no comments

Top 23+ kinh nghiệm dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa tai mũi họng

Top 23+ kinh nghiệm dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa tai mũi họng bao gồm: Chữa trị bệnh đau mắt đỏ sưng tấy,Chữa trị bệnh đau mắt đỏ, Chữa trị viêm da dị ứng ở mí mắt

1. Chữa trị bệnh đau mắt đỏ sưng tấy ra sao?

Phương pháp: hoàng liên 25g, thêm 500ml nước, sắc còn 100ml, lượt bỏ xác thuốc, dùng bông y tế chấm thuốc bôi lên mắt, khi cổ họng nghe đắng thì ngừng lại.

Chủ trị: bệnh đau mắt đỏ sưng tấy.

2. Chữa trị bệnh đau mắt đỏ ra sao?

Phương pháp: thanh khao tươi 250g, cho nước vừa phải nấu với lửa lớn trong 10 phút, bỏ xác thuốc, phơi sường, để nước thuốc tiếp xúc với sương là được. Dùng nước thuốc rửa mắt, mỗi ngày 2 hoặc 3 lần, người bị nhẹ thì 1-2 ngày sẽ khỏi, người bị nặng thì 2 – 3 ngày.

Chủ trị: viêm kết mạc (đau mắt đỏ).

3. Chữa trị viêm da dị ứng ở mí mắt ra sao?

Phương pháp: dùng lòng trắng trứng thoa bên ngoài vết viếm, mỗi ngày 8 hoặc 9 lần.

Chủ trị: viêm da dị ứng ở mí mắt. Đa phần là do lạm dụng thuốc kháng sinh ở mắt mà ra, dẫn đến mắt sưng đỏ, chảy nước mắt, ngứa.

4. Chữa trị bệnh viêm kết mạc ra sao?

Phương pháp: minh phàn (có bán ở quầy thuốc) 1g, 200ml nước cất, pha thành 0,5% nước minh phàn, nhỏ vào mắt, mỗi ngày 4 lần. Minh phần có độc, không được ăn.

Xem Ngay  Cây Đỗ trọng là gì ? - Thần dược thuốc Nam cải thiện sức khỏe hiệu quả

Chủ trị: viêm kết mạc, triệu chứng hai mắt sưng đỏ, đau nức, sợ ánh sáng.

5. Chữa trị viêm tai giữa như thế nào?

Phương pháp: lộ phong phòng (tổ ong) 30g, hoàng bách 15g, dùng lửa nhỏ sấy vàng, nghiền thành bột thêm khô phàn 6g, băng phiến 3g, nghiền thành bột cho vào bình cất trữ. Sát trùng bên ngoài tai, sau đó dùng dầu mè điều với một ít thuốc bột, nhỏ vào tai 3 – 5 giọt, mỗi ngày 2 lần, thường nhỏ thuốc từ 2 – 3 ngày là khỏi bênh, người bị mãn tính thì 5 – 10 ngày mới khỏi.

Chủ trị: viêm tai giữa.

6. Chữa trị chứng chảy máu mũi ra sao?

Phương pháp: dùng bông gòn y tế chấm một ít bột đại hoàng nhét vào mũi, 1 lần 6 tiếng.

Chủ trị: chảy máu mũi, đông y nhận định do vị nhiệt. Triệu chứng: chảy máu nhiều, sắc đỏ tươi, kèm theo hội miệng, khát nước, nước tiểu vàng, phấn khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch nhanh mạnh.

7. Chữa trị bệnh viêm mũi ra sao?

Phương pháp: 4mg/ viên Chlorphenamine Maleate (loại 100 viên), bằng phiến 2g, nghiền thành bột mịn, mỗi lần sử dụng chỉ lấy một ít, trước tiên hít mạnh ở một bên mũi, làm tiếp với bên mũi còn lại, mỗi ngày 2 hoặc 3 lần.

Chủ trị: viêm mũi. Theo báo cáo, có 83 người dùng cách này chữa viêm mũi dị ứng, trong đó khỏi bệnh 80 trường hợp, thuyên giảm 3 trường hợp; chữa trị 100 người bị nghẹt mũi chảy nước mũi do nhiễm trùng đường hô hấp, tất cả đều khỏi bệnh.

8. Chữa trị bệnh viêm mũi mãn tính như thế nào?

Phương pháp: dây mướp hương sau khi đông lạnh (lấy đoạn dây thân chính cách mặt đất 20 cm), phơi khô rồi nghiền thành bột, mỗi lần dùng lấy 10g, sắc lấy nước, mỗi Sang tối uống 1 lần lúc bụng đói. 1 liệu trình 5 ngày, sau đó nghỉ thuốc 5 ngày rồi dùng tiếp, dùng liên tục 3 liệu trình. đồng thời mỗi ngày lấy bột dây mướp hương hít vài lần.

Chủ trị: viêm mũi mãn tính, đông y nhận định do đàn nhiệt. Triệu chứng: nước mũi vàng, lưỡi đỏ rêu nhầy.

9. Chữa trị đau đầu do viêm xoang như thế nào?

Phương pháp: thương nhĩ tử, kinh giới, rễ tranh mỗi loại 200g, sắc lấy nước, quấn khăn trên đầu nhân lúc thuốc còn nóng xông đến khi đầu đổ đầy mồ hôi, thường thì làm vài lần là hết nhức đầu.

Xem Ngay  Mách bạn Top 4 cây thuốc Nam trị thiếu máu cơ tim hiệu quả

Chủ trị: nhức đầu do viêm xoang, triệu chứng: ác hàn không mồ hôi, nước mũi vàng đặc.

10. Chữa trị chứng giảm khứu giác như thế nào?

Phương pháp: tế tân 10g, bạch chỉ 12g, cho vào túi vải, thỉnh thoảng ngửi.

Chủ trị: chứng giảm khứu giác.

Tổng hợp 7+ kinh nghiệm dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa trực tràng bao gồm: Chữa trị bệnh trĩ ra sao, Chữa trị bệnh trĩ ngoại, Chữa trị bệnh trĩ nội…

11. Chữa trị chứng lở vòm miệng ra sao?

Phương pháp: bằng sa (bằng sa) 25g, băng phiến 1g đem nghiền thành bột, hoà với 25g mật ong, lấy một ít đáp lên chổ lở, mỗi ngày 3 lần, liên tục 2 – 5 ngày.

Chủ trị: lở miệng, đông y nhận định do thực hoả. Triệu chứng: lở loét xung quanh niêm mạc ửng đỏ, đau rát, khát nước, bức rức, nước tiểu đỏ, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch nhanh

12. Chữa trị viêm miệng áp tơ thể tái phát ra sao?

Phương pháp: lấy kê nội kim nướng thành than, bôi – vòm miệng bị lở loét, mỗi ngày 3 lần.

Chủ trị: viêm miệng áp tơ thể tái phát (viêm vòm họng). Theo báo cáo, có 72 người dùng phương pháp này để chữa trị, bôi thuốc 2 – 3 ngày thì hết đau, 3 – 10 ngày thì vết loét không còn.

13. Chữa trị chứng lở miệng chảy máu thể tái phát như thế nào?

Phương pháp: 1 bó hán liên thảo tươi, rửa sạch, dùng vải sạch gói lại, giã nhuyễn chắt lấy nước, lấy nước thuốc bôi vào vết lở loét, ít phút sau thì cầm máu.

Chủ trị: chứng lở miệng chảy máu thể tái phát.

14. Chữa trị mụt đen ra sao?

Phương pháp: hoàng liên, kim ngân hoa, cam thảo mỗi | loại 5g, sắc lấy nước, dùng bông gòn chấm nước thuốc,  thỉnh thoảng lau mụt đẹn.

Chủ trị: mặt đen, đông y nhận định là do tâm tỳ uất nhiệt. Triệu chứng vòm miệng có màng trắng, chung quanh mụn đèn đỏ đậm, miệng hôi, chảy nước bọt, bồn chồn bất an, đau khóc, táo bón nhẹ, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch hoạt nhanh.

15. Chữa trị đau răng như thế nào?

Phương pháp: một lượng rể cải trắng vừa phải, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó lấy vải mùn vắt lấy nước, nếu đau răng bên trái thì nhỏ vào lỗ tai trái, đau răng bên phải thì nhỏ vào tai bên phải, mỗi ngày 3 lần.

Chủ trị: đau răng.

16. Chữa trị đau răng do vị hoả ra sao?

Phương pháp: rau sam tươi 60g, giã nhuyễn, vắt lấy nước, nhỏ vào răng bị đau.

Xem Ngay  Cây thuốc Nam trị gai cột sống từ dân gian bạn nên biết

Chủ trị: đau răng do vị hoả. Triệu chứng răng đau nhức nướu sưng đỏ, gặp lạnh thì giảm đau, khát nước, miệng hôi, đi phân khố hoặc táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch nhanh.

17. Chữa trị đau răng do phong hàn như thế nào?

Phương pháp: tế tân, diện hồ sách mỗi loại lg, đem nghiền thành bột, dùng giấm hoà thành dạng hồ, đắp vào răng bị đau.

Chủ trị: đau răng do phong hàn. Triệu chứng: răng lạnh đau, nướu hơi sưng đỏ, ác phong hàn, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch khẩn.

18. Chữa trị bệnh răng nhạy cảm (răng ê buốt) ra sao?

Phương pháp: hồng trà 50g, sắc lấy nước, chia 3 lần, trước tiên dùng nước thuốc súc miệng, sau đó uống, mỗi ngày 1 thang, đến khi hết bệnh thì thôi, không được gián đoạn, không uống nước thuốc sắc lại lần 2.

Chủ trị: chứng răng nhạy cảm (răng ê buốt). Triệu chứng: khi răng tiếp xúc với thực phẩm lạnh, chua, ngọt…thì ê buốt. Theo báo cáo, có 20 trường hợp dùng phương pháp này chữa chứng răng ê buốt toàn phần hoặc cục bộ, trong đó chữa khỏi hoàn toàn có 12 trường hợp, thuyên chuyển 6 trường hợp, không tác dụng 2 trường hợp.

19.Chữa trị răng bị vàng ố ra sao?

Phương pháp: một lượng bột ô tặc cốt vừa phải, trộn với kem rồi đánh răng, làm vài lần là răng trắng sáng.

Chủ trị: răng bị ố vàng.

20. Chữa trị chảy máu nướu răng ra sao?

Phương pháp: một lượng kê nội kim thích hợp, nghiền thành bột mịn, đắp vào nướu răng đang chảy máu.

Chủ trị: chảy máu nướu răng.

21. Chữa trị xuất huyết ở lưỡi ra sao?

Phương pháp: một lượng hoa hoè vừa phải, sao thành dạng than, nghiền thành bột, rắc lên vết thương.

Chủ trị: chảy máu lưỡi.

22. Chữa trị viêm amidan ra sao?

Phương pháp: một lượng gừng tươi vừa phải, giã nhuyễn, cho vào nước sôi, dùng khăn nhúng nước thuốc rồi vắt khô đắp vào trước cổ nơi đối ứng với amidan lúc khăn còn nóng, 3 tiếng thay gừng một lần. Nếu có cảm giác ngứa ở chổ đắp khăn, có thể bôi vaseline hoặc dầu mè; nếu nổi mụn nhọt thì lập tức ngừng đắp gừng.

Chủ trị: viêm amidan.

23. Chữa trị đau họng như thế nào?

Phương pháp: một lượng dương vụ (khoai tây) bì thích hợp, thái nhuyễn giã thành dạng hồ sệch, bôi một lớp dày lên băng gạc, đắp vào vùng cổ họng, dùng băng y tế cố định lại.

Chủ trị: đau họng.

Nguồn: Phúc Nguyên Đường

Trả lời