no comments

Lá Tía tô : Tác dụng và Tác hại khi sử dụng bạn nên biết

Lá tía tô là loại lá được sử dụng phổ biến đối với đời sống của con người chúng ta. Tuy nhiên đằng sau nó cũng có những tác hại mà ít người biết đến. Vậy hãy cùng tìm hiểu tác dụng và tác hại của lá tía tô thông qua bài viết.

Tác dụng của lá tía tô như thế nào?

Được liệt vào danh sách các vị thuốc Đông y, lá tía tô có tác dụng giải biểu và phát tán phong hàn. Ba kinh chính mà mà các thành phần dược tính trong tía tô tác dụng vào đó là phế – tâm – tỳ. Do đó tía tô rất thích hợp để điều trị cảm mạo.

Hạt của cây tía tô có thể dùng để hãm trà uống có tác dụng rất tốt cho khí huyết. Cành làm thuốc an thai, tác dụng của lá tía tô đối với bà bầu rất tốt.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cây tía tô khá cao. bên cạnh đó còn chứa nhiều Vitamin A, C và các chất Canxi, Sắt, Phốt pho. Sử dụng để làm gia vị vừa bổ sung dinh dưỡng và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nó vừa có hương vị nhẹ dịu rất thích hợp để chế biến các món ăn gia đình hàng ngày.

Theo những chuyên gia trong Đông y, hương vị của tía tô rất đặc trưng. Nó là sự pha trộn của hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà. Vì thế hương vị của lá tía tô không thể lẫn vào đâu được khi lần đầu sử dụng.

Khi tía tô kết hợp với hành lá trong món cháo sẽ trở thành món ăn bài thuốc vô cùng hiệu nghiệm. Nó dùng để điều trị cho những người mắc bệnh cảm.

Tác hại của lá tía tô

Tác hại của lá tía tô

Các bài thuốc có sử dụng lá tía tô?

Bài thuốc chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.

Bài thuốc chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.

Bài thuốc chữa cảm lạnh: Một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.

Cây cỏ xước thường mọc hoang ở ven đường và chúng ta chỉ bắt gặp loại cây này ở những vùng quê. Hoặc ở những khu vực có ánh sáng và đất tốt. Công dựng của nó là gì, để biết thêm chi tiết hãy tham khảo bài viết của chúng tôi nhé

Xem Ngay  Cây thuốc đương quy - Thảo dược thuốc Nam với nhiều công dụng tuyệt vời

Bài thuốc chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.

Bài thuốc chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.

Bài thuốc chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy. Bài thuốc như sau: Lấy nhiều lá tía tô cho vào nồi đun gạn bỏ bã, cô đặc thành cao. Bên cạnh đó có thể lấy một ít đậu đỏ rang vàng. Tán nhỏ trộn với cao trên rồi viên thành từng hạt nhỏ để uống, mỗi lần 50 viên. Thuốc này sẽ hạn chế được phần nào sự chảy máu.

Tác hại của lá tía tô

Tác hại của lá tía tô

Tác hại của lá tía tô

Tía tô là vị thuốc Đông y không độc do đó có thể sử dụng cho tất cả mọi người từ già đến trẻ. Tuy nhiên do tính ấm và tác dụng giải biểu (ra mồ hôi) nên cần lưu ý khi sử dụng nhiều đối với một số đối tượng sau:

  • Phụ nữ có thai: Đối với bà bầu không dùng lá tía tô với lượng lớn liên tục và kéo dài. Tác hại của lá tía tô không lớn nhưng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Người bị cảm nóng và hay ra mồ hôi phải cẩn thận khi sử dụng là tía tô. Bởi vì tác dụng dược tính gây ra mồ hôi.
  • Những người có tiền sử bị dị ứng cũng không nên ăn nhiều lá tía tô. Đó là bởi vì sẽ sinh ra những tác dụng không mong muốn.

Ăn lá tía tô có thể phòng ngừa một số bệnh và cảm mạo. Tuy nhiên không nên lạm dụng mà phải dùng một cách hợp lý để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ biết được tác dụng và tác hại của lá tía tô đối với sức khỏe của mỗi người. Ngoài ra biết thêm những bài thuốc đi kèm từ lá tía tô. Phúc Nguyên Đường mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn. Chúc bạn sức khỏe!

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời