no comments

Top 13+ câu hỏi về các bệnh Nội khoa thận

Top 13+ câu hỏi về các bệnh Nội khoa thận không những giúp ích cho sức khỏe của bạn mà còn giúp ích cho người thân của bạn phòng ngừa những căn bệnh nữa. Hãy cùng Phuc nguyen duong tìm hiểu nhé.

1. Chữa bệnh bí tiểu cấp tính như thế nào?

Bí tiểu tức là không thể bài tiết nước tiểu ra khỏi bàng quang, hoặc không thể đi tiểu ra hết nước. Đây là bệnh thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Khi bị bí tiểu, có thể áp dụng các cách dưới đây để chữa trị:
a) Phản xạ có điều kiện. Mở vòi nước nhà vệ sinh, để tiếng nước chảy róc rách kích thích buồng tiểu, gây phản xạ tiểu tiện, đồng thời người bệnh cũng ngồi xổm để niệu đạo hướng xuống, giúp đưa nước tiên, ra ngoài

b) Làm nóng bụng dưới.

– Dùng một miếng vải bọc túi chườm nóng lại, x. lên khớp mu để chườm.

– Lấy 500 gram muối thô, 100 gram tiểu hổi, rane nóng sau đó lấy vải bọc lại, đặt dưới rốn.

Top 61+ câu hỏi về các bệnh khoa nội tim mạch bao gồm: Ngăn ngừa bệnh tim mạch như thế nào, Thường xuyên ăn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch hay không, Người mắc bệnh tim thường xuyên tắm nắng có lợi hay không?...

2. Chữa bệnh đi tiểu lắt nhắt như thế nào?

Càng lớn tuổi, con người càng dễ xuất hiện triệu chứng đi tiểu lắt nhắt. Nếu triệu chứng này không phải do bệnh gây ra, có thể sử dụng các biện pháp sau:
a) Hạn chế uống bia rượu và cafe. Những loại thức uống có cồn và cafein đều rất lợi tiểu, vì vậy nên hạn chế uống. Đối với người đi tiểu thường xuyên, nên khống chế lượng nước uống vào mỗi ngày ở mức 2 lít (khoảng 8-10 ly).

b) Đi tiểu theo giờ quy định. Ghi chú lại thời gian mà cơ thể cảm thấy dễ chịu giữa 2 lần tiểu tiện, đi tiểu sạch bàng quang khi đến giờ. Ngoài ra, nên đi tiểu vào mỗi buổi sáng thức dậy. Vào buổi tối, chỉ ra khỏi giường khi cảm thấy quá buồn tiểu.

c) Dần dần kéo dài thời gian giữa các lần tiểu tiện. Sau khi quen với giờ đi tiểu mỗi ngày, có thể kéo dài thời gian đi tiểu giữa 2 lần thêm 15 phút nữa. Kiên trì thực hiện trong 1 tuần, sau đó tiếp tục kéo dài thêm 15 phút, mục tiêu là 1 lần tiểu tiện sau mỗi 3 giờ đồng hồ, nhưng vẫn cần căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

d) Tập có cơ bắp. Co cơ bắp ở quanh bộ phận sinh dục có hiệu quả trong việc giảm đi tiểu lắt nhắt. Co cơ bắp nhanh, 10 lần thành 1 hiệp, sau đó thực hiện 10 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 5-10 giây, tập 2-3 lần mỗi ngày.

3. Đi tiểu không thông có liên hệ gì với bệnh thoái hoá đốt sống không?

Bác Lưu – 65 tuổi, 6 năm trước xuất hiện triệu chứng đi tiểu không thông, còn kèm theo són tiểu, đau tầng sinh môn, tiểu nóng rát, mỗi đêm phải thức dậy 3-5 lần, không ngủ tròn giấc. Khi đến bệnh viện kiểm tra mới biết bác bị u xơ tuyến tiền liệt, phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Nhưng sau 6 năm, bác đã uống rất nhiều thuốc nhưng bệnh vẫn chưa được cải thiện, ngược lại còn có dấu hiệu táo bón, tay chân mệt mỏi. Bác Lưu đã đến bệnh viện để kiểm tra lại, sau một khoảng thời gian thì các triệu chứng về đường tiểu đã được cải thiện phần nào, nhưng chân tay càng ngày càng mệt mỏi, không có lực. Sau khi bác sĩ khoa Thần kinh hội chẩn, cho rằng có khả năng bác Lưu bị bệnh lý tuỷ sống, sau khi Chụp cộng hưởng từ MRI cột sống cổ cho thấy bác mắc bệnh thoái hoá đốt sống cổ, đĩa đệm đốt sống (intervertebral disk) giữa đốt sống cổ thứ 3 và đốt sống ngực thứ 1 nhô ra phía sau, tuỷ sống chịu áp lực gần 70%, kèm theo chứng hẹp ống sống.

Xem Ngay  Cây Xương Khỉ Và 12 Tác Dụng Của Cây Xương Khỉ Cần Biết

Bác sĩ Khoa chỉnh hình đã loại bỏ tăng sản gai xương cột sống, loại bỏ vùng dây chằng bị vôi hoá, giảm áp lực lên tuỷ sống, v.v…Không lâu sau khi thực hiện phẫu thuật, triệu chứng chân tay không có lực đã có biến chuyển, các triệu chứng gây khó chịu trong thời gian dài như đi tiểu không thông, táo bón, vv… cũng đã biến mất.

Về chứng đi tiểu không thông ở người già, nếu như sau khi điều trị Niệu khoa, Nam khoa mà vẫn không cải thiện thì người bệnh nên đến kiểm tra tại Khoa chỉnh hình. Bởi vì có một số bệnh nhân mắc các bệnh về cột sống thắt lưng nhưng lại không có triệu chứng đau hệ thống thần kinh ngoại biên như đau lưng, đau vai, vv…mà lại xuất hiện triệu chứng chèn ép tuỷ sống như gặp vấn đề về tiểu tiện, bài tiết, vv…

4. Thường xuyên kiểm tra nước tiểu có tác dụng gì?

Trong các danh mục kiểm tra nước tiểu, bạch cầu, hồng cầu, protein niệu là 3 chỉ số giúp nhận biết được thận có bất thường hay không.

Hồng cầu: nếu trong nước tiểu xuất hiện lượng lớn hồng cầu tức là có khả năng mắc bệnh thận, bệnh đường tiết niệu, bệnh về bàng quang, bệnh niệu quản, hoặc các vấn đề khác.

Bạch cầu: nếu bạch cầu trong nước tiểu cao hơn 3 trên mỗi HPF, có thể niệu đạo bị viêm, như: viêm thận bể thận, viêm bàng quang hoặc viêm niệu đạo, thận kết hạch (lao thận), viêm cầu thận, vv…

Protein niệu: phạm vi protein niệu ở người bình thường không quá 150 mg/ngày, khi kiểm tra sẽ cho kết quả âm tính. Nếu protein niệu cao hơn 150 mg/ngày thì kết quả là dương tính, cho thấy lượng protein niệu thải tăng lên rõ rệt, có dấu hiệu bất thường. Nếu protein niệu tiếp tục dương tính, cho thấy thận đang gặp vấn đề.

5. Vì sao có tình trạng đi tiểu ít?

Nếu lượng nước tiểu thải ra trong 24 giờ ít hơn 500 ml sẽ được xem là đi tiểu ít. Đi tiểu ít thường là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng. Những bệnh xuất hiện tình trạng tiểu ít gồm:
a) Bệnh thận: viêm thận cấp tính, u thận, lao thận nghiêm trọng, suy thận, vv…do tổn thương chức năng thận, làm giảm lượng nước tiểu, khi những bệnh này làm người bệnh đi tiểu ít, cho thấy bệnh tình đã chuyển biến nghiêm trọng.

b) Chấn thương và xuất huyết. Khi người bệnh bị chấn thương bên ngoài, mất quá nhiều máu, bệnh nhân sẽ
bị sốc, suy tim, mất nước nghiêm trọng, v.v…lượng máu đi vào thận bị giảm xuống rõ rệt, làm suy giảm chức năng ở thận, xuất hiện tình trạng đi tiểu ít.

c) Tắc nghẽn đường tiết niệu. Kết sỏi ở niệu quản, xương chậu, máu đông, vết mủ là tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho nước tiểu không thể đi vào bàng quang, lâu dần sẽ làm tích nước tiểu ở xương chậu gây ảnh hưởng chức năng thận.

6. Chữa bệnh tiểu đêm nhiều bằng cách nào?

Trong thời tiết giá lạnh của mùa đông, không ít người lớn tuổi phải thức dậy 3-4 lần mỗi đêm để đi tiểu. Nếu đi tiểu đêm quá nhiều không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ mà đây còn là một triệu chứng điển hình của thận hư hàn (thận dương hư). Phương pháp “Ngô thù du nhiệt phu” trong Đông y là một biện pháp hiệu quả để chữa bệnh đi tiểu đêm nhiều ở người già.

Cách làm như sau: mua 60 gram Ngô thù du ở tiện thuốc Bắc, nghiền thành bột, sau đó bỏ vào túi vải gai, da kín miệng túi. Bỏ túi vải vào ấm nước, công bằng hơi nước trong 5-10 phút rồi lấy ra, đợi đến khi túi nguội bớt, đó lên vị trí của thận ở 2 bên bả vai. Mỗi lần đắp 15 phút, đáp 1 lần/ngày. Mỗi thang thuốc có thể dùng nhiều lần trong 3-5 ngày.

Xem Ngay  Bột cốt dừa dùng để làm gì? Liệu có an toàn cho sức khỏe

7.Vì sao người già nhịn tiểu sẽ gây ngất xỉu?

Cách đây không lâu, khi bác Triệu đang mua đồ ở ngoài chợ thì thấy buồn tiểu, nhưng không tìm thấy nhà vệ sinh công cộng nào cả, bác đành phải đi về nhà. Khi về đến nhà thì bác mau chóng đi vào nhà vệ sinh, khi bác Triệu đang tiểu tiện bỗng cảm thấy chóng mặt, bác tiện tay nắm lấy ống nước ở bên cạnh, ngồi xuống đất, ngồi nghỉ một lúc lâu sau đó mới trở lại trạng thái bình thường.

Bác Triệu thắc mắc: tôi mới 60 tuổi thôi, vừa kiểm tra sức khoẻ xong, chẳng phát hiện thấy bệnh lý tim mạch gì cả, tại sao đột nhiên lại bị chóng mặt như vậy chứ?
Trong y học, hiện tượng này được gọi là ngất do nhịn tiểu tiện, nguyên nhân chủ yếu là do mạch máu Co giãn khó khăn gây huyết áp thấp, cung cấp không đủ máu lên não trong một khoảng thời gian ngắn. Nguyên nhân chính gây ngất cho bác Triệu là do nhịn tiểu.

Rất nhiều bệnh nhân có các cảm giác khó chịu như chóng mặt, buồn nôn, hồi hộp, vv… trước khi phát bệnh, nhưng cũng có một s0 người không có bất kỳ dấu hiệu gì trước khi ngất ul: Thường thì người bệnh sẽ ngất trong vài giây cho đến nó tiếng, tuỳ tình trạng nặng hay nhẹ. Hiện tượng ngất do nhịn tiểu tiện ở đa số người bệnh sẽ tự ngừng lại khi người bệnh càng lớn tuổi. Do người mắc bệnh này sẽ ngất đột ngột, dễ gây tổn thương bên ngoài có thể, vì vậy việc phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết.

Những người đã có tiền sử bệnh tuyệt đối không được nhin tiểu tiện, khi đi tiểu phải chọn chỗ ngồi xuống trước, sau khi tiểu xong mới từ từ đứng dậy. Khi đi tiểu phải thực hiện động tác hít thở sâu (tránh nín thở). Đối với nam giới thường xuyên bị ngất, có thể thử tiểu tiện bằng cách ngồi xổm hoặc ngồi bệt. Người bệnh thường xuyên tái phát bệnh này có thể uống Atropine theo chỉ định của bác sĩ.

8. Vì sao đưa lưỡi chạm vòm miệng, co hậu môn lại có thể chữa bệnh đi tiểu nhiều ở người già?

Có rất nhiều người lớn tuổi buồn phiền vì chứng bệnh đi tiểu nhiều. Đông y cho rằng bệnh này thường do thận khí không bền, cơ thể yếu ớt. Đối với những người lớn tiểu mắc bệnh đi tiểu nhiều có thể thử dùng cách đưa lưỡi chạm vòm miệng, co hậu môn để trị bệnh.

Cách thực hiện như sau: đưa lưỡi chạm lên vòm miệng, co hậu môn lại để thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường chức năng của cơ vòng hậu môn. Trước giờ đi ngủ hàng ngày, đưa lưỡi chạm vòm miệng, cảm nhận huyệt Bách hội, co hậu môn, nuốt nước bọt, thực hiện vài lần rồi mới đi ngủ.

9. Màu sắc nước tiểu có thể cho thấy đang mắc bệnh gì hay không?

Nước tiểu có màu ngũ sắc: thường thấy ở các bệnh đa niệu, đái tháo nhạt, tiểu đường, vv…
Nước tiểu có màu hồng: thường gặp ở bệnh viêm thận cấp tính, sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu, sỏi cơ quan tiết niệu, bướu, vv…Nữ giới mắc các bệnh vể tử cung, buồng trứng, bệnh đường niệu quản cũng thải ra nước tiểu màu hồng. Cũng có thể do viêm ruột thừa, viên kết tràng, viêm trực tràng, vv…..
Nước tiểu màu trắng sữa: màu đục như nếp, thường gặp ở bệnh giun chỉ, nhiễm trùng gây mủ ở hệ thống tiết niệu, bệnh lậu,v,v…
Nước tiểu có màu vàng: thường gặp khi mắc bệnh gan mật (viêm gan cấp tỉnh, viêm túi mật, sỏi mật), sỏi ống mật chủ, vàng da tắc nghẽn do ung thư tuyến tụy cũng làm cho nước tiểu có màu vàng.
Nước tiểu màu xanh: thường gặp khi mắc dịch tả, sốt phát ban, vv…
Nước tiểu màu đen: nước tiểu có màu đen như nước tương, hoặc có màu tối như rượu nho, thường gặp khi truyền nhóm máu không thích hợp, thiếu men G6PD, vv..
Nước tiểu có bọt: cảnh báo có thể mắc bệnh tiểu đường, viêm kết tràng, ung thư trực tràng, ung thư bàng quang, vv…

10. Tự kiểm tra, phòng ngừa bệnh thận như thế nào?

Kiểm tra sức khoẻ: tất cả các bài kiểm tra sức khoẻ thông thường đều bao gồm xét nghiệm nước tiểu, nhằm giúp người bệnh phát hiện, chữa trị kịp thời các bệnh lý ở thận.
Tự kiểm tra: nếu thấy nhiều bọt trong nước tiểu (giống như bọt trong xà phòng giặt đồ hoặc bọt khi rót bia), và bọt đó không tan sau một lúc, có thể đó là dấu hiệu của protein niệu. Nếu nước tiểu có màu như nước rửa thị hoặc có màu nước trà, đó là dấu hiệu của hồng cầu trong nước tiểu, cần đến bệnh viện kiểm tra lại, nếu cần có thể thực hiện sinh thiết thận để có kết quả chính xác. Nếu trong gia đình có người thân từng mắc bệnh thận, việc cảnh giác với bệnh là không bao giờ thừa.

Xem Ngay  Công dụng của cây thuốc bìm bịp có thực sự chữa được bệnh ung thư

11.Vì sao mụn nhọt vào mùa thu dễ gây sưng thận?

Vào mùa thu, nếu không chịu khó tắm rửa, bảo vệ làn da thì rất dễ bị mụn nhọt. Do hệ miễn dịch của người già kém, càng dễ bị mụn nhọt hơn, nếu không chữa trị kịp thời rất dễ gây sưng thận. Mầm bệnh mụn nhọt mùa thu là do Liên cầu khuẩn tan huyết, khi mầm bệnh xâm nhập vào nang lông sẽ từ từ lan ra các mô dưới da, gây mụn nhọt.

Sau khi mầm bệnh xâm nhập vào máu, theo đường máu đi đến thận, gây viêm dị ứng ở thận, tức là gây sưng thận. Vì vậy, người bệnh phải nhanh chóng đến bệnh viện khi mọc mụn nhọt. Nếu xuất hiện các triệu chứng như: sưng mí mắt, đi tiểu buốt, tiểu gắt, đi tiểu nhiều hoặc tiểu ra máu, cần kiểm tra xem có phải đã mắc chứng sưng thận hay không, không được xem thường các triệu chứng trên.

Mấu chốt trong việc ngăn ngừa mụn nhọt mùa thu làm sưng thận nằm ở việc ngăn ngừa mụn nhọt. Cần chú ý giữ da sạch sẽ, rửa sạch vết bẩn và mầm bệnh trên da, không được gãi nếu bị côn trùng cắn, tránh gây nhiễm trùng.

12. Vì sao người mắc bệnh thận nên hạn chế uống nước vào mùa hè?

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trên cơ thể con người, cùng với việc điều tiết chất điện giải và giữ cân bằng độ PH, thận còn có nhiệm vụ điều tiết hormone. Vào mùa hè, nhiều người có thói quen uống nhiều nước để bổ sung lượng nước trong cơ thể, nhưng đó, với những người mắc bệnh thận thì bác sĩ khuyến cáo nên căn cứ vào cân nặng và huyết áp mỗi ngày để tính toán lượng nước cần uống vào, tốt nhất là lượng nước nạp vào cơ thể không gây sưng mắt, phù nề chân, giúp không khát nước, duy trì huyết áp ở mức bình thường.

Cùng với việc khống chế lượng nước cần uống, người bệnh cũng nên khống chế lượng muối dung nạp vào cơ thể, điều này quan trọng như việc khống chế bệnh tình của người mắc bệnh thận. Nếu cơ thể dung nạp quá nhiều muối sẽ làm cho thận hoạt động quá tải.

Bác sĩ khuyên rằng: lượng muối dung nạp mỗi ngày của người mắc bệnh thận không được quá 6 gram, nếu người bệnh kèm theo bệnh huyết áp cao thì phải khống chế lượng muối ở mức 3 gram mỗi ngày.

13. Làm thế nào khi người mắc bệnh suy thận cảm thấy biếng ăn?

Chán ăn, biếng ăn là triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng triệu chứng này thường bị bỏ qua. Nhưng đối với người lớn tuổi mắc bệnh huyết áp cao, bệnh tiểu đường xuất hiện triệu chứng này thì chúng ta nên cảnh giác chứng suy thận mạn tính. Bởi vì những người mắc bệnh này thường kèm theo xơ vữa động mạch thận và teo thận, làm cho những chất chuyển hóa độc hại sản xuất từ thận không thể đào thải ra ngoài.

Niêm mạc dạ dày rất dễ bị nhiễm các chất độc hại, khi các chất độc hại này tiến vào dạ dày sẽ làm viêm dạ dày, xung huyết dạ dày, thậm chí gây lở loét, từ đó làm biếng ăn, khó tiêu. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, ngoài việc đến bệnh viện chữa trị, còn phải giảm lượng thức ăn có hàm lượng phốt pho cao, ví dụ như: lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, chế phẩm từ sữa, vv…

Trả lời