no comments

Dùng liệu pháp chữa bệnh bằng cách đốt thuốc đặt trên miếng gừng (cách khương cứu) trị viêm bao gần như thế nào?

Viêm bao gân phần nhiều xuất hiện ở ngón tay, ngón chân, mắt cá chân, cổ tay, thường gặp ở nữ. Các biểu hiện của bệnh là các bộ phận kể trên hoạt động khó khăn, rõ nét nhất là vào buổi sáng sớm, nhưng nếu vận động một tí thì sẽ đỡ hơn nhiều, thường sẽ đau nhức, sưng phù, xơ cứng.

Nếu nghiêm trọng thì có thể kèm theo tiếng tách tách. Những năm gần đây, có 60 bệnh nhân dùng cách thương cứu để chữa viêm bao gân, đều đạt hiệu quả cao, cụ thể như sau:

Số liệu lâm sàng

Trong số 60 bệnh nhân, có 5 nam, 55 nữ; độ tuổi nho nhất là 22 tuổi, lớn nhất là 60 tuổi; thời gian mắc bệnh dài nhất là 14 tháng, ngắn nhất là 2 ngày; bị ở tay có 39 trường

hợp, ở cổ tay có 17 trường hợp, vai có 4 trường hợp; đau nhức, đau mỏi có 25 trường hợp; xuất hiện tình trạng gập ngón tay 30 trường hợp; dính gần, vận động khó khăn 5 trường hợp.

Phương pháp chữa trị

Thái gừng dọc xuống thành từng miếng cao khoảng 2 – 3cm, dày khoảng 2 – 3mm, dùng kim châm vài lỗ ở giữa, đặt miếng gừng vào nơi bị viêm gần, sau đó đặt nhang ngải lên miếng gừng rồi châm cứu.

Nếu bệnh nhân cảm giác nóng rát không chịu nổi, thì nhấc miếng gừng lên vài lần, rồi đổi miếng gừng khác để châm cứu. nhang ngải khi cháy hết thì gạt bỏ sạch tro tàn, thắp tiếp cây khác để châm cứu, khi da đỏ ửng nhưng không phồng lên là ngưng, châm cứu khoảng 5 – 6 cây nhang ngải.

Mỗi lần châm cứu từ 15 – 20 phút, mỗi ngày 1 lần, 1 liệu trình mất 7 ngày Trong thời gian chữa trị cần căn dặn người bệnh phải tránh nhiễm lạnh và lao lực.

Hiệu quả chữa trị

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả: hết bệnh hoàn toàn, cơn đau nhức không còn, vận động dễ dàng, thuyên giảm, Cơn đau nhức không còn, vận động cón chút khó khăn.

Kết quả: hết bệnh 52 trường hợp, chiếm 86,7%; thuyên giảm 8 trường hợp, chiếm 13,3%; tổng tỷ lệ đạt 100%. Liệu trình chữa trị ngắn nhất là 5 ngày, dài nhất là 3 liệu trình.

Điều trị thoái hóa đốt sống cố bắt đầu từ nguyên lý dùng ấm để thăng dương, hoạt huyết hoá ứ, giảm sưng giảm đau, đồng thời căn dặn bệnh nhân không nên ngồi làm việc quá lâu, độ cao của gối vừa phải….

Xem Ngay  Người Đau Thần Kinh Tọa Kiêng Ăn Gì? Nên Biết Để Phòng Tránh

Trường hợp điển hình

Bệnh nhân, nữ, 57 tuổi. Khai bệnh như sau: đau nhức khớp ngón tay cái và có chiều hướng kéo theo đau nhức cổ tay, khớp ngón tay không thể duỗi thẳng ra đã hơn 3 tháng.

Đã từng chữa trị khép kín 3 lần, hiệu quả không cao, buổi sáng sớm đau nhức nhiều hơn. Kiểm tra ngón tay cái nhận thấy khớp ngón tay đau nhức rõ ràng, dưới da xuất hiện các nốt sần lớn nhỏ như hạt đậu, đụng vào nghe tiếng cách cách, duỗi không được.

Chẩn đoán viêm gân ngón tay cái. Sau đó dựa vào cách trên chữa trị trong 2 liệu trình, Cơn đau nhức không còn, vận động bình thường. Theo dõi 1 năm không thấy tái phát.

Kinh nghiệm

Bệnh này nằm trong phạm trù các bệnh về tê thấp của đông y. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do phong hàn thấp tà làm nghẽn kinh lạc, khí huyết vận hành không thông suốt, gây ra đau nhức.

Gừng tươi vị cay, tính ấm, cây ngải vị đắng và cay, tính ấm, 2 vị thuốc này phối hợp có thể đẩy lùi tà khí của hàn thấp, điều hoà khí huyết, chữa trị bệnh này hiệu quả rất tốt, an toàn, không có tác dụng phụ, có thể sử dụng ở phạm vi rộng.

Cách chữa trị này không đòi hỏi phải chuẩn bị các dụng cụ đặc thù, chỉ thực hiện trên bề mặt cơ thể của bệnh nhân, không thực hiện an tác phức tạp, rất an toàn. Do cách này có nhiều ưu điểm như: đơn giản, dễ thực hiện, dễ nắm bắt, hiên, nhanh, không gây đau đớn.

Trong quá trình châm sĩ không được rời khỏi bệnh nhân, cần phải quan sát chế chẽ các biểu hiện của bệnh nhân, đề phòng tàn nh làm bỏng da hoặc cháy áo bệnh nhân. Trong chi chú ý giữ ấm, không được đề nhiệm phong hàn, nghỉ ngơi vừa phải, tăng cường bồi bổ cơ thể.

Nguồn: Phuc nguyen duong

Trả lời