no comments

Top 17+ câu hỏi về các bệnh khoa nội hô hấp bạn cần nắm rõ

Top 17+ câu hỏi về các bệnh khoa nội hô hấp được Phúc Nguyên Đường biên soạn cũng như tham khảo rất nhiều từ các bác sĩ nổi tiếng. Qua đó, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn

1. Tại sao phải kiểm tra chức năng phổi khi bị tức ngực, thở khò khè?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một loại bệnh về đường hô hấp mà triệu chứng chủ yếu là ho, ho có đàm (đờm), tức ngực và thở gấp mãn tính, đồng thời bệnh tình tiến triển nghiêm trọng theo thời gian. Ở giai đoạn đầu phần lớn không có biểu hiện bệnh hoặc biểu hiện bệnh mờ nhẹ. Khi người mắc bệnh cảm thấy tức ngực rồi mới đi khám thì bệnh đã trở nặng. Kiểm tra chức năng phổi là phương pháp chính để xác định bệnh và chẩn đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD. Phương pháp này rất dễ thực hiện, không lấy máu, không đau.

Top 18+ kinh nghiệm sử dụng thuốc Đông y trị các bệnh khoa nhi bao gồm :Chữa trị chứng chảy máu mũi ở trẻ em ra sao?, Ngừa cảm cúm ở trẻ em như thế nào?…

Khuyến nghị người trên 40 tuổi nên kiểm tra chức năng phổi định kỳ, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao, như: hút thuốc lá, làm việc trong môi trường chất lượng không khí kém, thường xuyên nấu nướng, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, phải nên kiểm tra định kỳ mỗi năm dù có hay không những triệu chứng về đường hô hấp.

2. Tiếng thở của người già thay đổi cho biết điều gì?

Ở người lớn tuổi nếu như nhịp thở thay đổi rõ rệt, tiếng thở khác thường thì nên lưu ý. Nếu như nhịp thở từ chậm sang nhanh, sau đó từ nhanh thành chậm, tiếp theo thì dừng khoảng 5 -30 giây, rồi cứ lặp lại như thủy triều lên xuống, điều này có nghĩa là có thể đường hô hấp không thông suốt. Như Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dẫn đến tụ đờm, thiếu hơi hoặc chứng xơ cứng động mạch não dẫn đến lượng máu cung cấp cho thần kinh não bộ không đủ, tốt nhất phải kịp thời điều trị.

Nếu như có biểu hiện sau vài lần thở đều, đột ngột dừng lại một khoảng thời gian rồi bắt đầu thở lại thì nguyên nhân cũng giống với triệu chứng như đã nêu trên, nhưng bệnh tình có thể nghiêm trọng hơn.

Nếu lúc thở ra, bị gián đoạn đột ngột, thở nhanh mà nông, gọi là hô hấp ức chế, điều này có nghĩa là phần ngực có thể đã bị tổn thương, như gãy xương sườn hoặc có những biến chứng của bệnh màng phổi.

Còn có một dạng thở như tiếng thở dài, tức là trong khi hô hấp bình thường sẽ xen vào một lần thở mạnh như tiếng thở dài, điều này chủ yếu là do biến đổi về tâm lý, như suy nhược thần kinh, căng thẳng hoặc u uất. Ngoài ra, người lớn tuổi nếu như tiếng thở trở nên thô, hoặc thở ngắn, thở gấp đặc biệt là cảm thấy thở không ra hơi sau những hoạt động thể lực nhẹ, có thể do viêm nhiễm ở phổi hoặc các bất thường ở chức năng tim gây ra, cần thiết phải điều trị kịp thời.

3. Tiếng thở trở nên thô cảnh báo điều gì?

Từ sau 25 tuổi hệ thống hô hấp ở người bắt đầu lão hóa dần, đến khi 80 tuổi chức năng của hệ thống hô hấp chỉ còn 60% so với lúc 20 tuổi. Đặc biệt chức năng lưu chứa của hệ thống hô hấp sẽ suy yếu nhanh nhất và rõ rệt nhất. Cùng với sự lão hóa, khả năng thông khí của người già dần dần suy yếu, phổi dần mất đi độ đàn hồi, những trở ngại trong khí quản tăng lên (chủ yếu do đường kính của khí quản bị hẹp), khả năng trao đổi khí cũng yếu đi. Vì vậy ở người lớn tuổi dễ phát sinh những triệu chứng như thở một cách mệt nhọc, tiếng thở trở nên thô để bù lại những suy giảm chức năng nói trên.

Người lớn tuổi nên chú ý đến những thay đổi sinh lý này của sự hô hấp, đặc biệt khi mắc phải những bệnh có liên quan đến hô hấp như: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản thì những triệu chứng về hộ hấp sẽ càng nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện tình trạng suy kiệt hô hấp nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này người lớn tuổi nhất thiết không được xem thường, phải đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Xem Ngay  6 Tác dụng của cây khúc khắc trong việc chữa bệnh cực kì hiệu quả

4. Tại sao luyện tập thổi bong bóng có thể ngăn ngừa bệnh tốt nghẽn phổi mãn tính?

Trước khi ngủ, luyện tập kết hợp giữa hai kỹ thuật thở bụng và thở chúm môi có tác dụng cải thiện chức năng phổi một cách hiệu quả, tăng dung tích sống gắng sức (FVC), rất có ích trong việc phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Xin giới thiệu một phương pháp phòng ngừa Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rất thú vị: thổi bong bóng. Thổi bong bóng là hoạt động hô hấp sâu, là phương pháp luyện tập có lợi cho chức năng phổi. Người nam lúc luyện tập có thể chọn quả bong bóng hơi to, mỗi ngày luyện hai lần, mỗi lần thổi khoảng năm lượt, tùy theo khả năng chịu đựng của mỗi người mà dần dần tăng lượng khí thổi.

5. Tại sao môi trường xung quanh quá sạch sẽ ngược lại dễ dẫn đến bệnh hen suyễn?

Một nghiên cứu mới nhất cho thấy ở những quốc gia và khu vực chỉ thấy hoa tươi, cây cỏ, nhà cao tầng và biệt thự mà không hề thấy rác thì tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn lại càng cao. Nếu xung quanh nơi ở sử dụng các chất tẩy rửa có tác dụng kháng khuẩn trong thời gian dài hoặc thường xuyên sử dụng các loại thuốc sát trùng, thì xác suất tiếp xúc với những vi sinh vật gây bệnh, xác suất bị nhiễm vi khuẩn giảm nhưng cơ thể sẽ lại dễ bị hen phế quản.

Vì vậy trong cuộc sống hàng ngày, không cần thiết phải chú ý thái hóa đến môi trường có sạch không. Tránh quét dọn quá nhiều lần, khi dọn vệ sinh nên ích dùng những chất tẩy rửa và những sản phẩm vệ sinh có tác dụng kháng khuẩn.

6. Tại sao thiếu vitamin D sẽ làm bệnh phổi nghiêm trọng hơn

Nghiên cứu cho thấy vitamin D góp phần giảm viêm. Vì vậy thiếu vitamin D rất dễ bị viêm, nhiễm, dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất phát hiện rằng sau khi bổ sung vitamin D cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở mức độ nghiêm trọng, chỉ những người bệnh thiếu vitamin D rõ rệt thì số lần khó thở giảm đáng kể.

Có bằng chứng cho thấy thiếu vitamin D có thể khiến bệnh hen suyễn và tình trạng suy giảm chức năng phối nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người mắc bệnh phổi mãn tính có thể bổ sung thuốc canxi một cách thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời chú ý phơi nắng thường xuyên.

7.Tại sao người già khi bị cảm không cố chịu đựng

Vào mùa thu, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, nên người lớn tuổi rất dễ bị cảm, nếu không chú ý, khi đã bị nhiễm bệnh thì sẽ bị nhiễm trùng do vi khuẩn rất nhanh chóng, rất dễ dàng phát sinh viêm phổi nặng. Do người lớn tuổi khi mắc bệnh không có những triệu chứng điển hình, có thể không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ, họ ít, đờm không nhiều, không bị tức ngực, cũng có thể đột nhiên ớn lạnh, phát sốt, thần trí không tỉnh táo, nhịp thở tăng nhanh, huyết áp hạ [có thể thấp hơn 90/60 mmHg (12/8kolipascal)], SỐc nhiễm khuẩn. Vì vậy người lớn tuổi khi bị cảm nên lập tức đến bệnh viện điều trị, không nên cố chịu đựng.

Phòng bệnh cảm, đầu tiên phải ngủ đủ, siêng tập luyện thể dục thể thao, năng rửa tay, giữ phòng thoáng khí, ăn uống điều độ, trang phục ấm mát phù hợp theo thay đổi của thời tiết, hình thành những thói quen tốt trong giữ gìn vệ sinh cá nhân. Ngoài ra, mỗi ngày sáng, tối xông hơi hết trong nhà một lượt bằng giấm ăn.

8. Chữa trị bệnh ho do máy điều hoà như thế nào?

Không ít người phát hiện rằng chỉ cần bước vào phòng có mở máy điều hòa là lập tức bị ho, hơn nữa cứ lặp đi lặp lại mãi mà không có chuyển biến tốt. Đây rất có thể là do sự mẫn cảm đối với không khí lạnh mà dẫn đến bệnh dị ứng. Đối với những người có cơ địa mẫn cảm hoặc sức đề kháng yếu mà nói, khi đường hô hấp trên đột ngột chịu tác động của không khí lạnh sẽ dẫn đến khí quản, phế quản co giật theo phản xạ, gây ra ho và thở gấp.

Đối với chứng ho do điều hòa, không nên vội vàng dùng thuốc trị ho, nên cố gắng không ở lâu trong phòng có điều hòa, không nên chỉnh nhiệt độ của điều hòa quá thấp, duy trì độ ẩm trong phòng, uống nhiều nước, giữ cho cổ họng được ẩm ướt, như vậy chứng ho sẽ giảm, hết. Người bị ho do điều hòa đa số vì khí ở phổi hư hàn nếu như ho kéo dài không khỏi có thể dùng thuốc: chỉ khai tán (thuốc bột trị ho), nhưng nếu người bệnh hỏa khí lớn, bạn lưỡi màu vàng thì không nên dùng.

Trước khi sử dụng máy điều hòa đầu tiên phải chú ý vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên làm sạch bộ phận lọc của máy để ngăn ngừa những vi sinh vật gây bệnh sinh trưởng phát triển trong bộ phận lọc gây hại cho sức khỏe người dùng.

9.Sau khi hết cảm, bị ho kéo dài thì phải làm sao?

Có người bị cảm, sau khi điều trị những triệu chứng khác đều hết nhưng họ thì vẫn không khỏi, buổi tối khi đi ngủ ho càng nhiều, chụp phim ngực, xét nghiệm máu đều không thấy bất thường gì rõ ràng, uống nhiều thuốc kháng khuẩn vẫn không thấy hiệu quả. Thật ra trường hợp này được gọi là ho sau cảm.

Xem Ngay  Những cây thuốc chữa bướu cổ hiệu quả không thể bỏ qua

Nguyên nhân như sau: sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc virus dẫn đến tổn thương thượng bì ở đường hô hấp, đợi sau khi thượng bì ở đường hô hấp bình phục thì mới hết họ được. Người bị họ làm những xét nghiệm về huyết đồ, chụp phim, thông thường sẽ không phát hiện những bất thường, biểu hiện thường là ngứa cổ họng, ho khan dị ứng, ho có đàm ít, có người họ ít vào ban ngày nhưng đến tối sau khi đi ngủ thì họ trở nặng, triệu chứng này thông thường kéo dài 3 – 8 tuần, thậm chí còn lâu hơn. Nếu người bị ho lạm dụng các thuốc kháng sinh, thuốc trị ho, không những không có ích cho việc điều trị mà còn dễ gây ra mất cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể. Đối với bộ phận những người có triệu chứng ho rõ ràng có thể điều trị bằng việc sử dụng trong khoảng thời gian ngắn các loại thuốc trị ho hoặc thuốc histamine.

10. Làm sao để giảm ho vào mùa đông?

Vào mùa đông lạnh giá, triệu chứng ho đến rất đột ngột thường khiến chúng ta không thể trở tay kịp. Lúc ngủ thử kê cao gối một chút sẽ thấy giảm ho. Kê cao gối khi ngủ không chỉ giảm chứng ho đêm do bị cảm mà còn hữu ích cho những người bị mắc hai loại bệnh khác nhau cùng lúc.

Thứ nhất là đối với những người suy tim, kê đầu cao một chút có thể giảm nhẹ áp lực cho tim tránh việc ho theo phản xạ tự nhiên. Thứ hai là đối với những người trào ngược dạ dày thực quản, nằm với tư thế kê cao gối có thể tránh cho dịch vị dạ dày trào ngược lên đường hô hấp, nguyên nhân gây ra họ kích ứng.

Cần phải lưu ý là đầu, cổ và lưng nên đồng thời được kê cao nhưng độ cao giảm dần từ đầu xuống lưng sao cho từ đầu đến lưng tạo thành dốc nghiêng. Có một phương pháp khác là dùng hai chiếc gối, một chiếc đặt nằm ngang, chiếc còn lại để dọc và đặt lên trên chiếc trước tạo thành hình chữ T.

11. Cố ý tập ho sẽ có những tác dụng tốt nào?

Nói đến ho, không ít người cho rằng đó là bệnh. Kỳ thật, họ cũng là một phản ứng bảo vệ, chủ tâm luyện họ có thể thanh trừ dịch đờm trong khí quản và phế quản, đảm bảo cho đường hô hấp được thông suốt.

Người lớn tuổi mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc lúc sắp đi ngủ, chọn một nơi không khí trong lành thực hiện động tác hít thở sâu, lúc hít vào hai cánh tay từ từ giơ lên, sau đó ho, đồng thời buông nhanh hai tay xuống, đẩy luồng khí từ miệng và mũi phụt ra và họ ra dịch đờm.

Thực hiện như vậy lặp đi lặp lại trên dưới 10 lần. Trước khi hít sâu có thể uống một cốc nước ấm, mục đích là làm loãng dịch đờm. Ở mỗi khoảng thời gian xen giữa nên hô hấp bình thường vài lần, tránh việc lấy hơi quá mức.

12. Tại sao lại cho ra đờm bọt có màu hồng phấn?

Thời tiết ẩm ướt, nóng bức khiến cho bệnh nhồi máu cơ tim cấp tính và suy tim tăng lên. Đối với người bị nhồi máu cơ tim, càng sớm phát hiện, cơ hội được cứu chữa càng lớn. Khi nhồi máu cơ tim cấp tính bộc phát, người bệnh đa phần đau đột ngột và cảm giác đau như bị đè ép ở phần trước tim, sau xương ức, có thể kéo dài hơn nữa tiếng, ngậm nitroglyxerin dưới lưỡi hoặc nghỉ ngơi cũng vẫn không đỡ, ngực dường như bị một khối đá to đè, nghẹt đến không thở nổi, vã mồ hôi, mặt tái nhợt, sợ hãi và cảm giác như sắp chết.

Đờm có bọt màu hồng và không thể nằm ngửa là tín hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch vành, tiểu đường, đặc biệt những người cao trung niên khi đột nhiên phát hiện những hiện tượng không rõ nguyên nhân sau: đánh trống ngực, không thể nằm ngửa, ho, ho đờm có bọt hồng, vã mồ hôi, tuột huyết áp, sắc mặt tái nhợt, tinh thần rủ rượi, mệt mỏi, yếu sức, dạ dày không bình thường, đầy bụng, buồn nôn, mạch loạn yếu, thì nên nghĩ ngay đến khả năng đã bị nhồi máu cơ tim cấp tính, phải kịp thời đến bệnh viện, tiến hành kiểm tra như đo điện tâm đồ, để sớm có những chẩn đoán chính xác, điều trị sớm, phòng ngừa đột tử.

13. Làm thế nào để phòng ngừa dịch cúm gia cầm?

Mùa xuân là khoảng thời gian dịch cúm A/H5N1 phát tán mạnh sang người. Để phòng tránh dịch cúm gia cầm, không nên tiếp xúc với gia cầm và các loài chim hoang dã bị nhiễm bệnh chết, mua các sản phẩm trứng gia cầm ở những nơi có đủ tiêu chuẩn, không mua các loại sản phẩm gia cầm của các những nơi bán hàng không rõ nguồn gốc sản phẩm, khi chế biến phải chú ý thực phẩm sống và chín phải để riêng, trứng gia cầm tuyệt đối phải nấu chín. Virus cúm H5N1 nhạy cảm với nhiệt độ cao, trong điều kiện nhiệt độ 100°C, giữ trong hai phút, virus cúm có thể chết.

Nên thay đổi vài điều trong thói quen ăn uống như: không nên tin vào những phương thuốc dân gian như uống máu sống, ăn mật sống của gà, không nên ăn trứng gà sống, đối với thức ăn nửa chín nửa sống được nấu từ gia cầm, chim các loại cũng nên hết sức hạn chế. Duy trì lối sống lành mạnh.

Xem Ngay  9 điều không phải ai cũng biết về bệnh Covid-19

Bình thường nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tránh tập quá sức, chú ý đến sức khỏe bản thân/ vệ sinh cá nhân, khi hắc hơi hoặc ho nên che miệng. Đảm bảo vệ sinh phòng ốc, sử dụng loại lót sàn có thể tẩy giặt, tránh dùng những loại thảm lót khó làm sạch.

Đảm bảo không khí trong phòng thông thoáng, mỗi ngày mở cửa sổ thay đổi không khí hai lần, mỗi lần ít nhất 10 phút, hoặc sử dụng quạt thông gió giúp thoáng khí. Nếu xuất hiện những triệu chứng nghi ngờ là bị cúm gia cầm phải đi khám ngay.

Nếu xuất hiện sốt cao cùng những triệu chứng về đường hô hấp, nên mang khẩu trang và sớm đến cơ sở y tế, đồng thời trình bày với bác sĩ là trước khi phát bệnh có đi du lịch không, có từng tiếp xúc với gia cầm các loại không.

14. Tại sao người bị các bệnh về phổi cần phải chú ý đến việc ho ra đờm?

Khoa cấp cứu của các bệnh viện thường tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân cấp cứu vì khí quản tắc nghẽn do dịch đàm. Bệnh nhân thường là người lớn tuổi sức khỏe yếu hoặc người mắc những bệnh như hen suyễn, Phổi tắc nghẽn mãn tính, thậm chí có trường hợp là trẻ vài tháng tuổi.

Những trường hợp này là do phổi có hiện tượng viêm, dịch đàm nhiều nên dính nghẽn nhưng lại không đủ sức ho khạc ra dẫn đến dịch đàm cản trở khí quản khiến cho việc hô hấp khó khăn thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, người lớn tuổi sức khỏe yếu hoặc người mắc những bệnh như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính phải chú ý. Khi thấy hơi lạnh dù cho không có những triệu chứng rõ ràng cũng phải theo dõi kỹ lưỡng.

Nếu đường hô hấp viếm / cảm thấy có đờm phải nhanh chóng được loại sạch, đường thở phát sinh những tắc nghẽn cấp tính nên kịp thời nghĩ cách kêu gọi giúp đỡ. Nhưng nếu gặp phải trường hợp là người lớn tuổi cơ thể suy yếu, không thể họ đàm ra được dẫn đến khí quản tạm thời bị tắc nghẽn, người nhà hoặc người thân xung quanh nên kịp thời giúp đỡ giữ cho đường thở được thông suốt, như cho người đó nằm nghiêng, làm sạch dịch tiết ở khoang miệng, gỡ răng giả,.. cũng có thể dùng tay vỗ vào lưng, hoặc cho người đó xông hơi nước nóng để hỗ trợ cho việc thông đàm.

15. Dùng cách vỗ lưng để giúp người già khạc đờm có hiệu quả không?

Khi lớn tuổi những chứng bệnh của tuổi già sẽ kéo về, vì vậy có một số người lớn tuổi phải nằm mãi trên giường, nhưng do thể lực suy yếu, họ không đủ sức, dịch đàm dính nghẽn nên rất dễ dẫn đến viêm nhiễm đường hô hấp và viêm phổi.

Nếu vậy có thể dùng cách đấm vào lưng người bệnh, cụ thể là phủ một tấm khăn lớn lên lưng người bệnh, dùng tay không nắm lại, vỗ lên lưng người bệnh, dùng lực vừa phải người bệnh có thể chịu được.

Thông qua chấn động thúc đẩy dịch tiết vướng ở khí quản hoặc phế quản bung ra giúp người bệnh dễ dàng ho khạc ra. Có thể vỗ liên tục trong khoảng 5 đến 10 phút sau đó để cho người bệnh dùng sức ho ra, lúc bình thường có thể lập lại động tác này, mỗi ngày thực hiện hai lần.

16. Ho ra đờm mủ khi bị viêm phế quản mãn tính là như thế nào?

Người lớn tuổi do chức năng miễn dịch của đường hô hấp suy giảm, chức năng của hệ thống thực bào đơn nhân cũng suy thoái, khiến cho khả năng đề kháng của đường hô hấp bị thoái hóa rất dễ bị viêm phế quản mãn tính.

Điểm rất đáng lưu ý ở đây là nếu người bị viêm phế quản mãn tính ho nhầy mủ thì phải hết sức chú ý, đó có thể là tín hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính trở nặng. Viêm phế quản mãn tính thường gây ra ho tương đối nhiều vào sáng sớm, ít hơn trong ngày và họ thành cơn vào buổi tối trước khi đi ngủ, đàm nhày màu trắng và có bọt, khó ho ra.

Khi bị viêm đường hô hấp cấp tính, kích thích viêm khiến cho niêm mạc phế quản sung huyết, sưng, tuyến phế quản tăng phình, tuyến nhày tăng rõ, tuyến quản to ra, chức năng tuyến tiết dịch tăng hơn mức bình thường, dịch tiết tăng nhiều, khiến cho lượng đàm tăng độ dính nghẽn cao, xuất hiện sốt, ho nghiêm trọng hơn, đàm nhiều có mủ. Người lớn tuổi bị viêm phế quản mãn tính nên thường xuyên chú ý đến chuyển biến của bệnh để điều trị kịp thời.

17. Dùng nước lạnh hay nước nóng để dẫn đờm là tốt nhất?

Mỗi lúc có đàm mà không thể họ ra được, có thể thử cách dùng nước lạnh dẫn đàm, ngâm nước lạnh trong miệng, ngửa đầu lên súc miệng cho phát ra tiếng o o, làm cho nước lạnh trong miệng cuộn lên vài lần, sau đó cuối xuống nhổ ra đồng thời dùng thêm một chút lực để khạc ra.

Dịch đàm gặp lạnh sau khi có đông lại sẽ dễ bị đẩy ra khỏi cổ họng hơn. Việc nhổ ra sẽ dễ và nhẹ hơn. Nếu như ngậm súc nước lạnh nhiều lần thì việc dẫn đàm càng hiệu quả hơn. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện, người lớn tuổi hoặc người hút thuốc lá có thể thử cách này.

Trả lời