no comments

Dùng Đông y để trị hội chứng chân không yên như thế nào ?

Hội chứng chân không yên là để chỉ căn bệnh trong lúc đang trong trạng thái nghỉ ngơi, nhất là trong giấc ngủ ban đêm thì xuất hiện cảm giác khó chịu ở chân, cần phải hoạt động mới giảm cảm giác khó chịu.

Nguyên nhân phát bệnh và căn cơ của bệnh chưa được rõ, cả Tây y và Đông không để ý nhiều đến bệnh này, nên các báo cáo lần tương đối ít. Dùng thuốc Đông y để chữa trị bệnh Hội chứng chân không yên có 28 người, nhận được kết quả khả quan, cụ thể như sau.

Số liệu lâm sàng

Số bệnh nhân điều trị là đến từ phòng mạch này và bệnh nhân nằm viện, 28 người, trong đó nam 20, nữ 18; độ tuổi từ 32 – 67 tuổi, bình quân 52 tuổi, thời gian mắc bệnh từ 2 – 12 năm, bình quân 4 năm.

Tiêu chuẩn chẩn đoán

Do cảm giác bất thường, cảm giác hoạt động chân tay không do ý muốn; vận động không ngừng phát bệnh trong lúc nghỉ ngơi hoặc nặng hơn, sau hoạt động thì thuyên giảm; sau khi vào giấc ngủ thì trầm trọng hơn.

Phương pháp trị liệu

Toa thuốc: kê huyết đằng 30g, tuyên mộc qua 20g, bạch thược 18g, đương quy, xuyên khung, thục địa, thiên ma mỗi vị 12g, toan tạo nhân 10g, chích cam thảo 6g.

Gia giảm: bệnh nhân có triệu chứng ngứa và đau, giảm kê huyết đằng còn 20g, thiên mà còn 8g, cho thêm chế nhũ hương, một dược mỗi vị 10g.

Cách dùng: mỗi ngày 1 thang, sắc uống 3 lần, 1 liệu trình 1 tuần, điều trị từ 2 – 6 liệu trình, bình quân 3 liệu trình.

Mất ngủ là phạm trù trong Đông y, căn cơ của bệnh là do khí huyết âm dương không điều hoà, rối loại chức năng phủ tạng. Liệu có phương pháp chữa bệnh này? Hãy cùng tham khảo nhé.

Xem Ngay  Dùng rau mùi chữa cơn sốt do cảm ở trẻ nhỏ như thế nào?

Hiệu quả trị liệu

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng: khỏi hoàn toàn. chứng bệnh không còn, theo dõi nửa năm không thấy tái phát; thuyên giảm, cảm giác khó chịu giảm rõ rệt, thời gian ngủ gần như bình thường, không tác dụng triệu chứng bệnh vẫn như cũ.

Hiệu quả điều trị: khỏi hoàn toàn 20 trường hợp, thuyên giảm 5 trường hợp, không tác dụng 3 trường hợp, tỷ lệ đạt hiệu quả là 89,3%.

Kinh nghiệm

Triệu chứng chủ yếu của Hội chứng chân không yên là vùng chân có cảm giác khó chịu, hoặc do côn trùng cắn, hoặc do muỗi đốt, hoặc do kim châm, hoặc do đau nhức, nhưng kiểm tra sức khoẻ không có dấu hiệu dương tính, khi phát bệnh ảnh hưởng đến tình trạng nghỉ ngơi, chỉ cần xoa bóp chân hoặc đi bộ mới có thể giảm đau.

Bệnh này độ tuổi nào cũng có thể mắc, nhưng thường nhất là độ tuổi trung niên, nam, một bộ phận bệnh nhân có tiền sử di truyền từ gia đình. Nguyên nhân của bệnh chưa rõ. Lịch sử Đông y không ghi rõ cụ thể loại bệnh và triệu chứng của bệnh này, thường cho rằng bệnh này do gân mà ra, nhưng bệnh lại do gan.

Toa thuốc trong sách này lấy 4 vị thuốc dưỡng huyết nhu can, gồm tuyên mộc qua, toan táo nhân, chích cam thảo có tác dụng lấy vị chua ngọt hoá âm, thiên ma, kế huyết đằng hoạt huyết thư giãn gân cốt, người có cảm giác đau dùng chế nhũ hương, một dược để hoạt huyết hoá ư giảm đau. Các vị thuốc phối hợp, dưỡng tâm như can thư giãn gân cốt, vì vậy có hiệu quả chữa trị rất tốt.

Nguồn: Phúc Nguyên Đường

Xem Ngay  9 Tác dụng của cây cách - Bài thuốc hiệu quả đối với sức khỏe con người

 

Trả lời