no comments

Cây Đỗ trọng là gì ? – Thần dược thuốc Nam cải thiện sức khỏe hiệu quả

Rất nhiều cây thuốc Nam có tác dụng chữa bệnh rất tốt, trong đó có cây đỗ trọng. Vậy cây đỗ trọng là gì, nó có tác dụng thế nào? Cùng xem qua bài viết của Phúc Nguyên Đường nhé!

Cây đỗ trọng là gì? 

Đỗ trọng là một loài cây gỗ nhỏ, có nguồn gốc ở Trung Quốc rồi dần dần phát triển và được trồng rộng rãi, cây đỗ trọng đã được nhập giống và trồng tại Việt Nam từ năm 1958 để lấy vỏ do có giá trị cao trong y học cổ truyền trị bệnh phong thấp, đau lựng,…

Đặc điểm của cây Đỗ trọng là cao hơn 10m. Lá mọc so le, có cuống, mép khía răng. Vỏ thân và lá có nhựa mủ trắng, khi bị bẻ gãy kéo dài ra như tơ nối liền giữa các mảnh. Hoa đơn tính khác gốc, hoa đực và hoa cái không có bao hoa. Quả hình thoi dẹt, màu nâu. Đỗ trọng là thần gỗ nên được dùng làm bàn ghế, đồ gia dụng và một số dụng cụ cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra nhựa đỗ trọng rất dính, cho nên còn chế làm deo dán, dùng trong kỹ nghệ chế tạo đồ điện.

Đỗ trọng là gì

Đỗ trọng là gì

Đặc điểm của cây Đỗ trọng là gì?

Lá cây hình trứng, bề mặt nhẵn bóng, màu xanh, có răng cưa. Cây đực và cái được phân biệt rất rõ ràng: Hoa đực có cuống mọc thành từng chùm, thường dùng để làm thuốc; hoa cái có hai nhụy hợp thành, phía đầu tách đôi. Quả tư trọng mỏng dẹt, hơi lồi ở giữa, bên trong có 1 hạt dùng để làm giống.

Vỏ cây dày, xù xì, màu nâu đen, chứa chất keo màu trắng bạc khi bẻ gãy thấy những sợi nhựa. Đây là phần có công dụng tốt nhất của cây, thường được dùng để làm thuốc.

Cây tư trọng trồng từ 8 – 10 năm mới bắt đầu thu hoạch vỏ. Vỏ tư trọng sau khi bóc phải đem luộc qua nước sôi rồi để ở mặt phẳng có lót rơm và nén chặt cho nhựa chảy ra. Sau khoảng 1 tuần thì kiểm tra, nếu thấy vỏ có màu tím thì mang ra phơi và cạo bỏ phần vỏ bên ngoài.

Đỗ trọng là gì

Đỗ trọng là gì

Thu hái và sơ chế Đỗ trọng như thế nào?

Sau khi cây trồng được 10 năm, thì chọn những cây to mập để thu hoạch trước. Vào tháng 4 hoặc tháng  5 hàng năm, lấy cưa cưa đứt chung quanh vỏ cây thành những đoạn dài ngắn tùy ý. Sau đó dùng dao rạch dọc thân cây thành từng miếng để bóc vỏ cho dễ.

Để cho cây không bị chết mà vẫn giữ nguyên tình trạng của rừng cây, khi bóc vỏ chỉ bóc 1/3 vỏ ở chung quanh cây, đề giữ cho cây tiếp tục sinh trưởng sau mấy năm vỏ ở chỗ bóc đó đã liền lại như cü, lúc đó lại có thể tiếp tục bóc.

Vỏ bóc về đem luộc nước sôi. Sau đó trải ở chỗ bằng phẳng dưới có lót rơm, bên trên chặt làm cho vỏ phẳng. Chung quanh lấy rơm phủ kín để ủ cho nhựa chảy ra. Sau đó độ một tuần, lấy ra một miếng để kiểm tra. Nếu bạn kiểm tra mà thấy vỏ có màu tím, thì có thể dỡ ra đem phơi. Bạn nhớ cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ thật nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng ý muốn. Phần dùng làm thuốc: Vỏ (Cortex Eucommiae).

Tác dụng của cây Đỗ trọng là gì?

Tìm hiểu ngay các loại cây thuốc nam dễ trồng lại chữa bệnh cực hiệu quả mà bác sĩ khuyên bạn nên trồng và sử dụng. Tham khảo ngay bài viết để biết thêm chi tiết

Xem Ngay  Top 50+ những câu hỏi về các bệnh ngoại khoa mà bác sĩ đã tư vấn

Tác dụng dược lý của cây Đỗ trọng

+ Tác dụng hạ áp: Sắc nước và cồn chiết xuất thuốc đều có tác dụng hạ áp, nước sắc tác dụng mạnh hơn, nước sắc Đỗ trọng sao tốt hơn nước sắc Đỗ trọng sống. Cơ chế tác dụng chủ yếu do thuốc trực tiếp làm thư gĩan cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học) nhưng tác dụng hạ áp thời gian ngắn (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Thuốc có tác dụng hạ Cholesterot huyết thanh, dãn mạch, tăng lưu lượng máu của động mạch vành (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Có tác dụng kháng viêm, tăng cường chức năng vỏ tuyến thượng thận (Trung Dược Học).

+ Thuốc làm tăng tính miễn dịch của cơ thể. Thực nghiệâm chứng minh thuốc có tác dụng điều chỉnh chức năng của tế bào. Lá, cành, vỏ tái sinh của Đỗ trọng đều có tác dụng như nhau (Trung Dược Học).

+ Cây có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Ngoài ra còn có tác dụng lợi tiểu khi sử dụng

Tác dụng chữa bệnh của cây Đỗ trọng là gì – Các bài thuốc đi kèm

Chữa đau vùng thắt lưng

Đỗ trọng, hạt Quít mỗi vị đều 80g, sao, tán nhỏ uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc dùng Tỳ giải, Địa cốt bì sắc cách thủy với rượu, uống thường ngày.

Chữa ra mồ hôi trộm

Đỗ trọng, Mẫu lệ đều bằng nhau tán nhỏ, uống với rượu, mỗi lần một thìa.

Chữa các chứng bệnh của trẻ em thuộc hư hàn và bẩm sinh ốm yếu

Các bệnh như kinh giản, hen suyễn, lỵ mạn tính, mất tiếng, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói, chậm đi: Đỗ trọng 4g, Thục địa 4g, Sơn dược 4g, Sơn thù 4g, Phục linh 4g, Ngưu tất 4g, Mẫu đơn 3g, Ngũ vị 2g, Trạch tả 3g, Phụ tử chế 1,2g, Nhục quế 0,8g, sắc uống.

Chữa phụ nữ sẩy thai

Đỗ trọng, Cẩu tích, Ba kích, Thục địa, Vú bò, Củ gai, Dương quy, Tục đoạn, Ý dĩ sao, mỗi vị đều 10g, sắc uống.

Chữa những bệnh khác

Chữa thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương: Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn, Đương quy, Thục địa, Ba kích, Cẩu tích, Cốt toái bổ, Mạch môn, Hoài sơn, mỗi vị đều 12g, sắc uống hoặc tán bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15-20g, chia làm 2 lần. Hoặc dùng Đỗ trọng 16g, Tỳ giải 16g, Cẩu tích 20g, Dây đau xương 12g, rễ Gốc hạc 12g, Thỏ ty từ 12g, rễ Cỏ xước 12g, Cốt toái bổ 16g, Củ mài 25g, Sắc uống.

Đỗ trọng là gì

Đỗ trọng là gì

Kỹ thuật trồng cây Đỗ trọng là gì?

Nhiệt độ thích hợp trồng cây Đỗ trọng là gì?

Đỗ trọng là cây á nhiệt đới, nhưng phạm vi thích ứng tương đối rộng. Đỗ trọng có thể phân bố nơi có nhiệt độ trung bình hàng năm 13-17độ C, lượng mưa từ 500-1500mm. Nhiệt độ tháng giêng trên 0độC và tháng 7 nóng nhất dưới 29độC.

Thời vụ trồng cây Đỗ trọng là gì?

Vì là cây có thể trồng quanh năm nhưng có thể tùy vào điều kiện từng vùng mà lựa chọn thời điểm thích hợp để trồng. Nếu mùa Đông thời tiết lạnh hay bị sương giá không gieo được có thể gieo vào mùa Xuân. Nếu cả hai mùa Đông và Xuân đều không bị sương hại, cây con có thể mọc và sống an toàn qua mùa rét, cho nên có thể gieo cả hai mùa Đông và Xuân. Mùa Đông gieo vào tháng 11, mùa Xuân gieo từ đầu tháng 2 đến đầu tháng 3.

Đất trồng cây Đỗ trọng là gì?

Đỗ trọng là cây không kén đất, có thể là đất đồi, đất dốc, đất bằng trên cao đều sống được. Tuy vậy, nơi đất dày, tơi xốp nhiều mùn, ẩm và thoát nước tốt, có độ chua vừa phải sẽ sinh trưởng tốt. Lưu ý những nơi có điều kiện khí hậu phù hợp nhưng đất xấu phải tăng cường bón phân chuồng, tăng cường xới xáo cũng thu được kết quả. Đỗ trọng là cây ưa sáng nên cần trồng thưa, không nên trồng dưới tán cây khác.

Kỹ thuật trồng cây Đỗ trọng là gì?

Kỹ thuật trồng cây Đỗ trọng có thể theo phương pháp gieo hạt, trồng bằng hom, trồng bằng chiết cành, trồng bằng rễ có chồi, trồng bằng rễ chặt đứt, lúc đào cây ở vườn ươm.. Nếu gieo trồng bằng hạt cần lựa chọn hạt mạnh khỏe. Hạt cần được ngâm vào nước nóng trong nhiệt độ khoảng 40 độ C rồi đem hạt gieo.

Đối với phần đất để gieo trồng cần làm nhỏ, bón thêm phân chuồng trước khi tiến hành gieo hạt. Trong quá trình gieo để hạt đều nên đem trộn lẫn với cát hoặc tro để rắc cho thật đều trên luống.

Khi cây Đỗ trọng được khoảng 15 ngày hãy bón thúc cho cây bằng nước có pha loãng với phân. Khi nào cây cao khoảng 5 cm cho cây vào bầu để chăm sóc cẩn thận. Cho đến khi cây có đường kính khoảng 10 cm thì đem trồng trực tiếp xuống đất.

Hy 

Đỗ trọng là gì

Đỗ trọng là gì

Hy vọng thông qua bài viết của Phúc Nguyên Đường, bạn sẽ biết được cây Đỗ trọng là gì. Ngoài ra biết thêm những công dụng cũng như kỹ thuật trồng cây đỗ trọng hiệu quả. Chúc bạn thành công!

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời