no comments

Fever là gì? (Bệnh sốt và các triệu chứng)

Fever là gì? – một trong những cụm từ khá phổ biến trong y khoa mà không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng mình tìm hiểu tường tận những thông tin về Fever nhé!

Fever là gì?

Fever còn được gọi là sốt, một triệu chứng phổ biến thường gặp của khá nhiều căn bệnh khác nhau. Đôi lúc các bạn có thể dễ dàng tự chẩn đoán, mua thuốc nhưng một số lúc sốt rất có tìm kiếm nguyên nhân, còn là một số biểu hiện của những căn bệnh nặng.

Những điều cơ bản bạn nên biết về hiện tượng sốt

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 37.5 độ C, có thể tăng lên tới trên 40 độ C được cọi là sốt. Trung bình nếu nhiệt độ cơ thể tăng 1 độ C nhịp tim sẽ tăng từ 10 – 15%/ phút.

Nếu người bệnh có triệu chứng sốt, các y bác sĩ hoặc gia đình nên cứ 1 – 3 giờ đo nhiệt độ một lần để theo dõi các cơn sốt và mức độ căn bệnh. Nếu sốt cao trên 39 độ cần mang tới các cơ sở y tế ngay. Bởi có nguy cơ co giật, đặc biệt là trẻ em nên phải dùng thuốc hạ sốt, chườm lạnh để giảm nhiệt độ nếu không còn có thể tử vong.

Hiện tượng sốt có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau. Nhưng đa số do nhiễm khuẩn, một số nguyên nhân thường gặp các bạn có thể tham khảo chi tiết dưới đây!

Nguyên nhân gây sốt thường gặp

Hiểu được fever là gì? chắc chắn các bạn biết rằng triệu chứng này xuất hiện quá nhiều trong đời sống. Ai cũng có thể mắc phải, cùng với đó một số nguyên nhân thường gặp như:

Trong ngắn hạn

Do miệng, họng: Trẻ em mọc răng, người lớn mọc răng khôn, viêm họng, amidan, đau lợi, họng, nuốt, đau, ho…. Đều là những nguyên nhân gây sốt, không nguy hiểm nhưng cần đi khám để tránh những căn bệnh khác, cần chụp răng khám họng.

Nhiễm khuẩn hô hấp: Triệu chứng sốt có thể do viêm phế quản, phổi, màng phổi, apxe phổi…. Thường gây sốt thậm chí ho khạc đờm hay máu, đau ngực, khó thở. Với trường hợp này nên chụp X – Quang ngực, xét nghiệm sinh thiết máu, đờm.

Nhiễm khuẩn thận – tiết niệu: Những căn bệnh như viêm bàng quang, mủ bể thận, cầu thận cấp… cũng có thể gây sốt. Thường có biểu hiện tiểu buốt, rắt, ít, nước đục hoặc hồng, phù…. Cần xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng các cơ quan liên quan tới thận, tiết niệu.

Nhiễm khuẩn gan mật: Nguyên nhân do viêm mật, apxe gan, viêm gan virus… Có thể kèm theo sốt, vàng da, mắt hoặc đau vùng gan. Nếu để lâu ngày có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như viêm khớp, cơ, tim, não, màng não, tắc tia sữa, áp xe vú, sốt phát ban, sốt xuất huyết, cúm…. Vậy nên nếu cảm thấy sốt quá 1 ngày, uống thuốc hạ sốt không khỏi nên tìm ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ, bởi có khá nhiều căn bệnh nguy hiểm do sốt gây nên.

Trong dài hạn

Có khá nhiều các loại bệnh sốt dài ngày (từ 10 ngày trở lên). Nếu không chữa trị kịp thời vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Những căn bệnh này có biểu hiện như:

Thương hàn: sốt dài ngày, không khỏi kèm theo li bì với nhiều triệu chứng khác như hoảng hốt, mê sảng, môi khô, lưỡi trắng…. Ngoài ra còn có thể đau vùng hố xương chậu bên phải, nhiệt độ và nhịp tim không tăng như nhau.

Bệnh lao: Sốt nhẹ dài ngày, thường sốt theo chu kỳ về chiều, khiến kém ăn, sút cân. Lao phổi thường ho đờm, có thể ra máu.

Đặc biệt có một số căn bệnh nguy hiểm khác có triệu chứng sốt như viêm nội tâm mạc bán cấp loét sùi, leptospira…. Với những biểu tượng dễ nhận thấy, nếu sốt lâu ngày việc tìm tới các bệnh viện lớn, uy tín để khám vô cùng cần thiết. Do đó việc tìm những địa chỉ y khoa uy tín để được hỗ trợ vô cùng cần thiết.

Nên lập tức làm gì khi bị sốt

Có khá nhiều điều cần làm khi bị sốt, do đó biết fever là gì? các bạn nên tìm tới những cách hạ sốt để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên có một nguồn kiến thức cần thiết và thực hiện một số cách như:

Chườm khăn ấm hoặc lau người bị sốt

Có khá nhiều người quan niệm sai lầm dùng khăn lạnh để hạ sốt. Nhưng nó có thể làm cho người bệnh khó chịu bởi tăng lượng oxy trao đổi. Vì vậy hãy sử dụng khăn ấm chườm, lau người. Điều này giúp lỗ chân lông dãn ra, từ đó tăng khả năng thoát nhiệt và hạ sốt. 

Đặc biệt có thể chườm vào sau gáy, cổ, nách, bẹn… để tăng hiệu quả.

Rubella hay còn được gọi với cái tên khác là sởi Đức là một bệnh lý truyền nhiễm do virus Rubella gây ra, đây là virus chứa ARN, thuộc họ togavirus. Đây là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không biết cách chữa trị có thể dẫn đến tử vong. Để biết cách điều trị bệnh này, hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi ngay nhé.

Lau mát người hạ sốt

Việc này có thể khiến người có triệu chứng sốt thoải mái, dễ chịu hơn rất nhiều đấy, nên hãy thực hiện theo từng bước như:

Chuẩn bị một chiếc khăn sạch và nước ấm, nên chú ý nước ấm chứ không phải nước nóng nhé!

Dùng khăn để lau vùng nách, có thể lấy thêm hai cái để lau vùng bẹn và các kẽ chân, một chiếc để lau toàn thân.

Cứ khoảng 3 phút các bạn lại lau người bệnh một lần, nếu thấy sốt hạ xuống dưới 38.5 độ C có thể lau khô toàn thân và mặc quần áo mỏng cho người bệnh.

Bị sốt có nên đắp chăn – tránh gió?

Có khá nhiều người suy nghĩ rằng việc đắp chăn, tránh gió có thể hạ sốt bởi thường người sốt sẽ cảm thấy rét. Nhưng thực sự nên để cửa phòng thông thoáng, không nên thổi quạt vào người nhưng nên mặc quần áo mỏng để lưu thông khí cơ thể tốt hơn. Sốt chủ yếu do rối loạn mạch, vậy nên quấn kín cơ thể thậm chí chỉ làm bạn khó chịu hơn mà thôi.

Tắm có thể giúp người bệnh thoải mái

Tất nhiên có khá nhiều trường hợp gây cảm lạnh và đột quỵ. Do đó chỉ nên tắm cho những người ốm nhẹ, sốt nhẹ và tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió. Ngâm người trong nước ấm, tắm khoảng 3 – 5 phút rồi lau khô, mặc quần áo thông thoáng. Chỉ nên cho người sốt dưới 38.5 độ tắm, sốt cao hơn tắm có thể gây nguy hiểm.

Ngoài ra còn một số cách khác có thể giảm triệu chứng sốt như nằm phòng điều hòa để 22 – 25 độ C, uống nhiều nước, cùng với các loại thuốc hạ sốt thực sự quan trọng như một số thuốc có thành phần như Paracetamol, Codein… Nếu trẻ bị sốt không nên tự ý mua thuốc, an toàn nhất vẫn nên tìm tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Những thực phẩm nên và không nên ăn khi sốt

Có khá nhiều bậc phụ huynh coi thường chế độ dinh dưỡng, nhưng nó lại là một trong những cách hỗ trợ hạ sốt an toàn, hiệu quả nhất đấy. Cùng tham khảo một số loại thức ăn giúp hạ sốt và nên tránh khi bị sốt như:

Các loại hoa quả: cam, dừa, việt quất, táo, nho… chứa nhiều vitamin giúp tăng đề kháng cho cơ thể. Nhưng khi bị sốt lại không nên uống các loại nước trái cây, ăn trái cây bởi sẽ tăng lượng đường trong máu, các tế bào diệt khuẩn hoạt động kém hơn. Vì vậy chỉ nên dùng hoa quả khi cơ thể đã hạ sốt mà thôi.

Cháo hành, tía tô giúp cơ thể ra mồ hôi, thải độc tố rất tốt. Vì vậy mà hầu hết người ốm đều ăn cháo, các bạn có thể thử để thấy hiệu quả nó mang lại.

Có những thực phẩm dù lúc khỏe mạnh rất tốt, bổ dưỡng như trứng, thịt… Nhưng khi sốt lại không nên ăn bởi nhiều protein sẽ sinh nhiệt lớn, ảnh hưởng tới quá trình hạ sốt.

Cùng với việc tránh các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… sẽ giúp các bạn giảm triệu chứng sốt nhanh chóng đấy. Trên hết nếu thử những cách hạ sốt ở nhà không hiệu quả tốt nhất các bạn vẫn nên tìm tới các cơ sở y tế. Y bác sĩ luôn là cách hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe, cơ thể của bạn.

Nguồn: Phucnguyenduong

Xem Ngay  Backache là gì? ( Bệnh đau lưng và triệu chứng)

Trả lời