no comments

10 tên các vị thuốc bắc kì lạ nhưng chữa bệnh cực tốt

Mục Lục Bài Viết

Hiện nay việc sử dụng thuốc bắc để chữa bệnh đang vô cùng phổ biến ở Việt Nam. Có nhiều tên các vị thuốc bắc nghe rất lạ nhưng công dụng bất ngờ. Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu nhé.

Khái niệm về thuốc Bắc

Thuốc Bắc là những bài thuốc từ thảo mộc có tác dụng chữa bệnh được đưa từ Trung Quốc – một quốc gia ở phương Bắc nước ta. Nó được chỉ định sử dụng rộng rãi ở những nước chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Cụ thể trong đó có Việt Nam. Không ít người ngộ nhận do nguyên liệu thuốc Bắc từ tự nhiên nên không có hại. Từ đó dẫn đến sử dụng thuốc sai làm như lạm dụng quá mức, liều dùng bất hợp lý. Thực tế thì nó có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.

Phân loại thuốc Bắc

Các vị thuốc Bắc được phân theo tính, vị và nguyên liệu.

  • Về tính: Nếu chia theo tính thì thuốc Bắc có 5 tính: lương (mát), tính hàn (lạnh), nhiệt (nóng), ôn (ấm) và tính bình (trung bình so với 4 tính kia).
  • Vị: ngọt, chua, đắng, mặn, cay
  • Nguyên liệu: động vật,thực vật, khác. Thầy thuốc sẽ tận dụng phần rễ, củ, lá, hoa,…của các loại thực vật hoặc da, xương, thịt, mỡ, thậm chí sừng của động vật để bào chế nên những vị thuốc bắc chữa bệnh cho con người.

Cách bào chế thuốc Bắc

Dù thuốc có nguồn gốc từ động vật hay thực vật đều được đem phơi sấy khô để làm thuốc: vây cá mập, các loại thảo mộc. Tuy nhiên, có một số vẫn được giữ tươi như nhân sâm, ngâm rượu tắc kè, cá ngựa, nấu cao hổ, khỉ,…

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

Cách Kê thuốc Bắc

Trước khi kê thuốc bắc, thầy thuốc cần chẩn đoán bệnh bằng phương pháp Y học cổ truyền. Nó có thể vừa quan sát vừa bắt mạch. Khi xác định đúng bệnh thì thầy thuốc sẽ dựa vào đặc tính của từng loại cây thuốc bắc. Sau đó kết hợp chúng lại với nhau theo một công thức nhất định, được gọi là thang hoặc chén thuốc bắc.

Hiếm có bệnh nào được chỉ định bởi một vị thuốc bắc, trừ trường hợp bệnh nhân cần giải độc hoặc cấp cứu. Y học cổ truyền căn cứ vào thuyết âm dương ngũ hành. Ngoài ra còn có một số lý thuyết y học khác kết hợp các vị thuốc Bắc lại với nhau.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Bắc

Trong một giai đoạn điều trị bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng cùng lúc nhiều thang thuốc khác nhau. Đây chính là điểm khác biệt so với thuốc tây, không được kết hợp cùng lúc các loại thuốc. Tác dụng của thuốc bắc tốt nhưng phải mất nhiều thời gian hơn so với các phương pháp y khoa hiện đại.

Người bệnh dùng thuốc bắc bằng đường miệng. Hầu hết các thầy thuốc đều cho bệnh nhân sắc hãm lấy nước uốc theo tỷ lệ cụ thể. Ví dụ như cho bao nhiêu nước vào thang thuốc, đun sôi trong bao lâu. Hoặc là lấy bao nhiêu nước thuốc. Tuy nhiên ngày nay, một số thầy thuốc đã bào chế thuốc bắc dưới dạng viên. Điều này giúp để hỗ trợ cho những bệnh nhân không có điều kiện để sắc thuốc.

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

Phân biệt thuốc Bắc và thuốc Nam

Thuốc Bắc và thuốc Nam đều có điểm chung đó là làm từ các thảo dược sẵn có trong tự nhiên, người ta đem cắt rồi mang đi phơi, sấy. Chỉ khác nhau ở nơi xuất xứ của thảo dược đó. Như đã nói, thuốc Bắc thì từ Trung Quốc, thuốc Nam thì ở Việt nam.

Nhưng chính vì cả hai đều được làm từ cây cỏ nên rất khó để nhận biết. Giá thuốc Bắc thường đắt hơn rất nhiều lần so với thuốc nam nhưng nhiều người uống thuốc nam phải trả tiền cho thuốc Bắc mà không hề biết. Vì vậy, nên chọn mua thuốc ở những tiệm, thầy thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng.

Tên các vị thuốc Bắc có công dụng cực tốt để chữa bệnh

1. Tên các vị thuốc Bắc – Dâm dương hoắc

Dâm dương hoắc thuộc họ Hoàng liên gai. Dược liệu dùng làm thuốc  là thân, cành và lá, cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi hay sấy khô. Theo Đông y, dâm dương hoắc có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng bổ can, thận, trợ dương, mạnh gân xương, ích tinh, trừ thấp, chuyên trị bệnh liệt dương, di tinh, lưng gối đau mỏi, chân tay tê dại.

Dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận, chữa liệt dương và di tinh. Ngoài ra còn chữa xuất tinh sớm, đau nhức xương khớp và nhiều căn bệnh khác.

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

2. Tên các vị thuốc Bắc – Bạch hoa xà

Cây thảo dược bạch hoa xà thiệt thảo dùng chữa rắn cắn, chống ung thư, trị bệnh gan … Bạch hoa xà thiệt thảo với tên gọi khác nữa là: Giáp mãnh thảo, cây lưỡi rắn hoa trắng, cây lữ đồng (miền Nam). Tên khoa học thường gọi là : Hedyotis diffusa. Cây thường mọc ở những ven đường bờ ruộng hay các sườn đồi núi. Nó phân bổ nhiều nơi với 3 miền Bắc – Trung – Nam.

 Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

3. Tên các vị thuốc Bắc – Lạc Tiên

Lạc tiên là một loại dược liệu thiên nhiên thường được sử dụng trong các bài thuốc hỗ trợ cải thiện chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thanh nhiệt cơ thể,… Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cây lạc tiên cũng có một số tác dụng dược lý rất có lợi cho sức khỏe.

Cây lạc tiên chữa mất ngủ,  suy nhược thần kinh

– Dùng khoảng 16g lạc tiên sắc lấy nước uống mỗi ngày. Uống trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.

– Hoặc có thể kết hợp lạc tiên với lá vông, lá dâu, tâm sen để nấu thành cao lỏng. Mỗi ngày dùng khoảng 4 – 5g cao lỏng để uống, sử dụng trước khi đi ngủ.

Cây đỗ trọng là một loại thảo dược cực kì tốt, để biết thêm chi tiết về công dụng và cách dùng, hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi nhé

Xem Ngay  Thuốc lá Mond - hương trái cây có độc không?

Khắc phục chứng ghẻ ngứa, viêm da

Dùng khoảng 100g lạc tiên tươi hoặc khô nấu với 2 lít nước. Để nước nguội thì dùng tắm hoặc rửa lên vùng da viêm ngứa.

Khắc phục chứng bệnh lỵ

Dùng khoảng 60g quả lạc tiên đem rửa sạch, sắc lấy nước. Pha thêm chút đường và chia thành 2 lần uống trước bữa ăn.

Điều trị chứng mất ngủ, trợ tim, thư giãn thần kinh

Chuẩn bị 12g hạt sen, 15g cỏ mọc, 20g lạc tiên, 10g cỏ tre, 10g lá dâu, 12g lá vông nem, 6g cam thảo, 6g xương bồ, 10g táo nhân sao. Cho các dược liệu vào ấm, sắc với 600ml nước với lửa nhỏ. Đợi cho đến khi nước cạn còn khoảng 200ml thì chia thành 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng.

Thanh nhiệt cơ thể, giải độc gan

Chuẩn bị khoảng 500g quả lạc tiên chín đem đi bổ đôi, nạo lấy phần ruột và đem ép lọc lấy dịch quả. Hòa khoảng 250g đường với 200ml nước sôi để cho nguội. Cho phần nước ép quả lạc tiên vào nước đường và trộn đều. Nước ép quả lạc tiên có mùi thơm khá đặc biệt, vị hơi chua, chứa nhiều vitamin B2 rất cần thiết cho việc thanh lọc cơ thể.

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

4. Tên các vị thuốc Bắc – Diệp Hạ Châu

Diệp hạ châu hay còn được gọi là cây chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cỏ trân châu, diệp hòa thái.. Đây là loại thảo mộc nhỏ, cao từ 30-60 cm. Thân cây nhẵn, mọc thẳng đứng, phiến lá nhỏ giống lá cây phượng. Cây thường được mọc tại vùng nhiệt đới.

Cây thuốc diệp hạ châu hỗ trợ điều trị viêm gan

Đây là một trong những công dụng được quan tâm nhiều nhất của Diệp hạ châu.

Sau 30 ngày uống Diệp hạ châu (900mg/ngày) 50% những yếu tố lây truyền trong máu của virus viêm gan B (sinh kháng thể bề mặt của viêm gan B) đã mất đi.

Bột Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) cho kết quả tốt với bệnh nhân viêm gan B khi uống 900 – 2.700mg trong 3 tháng liên tục.

Nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ trong năm 1980 đã xác định những tác dụng điều trị bệnh gan của Diệp hạ châu là do phyllanthin, hypophyllathin và triacontanal.

Hiện nay tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành.

Tác dụng trên hệ thống miễn dịch

Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV.  Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.

Cây thuốc diệp hạ châu có tác dụng giải độc

Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét.  Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia.Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo.

Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) cho thấy khi dùng liều 10 – 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

 

Xem Ngay  Trà cam thảo: Bảo vệ hệ miễn dịch và nhiều công dụng khác

5. Tên các vị thuốc Bắc – Nhục thung dung

Chữa yếu sinh lý cho nam giới, chữa ngü lao, thất thương, liệt dương, tiểu nhỏ giọt, buốt, khi suy yếu thì nước tiểu vàng, đỏ

Nhục thung dung, Thỏ ti tử, Xà sàng tử, Ngü vị tử, Viễn chí, Tục đoạn, Đỗ trọng đều 1,6g. Tán bột, luyện mật làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 viên Nhục Thung Dung Hoàn – Y Tâm Phương).

Cường cân, kiện tủy

Nhục thung dung, con Lươn. Sấy, tán bột, trộn với rượu Hoàng tinh, làm thành viên, giúp tăng lực đến 10 lần (Bản Thảo Bổ Di).

Trị tinh suy, da mặt sạm đen, lao thương

Nhục thung dung 160g, chưng cho nát nhừ. Cho thêm thịt Dê và gạo vào nấu thành cháo ăn lúc đói (Dược Tính Luận).

Trị thận hư, bạch trọc

Nhục thung dung, Lộc nhung, Sơn dược, Bạch linh. Lượng bằng nhau, tán bột, trộn với nước cơm làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với nước Táo sắc (Thánh Tế Tổng Lục).

Trị cao lâm, nước tiểu dính như cao

Từ thạch (nung lửa, nhúng vào dấm 37 lần), Nhục thung dung (tẩm rượu, thái ra, sấy), Trạch tả, Hoạt thạch đều 40g. Tán nhuyễn, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm (Từ Thạch Hoàn – Thánh Tế Tổng Lục).

Trị lớn tuổi hay bị quên

Nhục thung dung (tẩm rượu), Tục đoạn đều 10g, Thạch xương bồ, Bạch linh (bỏ vỏ) đều 30g. Tán bột, mỗi lần uống 8g với rượu ấm, sau bữa ăn (Thung Dung Tán – Chứng Trị Chuẩn Thằng).

Trị mồ hôi ra, tiểu nhiều, mất tân dịch, tạng phủ bí kết

Nhục thung dung (tẩm rượu, sấy) 80g, Trầm hương 40g. Nghiền nát, trộn với dầu Mè, làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 70 viên với nước cơm, lúc đói (Nhuận Trường Hoàn – Tế Sinh Phương).

Noãn thủy tạng, minh mục

Thung dung (tẩm rượu một đêm, sấy khô), 80g, Ba kích, Câu kỷ tử, Cúc hoa Xuyên luyện tử đều 40g. Tán bột, trộn với mật làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm hoặc nước muối, lúc đói, trước bữa ăn và khi đi ngủ (Thung Dung Hoàn – Hồng Thị Tập Nghiệm Phương). 

tên các vị thuốc Bắc

tên các vị thuốc Bắc

6. Tên các vị thuốc Bắc – Ba bét hoa nhiều

Cây nhỡ, nhánh non không lông. Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5 – 9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5 – 7; cuống dài. Cụm hoa chùm; hoa đực có 3 lá đài, khoảng 25 nhị; hoa cái có 2 lá đài, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả nang tròn, to 12mm. Quả tháng 8 – 9.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá dùng nấu uống như trà. Rễ sắc uống trị sốt sau khi sinh và dùng trị đau dạ dày và ỉa chảy.

tên các vị thuốc Bắc

tên các vị thuốc Bắc

7. Tên các vị thuốc Bắc – Mộc tặc

Cây Mộc tặc là cây thảo mộc lâu năm, cao khoảng 0,5-2 m. Thân rỗng, đường kinh khoảng 6-8mm,chia thanh nhiều đốt, chiều dài mỗi đốt 2-6 cm, thân cây màu xanh đậm, không phát triển lá.

Mộc Tặc thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, mọc thành đám nhỏ ở đất, dọc theo bờ suối, bờ ruộng nước sát chân núi.

Chữa phù trong viêm cầu thận cấp, phù cước khí

Mộc tặc thảo 15g, Phù bình 10g, Đậu đỏ 100g, Hồng táo 5 quả, cho vào 600ml, sắc còn 200ml nước uống.

Chữa chứng chảy máu

Ngoài ra có người còn dùng Mộc tặc chữa chứng chảy máu do Trĩ, chảy máu đường ruột, sa trực tràng, xích lị, mộng thịt ở mắt.

Liều lượng thường dùng: 4 -12g.

Chú ý lúc dùng thuốc: Mộc tặc thảo có thể dùng thay thế Ma hoàng.

Không dùng đối với người bệnh âm hư hỏa vượng gây mắt đỏ và trường hợp chảy máu do khí hư không nhiếp được huyết.

tên các vị thuốc Bắc

tên các vị thuốc Bắc

8. Tên các vị thuốc Bắc – Tầm bóp

Cây rau tầm bóp mọc hoang ở ruộng, bờ ruộng và hàng rào… Toàn cây của cây có vị đắng mát và không độc. Cây ra hoa kết quả quanh năm. Do vậy bạn hoàn toàn có thể mua ở bất cứ thời điểm nào.

Cây tầm bóp trị nhọt vú, đinh độc

Dùng 40 – 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.

Cây tầm bóp trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng

Dùng 15 – 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 – 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền.

Cây tầm bóp trị đái tháo đường

Rễ cây tầm bóp tươi (20 – 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày.

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

9. Tên các vị thuốc Bắc – Cốt khí củ

Cốt khí củ là tên Trung Quốc được đặt cho một thảo dược, rễ cốt khí củ được sử dụng làm thuốc.

Cốt khí củ được sử dụng để điều trị các tình trạng tim và mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, cholesterol cao và bệnh tim. Các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, bệnh gan (viêm gan) và sỏi mật. Bên cạnh đó cốt khí củ còn được sử dụng trong việc điều trị ung thư, bỏng da, đau, sưng xương (viêm xương) và bệnh gout. Phụ nữ sử dụng cốt khí củ giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng mãn kinh.

Cốt khí củ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.

Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

10. Tên các vị thuốc Bắc – Xáo tam phân

Theo Y học cổ truyền, xáo tam phân có vị đắng, ngọt nhẹ, có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng, giúp ăn ngon ngủ tốt và tốt cho phụ nữ sau sinh.

Do có nhiều tác dụng quý và nhiều bệnh nhân Ung thư sử dụng có hiệu quả tốt, bởi vậy Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa phối hợp Bộ Y tế đã tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu về cây xáo tam phân. Kết quả thử nghiệm trên động vật thí nghiệm cho thấy cây xáo tam phân có các tác dụng sau:

  • Tác dụng bảo vệ tế bào gan
  • Tác dụng tốt với 5 loại Ung thư gồm: Ung thư gan, ung thư đại tràng, ung thư vú, u nang buồng trứng và u xơ cổ tử cung.
Tên các vị thuốc Bắc

Tên các vị thuốc Bắc

Hy vọng thông qua bài viết, bạn sẽ biết được thêm cái cây thuốc Bắc. 10 tên cái vị thuốc Bắc trên mặc dù khá lạ nhưng có những công dụng vô cùng hiệu quả khi chữa bệnh.

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Trả lời