no comments

Tác dụng của cây cà độc dược – Cây thuốc chữa bệnh cực hiệu quả

Cây cà độc dược là loại cây có tác dụng chữa trị được khá nhiều chứng bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tác dụng của cây cà độc dược cũng như cách sử dụng cây cà độc dược trong bài viết.

Cây cà độc dược là cây gì 

Tác dụng của cây cà độc dược

Tác dụng của cây cà độc dược

Tên và phân bố của cây cà độc dược

Trước khi tìm hiểu về tác dụng của cây cà độc dược, bạn nên biết rõ hơn về loài cây này.

Cây cà độc dược có tên khoa học là Datura metel L., Họ Cà – Solanaceae hay cây cà độc dược có tên khác là Mạn đà la. Đặc điểm thực vật, phân bố của cây cà độc dược: Cà độc dược có 2 loại; một loại hoa trắng, thân xanh, cành xanh; một loại hoa đốm tím, cành và thân tím. Cây Cà độc dược đều là loại cây nhỏ, mọc hàng năm, cao từ 1 – 2m.

Toàn thân gần như nhẵn, có nhiều chấm nhỏ. Cành và các bộ phận non có nhiều lông tơ ngắn. Lá đơn, mọc cách nhưng ở gần đầu cành trông như mọc đối hay mọc vòng. Phiến lá hình trứng, ngọn lá nhọn, phía đáy lá hơi hẹp lại. Hoa đơn, mọc ở kẽ lá, khi hoa héo một phần còn lại trở thành quả, giống hình cái mâm.

Loại hoa tím có quả hình cầu, có gai, khi chín có màu nâu nhạt. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta. Ở các tỉnh như Phú Thọ, Vĩnh Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh… Bộ phận dùng, chế biến của cây cà độc dược: Hoa và lá cây cà độc dược phơi hay sấy khô. Hái lá khi cây sắp ra hoa.

Các loại cây cà độc dược ở nước ta và đặc điểm

Đặc điểm cây cà độc dược nước ta

Nước ta hiện có 3 loại cà độc dược: một loại có hoa trắng, thân và cành màu xanh; một loại có hoa đốm tím, thân xanh, cành xanh; một loại là lai giữa hai loại trên. Hoa cà độc dược mọc đơn từ các nách lá, có dạng hình phễu. Có chiều dài từ 16 – 18 cm, cánh hoa màu trắng hoặc vàng. Quả cà độc dược có hình cầu, đường kính khoảng 3 – 4 cm, bên ngoài có nhiều gai mềm. Quả lúc mới ra có màu xanh và khi chín chuyển sang màu nâu, nở ra thành 4 mảnh. Hạt cà độc dược có màu nâu vàng, nhăn nheo. Một quả cà thường chứa rất nhiều hạt. 

Nguồn gốc và cách sử dụng cây cà độc dược

Cây này có nguồn gốc từ Peru và Mexico. Tại Việt Nam, nó thường mọc hoang hoặc được trồng làm thuốc. Còn dùng để làm cảnh (do có hoa đẹp) ở các tỉnh miền Tây và Nam Bộ. Lá và hoa sẽ được sử dụng làm thuốc. Lá sẽ hái loại lá bánh tẻ, lúc cây sắp ra hoa. Hoa thì thường nở vào mùa thu. Sau khi thu hái sẽ sấy hoặc phơi khô, nghiền thành bột hoặc để nguyên làm thuốc.

Tác dụng của cây cà độc dược

Tác dụng của cây cà độc dược

Tác dụng của cây cà độc dược 

Tác dụng của cây cà độc dược

Tác dụng của cây cà độc dược

Dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn cây cà dược trị bệnh gì.

1. Tác dụng của cây cà độc dược – Chữa viêm xoang ở người

Bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây để chữa trị viêm xoang bằng cà độc dược như sau:

  • Các bạn lấy lá tươi và rễ cây cà độc dược, sau đó đem phơi khô cho quắt lại.
  • Bạn sử dụng lá và rễ cho vào một cái nồi đất, sau đó để cho lửa nhỏ và đun cho tới khi có khói bốc lên.
  • Bạn sử dụng một cái ống để hít một chút khói này, nó sẽ giúp giảm đi tình trạng viêm xoang và tắc nghẽn mũi cho bạn hiệu quả.
  • Bạn chỉ nên hít khoảng 2 tới 3 phút, tránh hít quá lâu dễ bị buồn nôn và ngộ độc.

2. Tác dụng của cây cà độc dược –  Chữa bệnh đau nhức xương

Bạn cũng có thể sử dụng cây cà độc dược nhằm mục đích chữa trị các chứng bệnh về xương khớp. Bạn có thể sử dụng nó giống như một loại thuốc xoa bóp để giúp giảm đi tình trạng đau nhức xương khớp thường gặp ở bạn.

Để có thể chế được thuốc xoa bóp từ cây cà độc dược, các bạn có thể làm như sau:

  • Bạn hãy chuẩn bị một ít cây cà độc dược, bao gồm rễ, lá, và hoa, khoảng 300 gram tất cả. Cùng với đó là khoảng hơn 1 lít rượu.
  • Bạn hãy mang chỗ nguyên liệu từ cây cà độc dược trên đem đi rửa sạch, sau đó để cho ráo nước. Rồi bạn mang đi băm nhỏ tất cả rồi đem lên chảo để rang nóng.
  • Bạn rang cho đến khi tất cả có màu vàng là được, sau đó đổ tất cả vào một cái bình ngâm cùng với rượu trắng đã chuẩn bị. Bạn ngâm khoảng 2 tuần là có thể sử dụng được rồi.

Mỗi khi bạn bị đau nhức xương khớp, hãy lôi rượu thuốc này ra và dùng để xoa bóp lên những khu vực bị đau nhức. Điều này sẽ vô cùng hiệu quả. Xoa mỗi ngày bạn sẽ thấy rượu thuốc công hiệu như thế nào.

Tác dụng của cây cà độc dược

Tác dụng của cây cà độc dược

3. Tác dụng của cây cà độc dược – Chữa trị đau thần kinh tọa

Ngoài việc chữa đau nhức xương khớp và các bệnh về viêm xoang, cây cà độc dược còn được sử dụng để điều trị bệnh đau thần kinh tọa ở người. Bạn có thể thực hiện phương thuốc như sau:

  • Chuẩn bị khoảng vài chiếc lá của cây cà độc dược.
  • Lá cây bạn đem rửa sạch rồi để ráo nước, sau đó đem hơ nóng trên bếp lửa sao cho lá quắt lại và mềm ra.
  • Bạn sử dụng ngay lá đó để đắp trực tiếp lên khu vực bạn đang bị đau thần kinh tọa. Cứ thực hiện việc đắp mỗi khi lá hết nóng, bạn thay lá khác vào. Đắp đến khi bạn không thấy đau nữa là được.
  • Thực hiện việc đắp lá cây cà độc dược trong một thời gian sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh cho bạn.

Việt nam có rất nhiều cây thuốc quý và được ứng dụng vào Đông y bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy tham khảo ngay bài viết 9 Cây thuốc quý hiếm ở Việt Nam trị bách bệnh được các bác sỹ khuyên dùng nhé

Xem Ngay  Đắp thuốc Đông y điều trị thoái hoá đốt sống cổ như thế nào?

4. Tác dụng của cây cà độc dược trong Đông Y

Theo Đông y, cà diên có vị cay, tính ôn và có độc. Thảo dược này thường được sử dụng trong các bài thuốc:

  • Khử phong thấp cho người bệnh
  • Dùng để chữa ho, hen. Ngoài ra còn giúp chữa hen suyễn.
  • Chống co thắt đối với bệnh dạ dày và ruột
  • Khi đi tàu xe có thể giúp giảm say xe, say sóng.
  • Có thể chữa đau răng hiệu quả.

Tác dụng phụ khi sử dụng cây cà độc dược bạn nên lưu ý

Như đã đề cập trong phần đầu tiên của bài viết, cây cà độc dược là loại cây có độc tính. Nếu như bạn sử dụng cây không đúng cách, nó có thể khiến cho bạn bị mắc phải nhiều tác dụng phụ khác nhau, thậm chí có thể nguy hại tới tính mạng.

Theo như nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trong cà độc dược có chứa chất atropin vô cùng độc. Nếu như sử dụng phải chất này, cơ thể sẽ bị tê liệt hệ thần kinh. Gây giãn nở đồng tử mắt, giảm đi tiết mồ hôi, xuất hiện ảo giác và thậm chí là hôn mê.

Tuyệt đối không sử dụng cây cà độc dược dưới bất kỳ hình thức nào cho những người có thể trạng và cơ địa yếu. Bởi chỉ một chút độc tính cũng có thể nguy hại cho cơ thể của họ. Nếu như trong quá trình sử dụng mà bạn có biểu hiện bị ngộ độc, buồn nôn và khó thở, phải lập tức tới bệnh viện để bác sĩ có thể giải độc cho bạn.

Ngoài ra, để có thể giải độc cà độc dược một cách đơn giản, bạn hãy lấy khoảng 2 thìa đường cùng với cam thảo khoảng 10 gram pha để uống với 200ml nước nóng. Uống hết cốc nước này thì các triệu chứng ngộ độc sẽ thuyên giảm dần dần.

Ngộ độc cà độc dược

Triệu chứng ngộ độc cà độc dược

Do trong thành phần hóa học của cây cà độc dược hầu hết là alkaloid, trong đó alkaloid chính là L-scopolamin (hyoscin), ngoài ra còn có hyoscyamine, atropine, scopolamine. Do vậy ngộ độc cà độc dược là biểu hiện tác động dược lý và hóa học của các alkaloid nói trên. Với biểu hiện triệu chứng của các thuốc có tác dụng kháng cholinergic với các mức độ khác nhau.

Cơ chế tác dụng của atropine và nhóm thuốc này do tác dụng kháng thụ thể muscarinic. Nó gây ức chế gắn acetylcholine vào các receptor cholinergic muscarinic ở các tế bào cơ trơn, cơ tim, tế bào tuyến, hạch tự động và thần kinh trung ương. Độ nhạy cảm của các thụ thể muscarinic phụ thuộc vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Triệu chứng ngộ độc phụ thuộc nhiều vào liều lượng thuốc. Liều thấp có biểu hiện nhẹ như hơi khô miệng, giảm tiết mồ hôi và nhịp chậm. Liều cao hơn gây nhịp nhanh, giãn đồng tử, da khô nóng đỏ, ảo giác, mê sảng và hôn mê.
Ngoài ra, triệu chứng còn phụ thuộc vào loại dược chất khác nhau, scopolamine thường dễ qua hàng rào máu não sớm. Nó gây nên các triệu chứng thần kinh trung ương như trạng thái phởn phơ, mất định hướng, ảo giác, quên, mê sảng ngay cả với liều thấp. Bệnh nhân hít hơi từ cây cà độc dược chế biến có triệu chứng ngay nhưng tác dụng ngắn. Nếu bệnh nhân ăn nhầm hoa, lá cà độc dược có thể biểu hiện triệu chứng chậm hơn. Tuy nhiên thường kéo dài cho tới khi các biện pháp hạn chế hấp thu và thải trừ độc chất có tác dụng hoàn toàn.
Tác dụng của cây cà độc dược

Tác dụng của cây cà độc dược

Ngộ độc cà độc dược dễ bị nhầm lẫn bạn nên biết

Chẩn đoán bệnh nhân ngộ độc cà độc dược có thể nhầm lẫn do bệnh nhân trong tình trạng nặng không cung cấp được các thông tin liên quan. Các triệu chứng thần kinh có thể nhầm lẫn với các tình trạng khác. Chẳng hạn như ngộ độc rượu, ngộ độc các thuốc kích thích giao cảm, các triệu chứng của bệnh lý thần kinh… Ngộ độc các thuốc kích thích hệ giao cảm như amphetamine, cocaine. Nó cũng thường có biểu hiện trạng thái kích thích, đồng tử giãn, tăng thân nhiệt. Tuy nhiên nếu khám kỹ có thể thấy da ẩm ướt, có nhu động ruột. Ngộ độc diethylamide hay mescaline thường có ảo giác màu sắc, lung linh. Bệnh nhân thường thụ động hơn nhưng định hướng tốt hơn với không gian và thời gian.
Cũng cần chú ý phân biệt với biểu hiện kháng cholinergic ở các bệnh nhân ngộ độc các thuốc chống trầm cảm vòng, kháng histamin. Còn có ở bệnh nhân viêm não, viêm màng não cũng có biểu hiệu sốt và các triệu chứng thần kinh. Khi đó cần chọc dịch não tủy để chẩn đoán xác định. Test physostigmine cũng được dùng làm biện pháp chẩn đoán ngộ độc cà độc dược. Còn xác chẩn tình trạng ngộ độc gây triệu chứng kháng cholinergic. Sau khi tiêm bệnh nhân đang từ trạng thái kích thích, mất định hướng nhanh chóng trở về bình thường. Tuy vậy, test này không được dùng thường quy trên lâm sàng để đánh giá tình trạng rối loạn ý thức.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cây cà độc dược gồm đặc điểm, phân loại và tác dụng của cây cà độc dược. Nhưng kèm theo là những lưu ý khi sử dụng cây cà độc dược với 1 số người có thể trạng khác nhau. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Trả lời