no comments

Top 26+ kinh nghiệm tổng hợp dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa xương khớp

Top 26+ kinh nghiệm tổng hợp dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa xương khớp bao gồm: Chữa trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ, Chữa trị thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh, Chữa trị chứng viêm bả vai…

1. Chữa trị chứng vết bầm tím ra sao?

Phương pháp: kim tiền thảo 20g, chi tử 15g, nghiền thành bột rồi trộn đều, dùng giấm ăn trộn thành dạng hồ, đắp lên vết bầm tím, mỗi ngày 1 lần.

Chủ trị: vết bầm tím.

2. Chữa trị chứng ứ huyết sưng phù ra sao?

Phương pháp: 1 củ dương vu (còn gọi mã linh thư, hay khoai tây), rửa sạch thái miếng, đắp vào nơi bị huyết ứ,  dùng băng gạc băng lại. Khi dương vụ khô thì kịp thời thay. Cách này có thể thư giãn gân cốt, hoạt huyết, giảm sưng giảm đau. Thường 2 ngày thì thấy rõ hiệu quả, 4 ngày thì hết bệnh.

Chủ trị: sau bị vết thương ngoài thì bị sưng, tụ máu.

3. Chữa trị gãy xương ra sao?

Phương pháp: một lượng hắc mộc nhĩ vừa phải, ngâm nước cho nở ra, vắt khô sau đó cho đường nâu vào, giã nhuyễn sệch như hồ, đắp vào nơi gãy xương.

Chủ trị: gãy xương, vết bầm tím, đau sưng nhọt.

4. Chữa trị bệnh thoái hoá đốt sống cổ ra sao?

Phương pháp: xuyên ô, thảo ô, oai linh tiên mỗi loại 60g, hồng hoa, đào nhân, nhũ hương, một dược, bồ công anh, xuyên khung, diện hồ sách mỗi loại 30g. Ngâm trong 2000ml nước trong 3 giờ, sắc 2 lần lấy nước, sắc lần thứ 2 vớt bỏ xác thuốc rồi hoà với nước nhất, tiếp tục sắc còn 1000ml nước thuốc rồi để dành sử dụng. Khi dùng thuốc lấy một lượng vừa phải đun sôi, nhúng băng gạc vào nước thuốc, vắt nhẹ khi không còn nhỏ nước thuốc thì được, đắp lên vùng cổ bị thoái hoá trong 30 phút, duy trì độ ẩm của băng gạc. Mỗi ngày 1 lần, 1 liệu trình 12 lần, hết một liệu trình nghỉ 2 – 3 ngày.

Xem Ngay  Top 23+ kinh nghiệm dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa tai mũi họng

Chủ trị: thoái hoá đốt sống cổ.

5. Chữa trị thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh ra sao?

Phương pháp: đương quy, khương hoạt, hồng hoa, bạch chỉ, nhũ hương, một dược, cốt toái bổ, phòng phong, tuyên mộc qua, hoa tiêu, thấu cốt thảo, tục đoạn mỗi loại 12g. Đem nghiền thành bột, cho vào túi hấp nóng đắp vào sống cổ. Mỗi lần 20 phút, mỗi ngày 2 lần, 1 liệu trình 7 ngày.

Chủ trị: thoái hoá đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Thường gặp đau nhức ở vai cổ, chi trên và ngón tay tê đau, không có cảm giác.

6. Chữa trị chứng viêm bả vai ra sao?

Phương pháp: muối ăn 500g, tiểu hồi hương 80g, cho vào chảo sao nóng, cho vào túi vải đắp lên bả vai, mỗi tối 1 lần, đổ mồ hôi cục bộ, giảm đau, đắp thuốc vài lần thì thấy hiệu quả.

Chủ trị: viêm bả vai.

7. Chữa trị chứng đau lưng ra sao?

Phương pháp: chi tử, nhũ hương mỗi loại liều lượng vừa phải, nghiền thành bột, dùng nước ấm khuấy thành dạng hồ, cho vào ít tinh rượu (hoặc rượu trắng), đắp lên chổ đau, đắp giấy dầu hoặc băng ni lông, băng lại, cách ngày thay thuốc 1 lần.

Chủ trị: đau lưng, đông y cho rằng do khí trệ. Triệu chứng lưng đau nhẹ hoặc nặng, khi họ cũng gây đau, chỗ bị đau vận động khó khăn, cơ bị đau cục bộ, nhưng không bị sưng bầm.

8. Chữa trị tay chân sưng sau khi đột quỵ ra sao?

Phương pháp: thấu cốt thảo, lạc thạch đằng, hy tiêm thảo mỗi loại 50g, oai linh tiên, kê huyết đằng mỗi loại 30g,  chương hoạt 15g. Sắc lấy nước rửa bên ngoài, và đắp lê chỗ sưng tấy, mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: tay chân sưng sau khi bị đột quỵ.

9. Chữa trị chứng hạch nang ra sao?

Phương pháp: một lượng chi tử vừa phải, nghiền thành bột, dùng lòng trắng trứng hoà với thuốc bột thành dạng  hồ, đắp vào chổ bị sưng, lấy băng băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, đắp liên tục 4 – 5 ngày thì giảm sưng.

Chủ trị: chứng hạch nang. Thường thấy bên ngoài khớp nổi hạch, to, mềm, di động được, đau nhức, sắc da bình thường, đâm vào thấy chảy máu.

10. Chữa trị bệnh đau lưng cấp tính như thế nào?

Phương pháp: một lượng gừng vừa phải, giã nhuyễn, chắt lấy nước, cho vào 1 muỗng muối, khuấy đều, đắp lên chỗ đau, dùng băng cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Chủ trị: đau lưng cấp tính, đông y cho rằng do khí trệ. Triệu chứng lưng đau nhẹ hoặc dữ dội, khi họ cũng thấy đau, không có vết sưng bầm. Theo báo cáo, có 27 người dùng cách này chữa đau lưng cấp tính, đắp thuốc 2 đến 3 lần thì hết đau.

11. Chữa trị bệnh thoát vị đĩa đệm ra sao?

Phương pháp: địa cốt bì, ngũ gia bì mỗi loại 30g, đương quy 25g, bạch chỉ, thấu cốt thảo, cam thảo mỗi loại 20g cốt toái bổ, hương phụ mỗi loại 15g, hoa hồng 10g, đinh hương 2g. Sắc lấy nước xông rửa nơi bị đau, mỗi ngày 3 phút, nước thuốc khoảng 42 độ là vừa.

Chủ trị: đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

12. Chữa trị đau lưng do hàn thấp như thế nào?

Phương pháp: gừng khô 50g, đương quy 15g, thương thuật 10g, nghiền thành bột, dùng rượu 95% khuấy thành dang hồ, đắp vào chổ đau nhiều nhất, dùng băng cố định lại, đắp nước nóng lên. Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 30 phút.

Xem Ngay  Cây thuốc tắm cho bà đẻ dễ tìm: Công dụng và lưu ý cho phụ nữ sau sinh

Chủ trị: đau lưng do hàn thấp. Thường gặp triệu chứng lưng lạnh đau, trầm trọng, trời chuyển mưa đau nhiều, nằm nghỉ vẫn không giảm đau, rêu lưỡi trắng nhầy, mạch huyền hoạt.

Kinh nghiệm tổng hợp dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa da liễu: Chữa trị bệnh da liễu như thế nào, Chữa trị bệnh da liễu dai dẳng, Chữa trị bệnh u mao mạch (bệnh lý bớt trên da)

13. Chữa trị đau lưng do mệt mỏi ra sao?

Phương pháp: gừng tươi 60g, ngô thù du 40g, hoa tiêu 30g, nhục quế, đầu hành mỗi loại 20g. Cho vào túi vải sạch, nấu trong 10 phút, để nước nguội còn 40 độ, ngâm chân trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.

Chủ trị: đau lưng do mệt mỏi.

14. Chữa trị khớp gối hoạt động khó khăn ra sao?

Phương pháp: ngãi diệp, hồng hoa, nhũ hương, xuyên ngưu tất, quế chi, oai linh tiên mỗi loại 15g. Sắc lấy nước thuốc ngâm rửa khớp gối trong 40 phút, độ nóng của nước thuốc tuỳ thuộc vào người bệnh, khi da khớp gối ửng đỏ, mềm mại, xoa bóp nhẹ chung quanh khớp để thư giãn.

Chủ trị: khớp gối hoạt động khó khăn.

15. Chữa trị bệnh thấp khớp ra sao?

Phương pháp: phụng tiên hoa loại khô 50g, rượu trắng có độ cao 500g. Cho phụng hoa tiên vào ngâm rượu trong 7 ngày, dùng rượu thuốc thoa vào nơi bị đau nhức, sẽ có hiệu quả.

Chủ trị: bệnh phong thấp.

16. Chữa trị viêm khớp dạng thấp ra sao?

Phương pháp: thấu cốt thảo loại tươi 60g, giã đến khi sền sệch, đắp vào chỗ bị đau nhức, dùng băng gạc băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Chủ trị: viêm khớp dạng thấp.

17. Chữa trị tê nhức do thấp khớp ra sao?

Phương pháp: cốt toái bổ, hoài ngưu tất, khương hoạt, độc hoạt, đương quy, quế chi, thân cân thảo, thấu cốt thảo, oai linh tiên mỗi loại 30g, hồng hoa 25g, xuyên khung 20g, bạch chỉ, phòng phong mỗi loại 15g, chế xuyển ô 10g. Tất cả nghiền thành bột, cho vào 200ml giấm ăn khuấy đều, cho vào túi vải hấp từ 15 – 20 phút, để nguội khoảng 40 – 45 độ thì đắp lên chỗ tê nhức, dùng băng ni lông bằng lại, mỗi lần đắp từ 1 – 2 tiếng, bên ngoài đắp thêm nước ấm để duy trì độ nóng của thuốc. Mỗi ngày 2 lần, mỗi thang dùng được 10 lần.

Chủ trị: tê nhức do thấp khớp.

18. Chữa trị đau khớp do lạnh như thế nào?

Phương pháp: lá củ cải khô 100g (tươi 200g), rửa sạch, ngâm trong nước nóng, sau đó dùng nước thuốc lau lên chỗ tê nhức.

Chủ trị: đau khớp dạng lạnh. Thường gặp triệu chứng hàng chí lãnh, khớp không sưng tấy, lưỡi nhạt rêu trắng nhạt, mạch trầm trì hoặc phù khẩn.

19. Chữa trị viêm khớp gối ra sao?

Phương pháp: hoàng bách 30g, thân cân thảo, thấu cốt thảo, hải đồng bì, lộ lộ thông, hương phụ, thương thuật, xuyến ngưu tất mỗi loại 15g, hồng hoa, hoa tiêu, nhũ hương, tổ mộc mỗi loại 10g, tế tân 3g. Sắc nước 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút, hoà nước thuốc lại với nhau và nấu sắc xuống còn 1000ml, dùng 8 lớp băng gạc, thấm nước thuốc đắp vào khớp gối, lớp ngoài cùng dùng bằng ni lông bao lại rồi đắp túi nước nóng lên để giữ độ nóng, mỗi ngày 30 – 40 phút. Dùng khăn sử dụng một lần lau sạch nước thuốc chảy ra ngoài, mỗi ngày 1 hoặc 2 lần, 1 liệu trình 15 lần. Người bị sưng khớp không dùng bài thuốc này.

Xem Ngay  Dùng nước súc miệng đông y để điều trị chảy máu nướu răng như thế nào?

Chủ trị: viêm khớp gối.

20. Chữa trị thoái hoá khớp gối ra sao?

Phương pháp: khương hoạt, độc hoạt, thấu cốt thảo, oai linh tiên, tuyên mộc qua, xuyên ngưu tất mỗi loại 30g, chế xuyên ô, chế thảo ô mỗi loại 20g, ngũ gia bì, hồng hoa, nhũ hương, một dược mỗi loại 15g, ma hoàng 10g, tế tân 5g. Cho thuốc vào túi vải, cho vào 3000ml nước ngâm trong 30 phút, sau đó nấu trog 30 phút, trước tiên xông chỗ đau nhức, đợi nước thuốc nguội bớt thì lấy túi thuốc đắp lên khớp gối, vừa đắp thuốc vừa vận động khớp gối. 30 phút sau dùng nước ấm rửa sạch, mỗi thang dùng 2 ngày, mỗi ngày thực hiện 1 lần, 1 liệu trình 7 ngày.

Chủ trị: thoái hoá khớp gối.

21.Chữa trị bong gân như thế nào?

Phương pháp: một lượng tô mộc vừa phải, nghiền thành bột, cho ít dầu đậu phộng vào rồi đắp lên vết thương, dùng băng gạc băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, làm vài lần là hết.

Chủ trị: bong gôn.

22. Chữa trị bong gân mắt cá chân ra sao?

Phương pháp: rau hẹ 250g, thái nhuyễn, cho thêm 3g muối ăn, trộn đều, giã nhuyễn sền sệch, đắp vào vết thương, băng lại, nhỏ rượu trắng lên trên để duy trì độ ẩm của thuốc. 3 – 4 tiếng sau, tháo bỏ, ngày hôm sau đắp thêm 1 lần nữa.

Chủ trị: bong gân mắt cá chân. Theo báo cáo, có 87 người dùng cách này chữa bong gân mắt cá chân, sau khi đắp 2 lần thuốc thì đều hết đau.

23. Chữa trị chứng sưng xương chày ra sao?

Phương pháp: tử tô ngạnh, phòng phong, quả cau, khương hoạt, đương quy, tuyên mộc qua, nhũ hương, một dược mỗi loại 3g. Cho lượng nước vừa phải rồi nấu, chắt lấy nước, cho vào chậu, cho nước ấm vào vừa phải, ngâm 2 chân trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: xương chày sưng nhức không rõ nguyên nhân, không vết bầm, chức năng tim thận bình thường, đông y nhận định do khí trệ mà ra.

24. Chữa trị đau gót chân như thế nào?

Phương pháp: lá xuyên luyện tươi 30g, đường nâu. Trộn đều rồi giã thành dạng sền sệch, đắp vào gót chân, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường thì 2 hoặc 3 lần thì không còn đau.

Chủ trị: đau gót chân.

25. Chữa trị đau chân do hàn thấp ra sao?

Phương pháp: ngãi diệp 50g, hoa tiêu 30g, sắc lấy nước, ngâm chân vào mỗi tối.

Chủ trị: đau bàn chân do hàn thấp xâm nhập cơ thể. Triệu chứng bàn chân lạnh, đau, có mồ hôi hoặc không, ban ngày ít đau ban đêm đau nhiều.

26. Chữa trị tụ máu do bàn chân bị đụng dập ra sao?

Phương pháp: thân củ hoa bỉ ngạn 2 – 4 củ, đường nâu 20g, rửa sạch củ hoa bỉ ngạn, giã nhuyễn cùng với đường nâu, đắp vào vết thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Chủ trị: tụ máu bàn chân.

Nguồn: phucnguyenduong.com

Trả lời