam cam thảo sắc lấy 200ml nước chia thành 3 lần uống trong ngày
  • Bông mã đề có tác dụng bào mòn sỏi trong bàng quang và đường tiết niệu, hỗ trợ chữa thận ứ nước.
Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

5. Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước – Tinh bột nghệ

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng trong tinh bột nghệ chứa hợp chất chống viêm, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa hình thành sỏi. Vì vậy người bệnh thận ứ nước có thể uống tinh bột nghệ hàng ngày.

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

6. Cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước – Hoa hồng

Nếu các vị thảo dược ở trên gây khó khăn khi tìm kiếm thì hoa hồng sẽ hoàn toàn dễ dàng cho bạn. Một vị thuốc không ngờ từ vườn nhà chữa bệnh thận ứ nước hiệu quả.

Nguyên liệu vừa đơn giản, vừa dễ kiếm này mang lại hiệu quả không ngờ trong chữa bệnh thận ứ nước. Bạn cần chuẩn bị hoa hồng cùng các vị thuốc nam sau: xa tiên tử, ngưu tất, xuyên khung, tì giải, ích trí nhân, xài hồ, chỉ xác, đương quy.

Tất cả các thảo dược đã chuẩn bị trên đem sắc lên lấy nước uống. Mỗi ngày đều đặn uống hai lần sáng và tối.

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước

Trên đây là bài viết về bệnh thận ứ nước cùng với những cây thuốc Nam trị bệnh thận ứ nước. Hy vọng bạn có thể áp dụng để chữa bệnh hiệu quả. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Trả lời