no comments

Nằm điều hòa bị khô mũi – 5 bí quyết “xoa dịu” mũi tại nhà hiệu quả

Nằm điều hòa bị khô mũi là “chuyện không của riêng ai”, đặc biệt là với những người bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng.

Nhiều người lo lắng tình trạng niêm mạc mũi bị khô có kéo dài khi nằm điều hòa có nghiêm trọng không? Câu trả lời là tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa tuy gây ra sự khó chịu nhưng hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Hơn nữa, có khá nhiều biện pháp đơn giản giúp bạn cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này mà không cần đến điều trị y khoa. Tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau nhé!

Vì sao nằm điều hòa bị khô mũi?

Khi bạn nằm điều hòa bị khô mũi nghĩa là niêm mạc mũi đang thiếu độ ẩm thích hợp. Vấn đề này có thể xuất phát từ môi trường nhiệt độ thấp do máy điều hòa kết hợp với tình trạng sức khỏe của bạn tại thời điểm đó. Vì vậy, tình trạng bị khô mũi trong lúc sử dụng máy điều hòa có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Không khí thiếu ẩm: Việc sử dụng máy điều hòa không chỉ làm thay đổi nhiệt độ mà còn có thể làm giảm độ ẩm trong không khí. Việc hít thở không khí khô gây ảnh hưởng đến xoang mũi, khiến niêm mạc mũi bị khô và kích ứng.
  • Bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng: Việc dùng thuốc kháng histamine kê đơn hoặc không kê đơn để trị viêm xoang, viêm mũi thường làm khô chất nhầy trong xoang mũi. Từ đó khiến bạn cảm thấy mũi bị khô và có thể nhức mũi khi nằm điều hòa.
  • Hội chứng Sjogren: Không chỉ do nằm điều hòa, khô mũi thường xuyên (mãn tính) cũng có thể do một số bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng Sjogren. Đây là một rối loạn tự miễn dịch khiến cơ thể không tạo đủ độ ẩm cho da, mắt, mũi, miệng…
Xem Ngay  Dùng thảo mộc Sài Hồ chữa trị hiệu quả sùi mào gà như thế nào?

Nhìn chung, ngoài cảm giác khó chịu và đau nhức mũi, việc nằm điều hòa bị khô mũi hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngó lơ hoàn toàn với vấn đề này. Bởi vì nếu tình trạng khô mũi kéo dài sẽ gây ra sự nứt nẻ, chảy máu và thậm chí là nhiễm trùng xoang mũi.

Bí quyết cải thiện tình trạng khô mũi khi nằm điều hòa

Tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi hoặc nhức mũi tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng lại khiến bạn khó chịu. Thế nhưng, việc cải thiện và “xoa dịu” niêm mạc mũi vẫn rất quan trọng để giúp bạn cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn khi sử dụng máy điều hòa. Sau đây sẽ là những bí quyết đơn giản giúp bạn cải thiện chứng khô mũi hiệu quả.

1. Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm

Không khí thiếu ẩm do máy điều hòa là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị khô mũi và khó chịu. Vì vậy, giải pháp nên ưu tiên là sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ để tăng độ ẩm cho bầu không khí. Từ đó sẽ góp phần làm dịu khoang mũi và đường thở của bạn.

Lưu ý là bạn nên đặt máy phun sương giữa phòng hoặc nơi trống trải trong phòng để tránh làm ẩm đồ vật, dễ gây nấm mốc hoặc làm hỏng đồ có chất liệu gỗ, giấy…

2. Thuốc xịt mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc xịt mũi như một cách “bôi trơn” niêm mạc và dưỡng ẩm cho mũi. Không những vậy, dùng nước muối xịt mũi hoặc rửa mũi cũng có tác dụng làm sạch bụi bẩn và đẩy các chất gây kích ứng ra khỏi mũi. Từ đó hỗ trợ làm giảm tình trạng khô niêm mạc và nghẹt mũi.

Xem Ngay  21+ Cách dùng thuốc Đông y để điều trị các bệnh về đường hô hấp

3. Uống nhiều nước để hạn chế tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi

Bên cạnh việc dùng máy phun sương để duy trì độ ẩm cần thiết cho bầu không khí trong nhà, bạn cũng cần giữ độ ẩm cho cơ thể từ bên trong bằng việc uống đủ nước.

Có thể nói, khi cung cấp đủ chất lỏng cho cơ thể, không chỉ từ nước lọc mà còn từ nước trà hoặc rau củ, trái cây… thì bạn đã giúp niêm mạc mũi được giữ ẩm từ trong ra ngoài.

4. Xông hơi mặt

Hoạt động xông hơi vùng mặt không chỉ có tác dụng chăm sóc da mà còn có thể làm giảm khô mũi. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chuẩn bị một chậu nước nóng, tiếp theo là cúi đầu và giữ nguyên tư thế này để hít thở hơi nước bốc lên trong vài phút. Bạn cũng có thể dùng một chiếc khăn lớn để trùm đầu.

Việc hít thở hơi nước ấm sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi, họng và phổi để đẩy dịch nhầy dư thừa ra ngoài. Tuy nhiên, khi xông hơi bạn cần chú ý không đưa mặt quá gần chậu nước nóng để tránh bị bỏng.

5. Thay đổi thuốc điều trị bệnh về mũi

Nếu bạn bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc mắc hội chứng Sjogren, việc uống thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ là khô mũi dù nhà bạn có sử dụng máy điều hòa hay không. Đối với trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được đổi đơn thuốc phù hợp hơn nhé.

Giải pháp ngăn ngừa tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi

Nếu bạn đã và đang trải qua tình trạng nằm điều hòa bị khô mũi thì việc thực hiện các biện pháp làm giảm sự khó chịu tạm thời là chưa đủ. Thêm vào đó, bạn nên áp dụng các giải pháp ngăn ngừa tình trạng này lâu dài, bao gồm:

1. Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

Môi trường sống nhiều bụi bẩn không chỉ khiến bạn bị viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng nặng hơn mà còn khiến niêm mạc mũi dễ nhiễm khuẩn, kích ứng và khô. Vì vậy, đừng bỏ qua việc thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo bầu không khí thông thoáng, trong lành cho bạn và cả gia đình.

Xem Ngay  Cây chỉ thiên thuốc giải độc cơ thể tốt nhất hiện nay

2. Vệ sinh hệ thống máy điều hòa định kỳ

Việc bảo trì máy điều hòa kém và không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến thiết bị này thải vi khuẩn, nấm mốc và các chất ô nhiễm khác ra không khí khi hoạt động. Từ đó gây ra hàng loạt vấn đề liên quan đến hô hấp và dị ứng ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ.

Vì vậy, lời khuyên là bạn nên tiến hành bảo trì máy điều hòa định kỳ cũng như vệ sinh bộ lọc thường xuyên. Hoạt động này sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho cả nhà, ngăn ngừa tình trạng khô mũi cũng như các bệnh hô hấp khác.

3. Chăm sóc, vệ sinh mũi đúng cách

Bên cạnh việc giảm thiểu các nguy cơ gây ô nhiễm không khí trong nhà, bạn cũng nên lưu ý hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh khoang mũi đúng cách. Trong đó, duy trì thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý rất hữu ích trong việc làm sạch, giữ ẩm niêm mạc mũi để ngăn ngừa vi khuẩn, virus xâm nhập sâu vào bên trong khí quản và phổi.

Ngoài ra, để tránh tổn thương niêm mạc mũi, bạn không nên xì mũi quá mạnh sau khi hắt hơi. Đồng thời, cần rửa tay sau khi xì mũi để tránh phát tán vi khuẩn, virus ra xung quanh.

Nằm điều hòa bị khô mũi không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng bạn không nên để tình trạng này kéo dài, tránh gây ra nhiều bệnh khác về mũi và hệ hô hấp. Nếu các giải pháp cải thiện tại nhà không hiệu quả thì bạn nên đi khám để được điều trị đúng cách nhé!

Các bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trả lời