no comments

Tại sao nói thuốc Đông y điều trị bệnh phù vô căn ở phụ nữ hiệu quả?

Bệnh phù vô căn ở phụ nữ là chỉ chứng phù nề không rõ nguyên nhân. Có 45 trường hợp dùng thuốc đông y chữa bệnh này, hiệu quả như ý, cụ thể như sau:

Số liệu lâm sàng

45 trường hợp là bệnh nhân của phòng mạch, nữ, độ tuổi từ 30 – 52; thời gian mắc bệnh từ 1 tháng đến 2 năm; tất cả bệnh nhân đều được đo điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận, nước tiểu đều không phát hiện dấu hiệu bất thường.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

a) Do nguyên nhân tinh thần bị ức chế, người bị rối loại chức năng thần kinh tự chủ.

b) Chứng phù nề và thời kỳ kinh nguyệt không có liên quan với nhau, mặc dù trước, trong và sau thời kỳ kinh nguyệt bị phù nề nặng, nhưng giữa hai kỳ kinh nguyệt vẫn bị phù nề.

c) Buổi sáng thức dậy mặt bì phù, ban đêm bị phù chân, thường kèm theo tức ngực, chướng bụng dài.

d) Chân bị phù vào buổi chiều, sau khi đứng, vận động thì tình trạng nặng hơn, nhấn vào da thấy lõm vào.

e) Kiểm tra trọng lượng bệnh nhân vào sáng tối, trung bình vào ban đêm trọng lượng tăng khoảng 2000g. 

f) Đa phần bệnh nhân đều bị mất ngủ.

Dùng thuốc rửa Đông y để trị Ngứa bộ phận sinh dục nữ như thế nào cho đúng cách và đạt được hiệu quả tốt nhất

Xem Ngay  Cây quao và 5 công dụng tuyệt vời của cây quao đối với sức khỏe

Phương pháp chữa trị

Toa thuốc: đan sâm, sao mạch nha mỗi loại 30g, dâm dương hoắc, ba kích thiên mỗi loại 15g, uất kim, tam lăng, nga thuật mỗi loại 10g. .

Gia giảm: chướng hông, bức rức dễ cáu gắt, thêm sài hồ, chỉ xác mỗi loại 10g; táo bón chướng bụng, thêm đại hoàng 5g; tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, thêm bạch thuật, phục linh mỗi loại 10g; phù nặng, thêm trạch tả, phục linh môi loại 10g; tim đập nhanh, thêm sao toan táo nhân, chích viễn chí mỗi loại 10g; lưỡi có tụ máu, hành kinh đau bụng thêm đào nhân, hồng hoa, hương phụ, xuyên ngưu tất mỗi loại 10g; đau nhức xương khớp, thêm uy linh tiên 10g; bù rức, lo âu, thêm đạm trúc diệp 10g.

Cách dùng: nấu lấy nước thuốc, chia 2 lần uống, một ngày 1 thang, mỗi tuần 6 thang, 1 liệu trình 4 tuần.

Hiệu quả điều trị

Tiêu chuẩn hiệu quả: hết bệnh, triệu chứng phù nề cùng các triệu chứng khác không còn, theo dõi trên nửa năm không thấy tái phát; hiệu quả rõ rệt, triệu chứng bệnh không còn, nhưng do lao lực hoặc tâm trạng bị kích động nên xuất hiện tình trạng bị sưng phù nhẹ, tiếp tục dùng thuốc trên thì khỏi hẳn; thuyên giảm, hiện tượng sưng phù cùng các triệu chứng kèm theo cải thiện một phần; không hiệu quả, bệnh tình không cải thiện.

Kết quả: hết bệnh 28 trường hợp (62,2%), hiệu quả rõ rệt 12 trường hợp (26,7%), thuyên giảm 3 trường hợp (6,7%), không hiệu quả 2 trường hợp (4,4%), tổng tỷ lệ đạt hiệu quả là 95,6%.

Kinh nghiệm 

Chứng bệnh phù vô căn là một dạng của chứng phù nề trong đông y. Biểu hiện lâm sàng của bệnh tuy rất phức tạp, nhưng cơ bản vẫn là triệu chứng toàn thân sưng phù. Trong lúc điều trị phải kết hợp bổ với phá, khai thông nội ngoại, điều bổ âm dương, để đạt được mục đích giảm sưng phù.

Uất kim có tác dụng làm tan máu tụ, làm tan khí trụ; tam lăng, nga thuật có tác dụng lý khí hoà huyết, hoá ứ tiêu tích; đan sâm, cùng với 4 vị thuốc, có thể trợ giúp tam lăng và nga thuật hoạt huyết, tan máu tụ, lại có thể dưỡng huyết an thần; mạch nha có tác dụng kiện tỳ, tiêu hoá tốt, mà lại còn tốt cho can khí; để đề phòng tác dụng tấn công quá mạnh của thuốc, tổn hại đến chính khí.

Bài thuốc còn phối thêm dâm dương hoắc, ba kích thiên, có tác dụng ấm bổ thận dương, những ấm mà không nóng, có thể nhuận thận, có thể tráng nguyên dương, ấm ngũ tạng. Các vị thuốc phối hợp, có tác dụng công phá và bồi bổ, công phá nhưng không làm tổn hại chính khí, bồi bổ nhưng không làm nghẽn kinh mạch, bổ phá kết hợp, đối với chứng bệnh phù vô căn này có thể điều bổ âm dương, khứ ứ tán kết, giảm sưng phù.

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời