no comments

37 cách dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa nội tiêu hóa bạn cần biết

Trị các bệnh khoa nội tiêu hóa với các toa thuốc đơn giản như toa thuốc: Trị nấc cụt, Trị nấc cụt thường xuyên, Trị nôn mửa…

1.Trị nấc cụt

Toa thuốc: chanh tươi 1 quả, rượu vừa phải. Ngâm quả chanh vào trong rượu, khi nấc cụt thì ăn quar chanh đã

ngâm qua rượu (không ăn luôn vỏ).

Chủ trị: nấc cụt.

2.Trị nấc cụt thường xuyên

Toa thuốc: 7 lá tiêu tươi. Rửa sạch, thái nhuyễn, uống với rượu trắng, thường là uống 1 lần là khỏi ngay.

Chủ trị: chứng nấc cục thường xuyên.

3.Trị nôn mửa

Toa thuốc: gạo tẻ (rang vàng) 20g, gừng ninh (lấy gừng tươi thái ra, cho vào chút muối, dùng giấy ướt gói lại ninh, sau đó thái nhỏ) 15g, mật ong 30g, muối ăn (rang khô) 1g. Cho gạo tẻ vào 250ml nước nấu nhừ, sau đó cho gừng – ninh vào, tiếp theo cho mật ong và muối đã rang khô vào, khuấy đều là có thể dùng. Buộc người bệnh phải ăn từ 3 – 2 muỗng, 10 phút sau từ từ ăn hết, thường thì sau 30 phút thì không còn nôn mửa nữa.

4.Trị đau thương vị

Toa thuốc: cao lương khương, hương phụ, ô dược, mộc hương, thảo đậu khấu, quả cau, nguyên hồ, xuyên luyện tử, phật thủ, chỉ xác, bạch thuật, định hương, hoắc hương mỗi loại 10g. Tất cả đem nghiền thành bột, đóng gói bảo quản.Mối lần dùng lấy 5g thuốc bột, nửa muỗng nước cốt gừng uống với nước sôi để nguội.

Chủ trị: đau thượng vị, Đông y cho rằng đây là hàn ngưng khí trệ. Triệu chứng thường gặp là đã thượng vị, buồn nôn, lưỡi trắng nhạt, mạch huyền khẩn

5. Trị triệu chứng dư axit dạ dày

Toa thuốc: sài hồ, hoàng linh, chỉ thực mỗi loại 10g. Cho nước sôi vào hãm, uống như uống trà. Mỗi ngày 1 thang, 1 liệu trình 7 ngày, sau mỗi liệu trình ngưng 3 ngày

Chủ trị: đau dạ dày do dư axit, Đông y cho rằng là do can vị uất nhiệt. Triệu chứng thường thấy là chướng ho dạ dày và đau dạ dày, trào ngược, hơi thở hôi, đau nướu. lưỡi có rêu vàng, mạch nhanh

6.Trị chứng đau dạ dày do nhiễm lạnh

Toa thuốc: đảng sâm, bạch thuật mỗi loại 10g, thanh bì, trần bì mỗi loại 5g, định hương 3g. Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước, chia 3 lần dùng trong ngày.

Chủ trị: đau dạ dày tỳ vị hư hàn. Triệu chứng hỷ ôn hy án, lưỡi trắng nhạt, mạch trầm tế nhược.

Xem Ngay  Top 3 Cây hút khói thuốc lá thanh lọc không khí tốt

7.Trị đau dạ dày

Toa thuốc: tiên nhân chương tươi (đã mài nhẵn phần lông tơ bên ngoài) 60g, thịt nạc 30g. Rửa sạch tiên nhân chưởng, thái nhỏ, thịt heo băm nhuyễn, 2 món trộn lại thành bánh, nấu chín, mỗi tối ăn trước khi ngủ.

Chủ trị: đau dạ dày, hơi thở ấm. Đông y cho rằng đây dạng vị nhiệt. Người bị đau dạ dày do nhiễm lạnh hoặc tỳ vị hư hàn không được dùng phương thuốc này

8.Trị khó chịu đường tiêu hoá

Toà thuốc: quả táo (cắt miếng) 2 quả, thịt nạc (thái 2 miếng) 200g. Cho 2 bát nước vào nấu quả táo trước, khi nước sôi thì cho thị nạc vào, nấu đến khi thịt chín là được, nấu nêm nếm vừa ăn, mỗi ngày 1 thang, dùng thường xuyên rất tốt

Chủ trị: khó đường tiêu hoá, khó tiêu, sình bụngsau khi ăn.

9. Trị chứng sa dạ dày

Toa thuốc: chỉ thực, bạch thuật mỗi loại 12g, sơn tra, thân khúc, mạch nha, gừng tươi mỗi loại 9g. Nấu lấy nước, chia 3 lần uống trước khi ăn cơm 30 phút, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: sa dạ dày, thời gian đi đại tiện lâu, không uống nước, chướng phần bụng trên, lắc lư có tiếng động, khó tiêu.

10.Trị viêm dạ dày mãn tính

Toa thuốc: mạch nha 12g, chỉ thực 9g, sơn tra nhục 6g. Sắc lấy nước, chia 3 lần dùng, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: viêm da dày mãn tính, loét dạ dày, Đông y nhận định đây là dạng không ăn uống được. Triệu chứng

kèm theo là đau vùng thượng vị, chướng hơi là chủ yếu, nôn mữa nhiều, lưỡi có vị chua, lúc bụng đói dễ chịu hơn,

Khi ăn vào, rêu lưỡi nhiều, mạch hoạt nhanh.

11. Trị viêm loét hệ tiêu hoá

Toa thuốc: bạch cập, bạch tật lê mỗi loại 20g. Tất cả nghiền thành bột, chia thành 6 phần như nhau, mỗi phần uống với nước ấm trước khi ăn cơm 30 phút, mỗi buổi sáng, tối. 1 liệu trình 5 – 7 ngày, 1 – 3 liệu trình th bệnh.

Chủ trị: viêm loét hệ tiêu hoá (dạ dày, thập ni trường).

12.Trị đau nhói sườn do tiêu hoá ngưng trệ

Toa thuốc: mạch nha 20g, kê nội kim, sơn dược mỗi loại 10g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: sau khi ăn thì tiêu hoá ngưng trệ dẫn đến đau vùng sườn hạ, nhiều năm không khỏi.

13. Trị viêm gan virut cấp

Toa thuốc: bạch hoa xà thiệt thảo 30g, kim tiền thảo 20g, ích mẫu thảo 10g. Cho 600ml nước vào, sắc còn 300ml, cho đường vừa phải, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 100ml, dùng liên tục trong 2 tuần là xong 1 liệu trình. Trẻ em liều lượng giảm một nửa

Chủ trị: viêm gan virut cấp.

14. Trị viêm gan cấp thể vàng da

Toa thuốc 1 : đan sâm 60g, nhân trần 30g, đường bộ 15g. Đan sâm, nhân trần nấu lấy còn 200ml nước, cho đường nâu vào khuấy đều, người lớn mỗi lần uống 49 mỗi sáng, tối 1 lần. Trẻ em thì liều lượng giảm một nửa

Toa thuốc 2: nhân trần 30g, hạ khô thảo 15g, đại tào 10 quả. Nấu chia 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Toa thuốc 3: nhân trần 30g, đậu đen 15g, đại tào ( bỏ hạt) 12 quả, cà rốt 2 củ. Nấu lấy nước uống như trà, mỗi ngày 1 thang

Chủ trị: viêm gan cấp tính thể vàng da.

15. Trị viêm gan mãn tính

Toa thuốc: đan sâm 15g, tam lăng, hương phụ mỗi loại 6g. Mỗi ngày 1 thang, nấu lấy nước, cho đường nâu vừa phải, sắc nước thuốc cô đặc, chia làm 3 lần dùng.

Chủ trị: viêm gan mãn tính.

16.Trị sỏi mật

Toa thuốc: 1 ít trà phổ nhĩ, 1 muỗng nước cốt gừng, mận muối 1 quả. Trước tiên pha trà phổ nhĩ, cho quả mận muối vào một cái bát, dầm nát, bỏ da với hạt, cho 1 muỗng cốt gừng vào, rồi cho vào trà phổ nhĩ, khuấy đều, uống 1 bát vào mỗi sáng, tôi, uống lúc bụng đói.

Xem Ngay  Cây ngải đen là gì? 10 tác dụng của cây ngải đen trong đời sống

Chủ trị: sỏi mật.

17. Trị viêm túi mật cấp mãn tính

Toa thuốc: nhân trần, kim tiền thảo mỗi loại 15g. Cho nước sôi vào hãm, uống như trà, mỗi ngày 1 thang. Bệnh sẽ thuyên giảm sau 2 tuần dùng thuốc.

Chủ trị: viêm túi mật cấp mãn tính. Thường xuyên chướng bụng, vùng bụng trên hoặc vùng bụng bên phải dạ dày nóng, ợ chua…, ăn thức ăn nhìn đâu mỡ là bệnh tình nặng hơn.

18. Trị viêm ruột thừa mãn tính

Toa thuốc: quỷ châm thảo (còn gọi là cỏ ruột thừa) 15g nếu tươi thì 45g. Nấu với 100ml nước, bỏ xác thuốc, chia 2 lần uống, mỗi lần uống với 100ml sữa bò. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 7 ngày.

Chủ trị: viêm ruột thừa mãn tính.

19.Trị táo bón

Toa thuốc: cải tím 10g, dầu mè 1 muỗng, nước tương Mỗi tối trước khi ngủ 30 phút dùng nước sôi nấu 1 bát, uống khi còn ấm.

Chủ trị: táo bón.

21+ Cách dùng thuốc Đông y để điều trị các bệnh về đường hô hấp cụ thể như: Ngừa cảm cúm, Trị cảm cúm, Trị cảm do phong nhiệt….

20.Trị táo bón ở người già

Toa thuốc: chỉ thực, huyền sâm mỗi loại 15g, sinh địa, ma tử nhân, đào nhân, mạch đồng mỗi loại 9g. Mỗi ngày 1 thang, nấu lấy nước, chia 3 lần uống 1 – 3 thang thì khỏi bệnh.

Chủ trị: táo bón ở người già, Đông y cho rằng đây dạng khí hư tận khuy. Triệu chứng thường gặp đi phân khô, miệng khát họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tê nhanh

21. Trị chứng phân khô khi đi đại tiện của người già

Toa thuốc: mật ong, dầu mè mỗi loại 30g. Hoà với nhau rồi uống, mỗi sáng tối 1 lần.

Chủ trị: Táo bón ở người già. Nhất là người già có cơ thể suy nhược rất hiệu quả.

22.Trị chứng táo bón do khí huyết trì trệ

Toa thuốc: bạch thược 24g, cam thảo, mạch nha mỗi loại 10g. Mỗi ngà 1 thang, nấu lấy nước, chia 3 lần uống, uống liên tục 2-4 tháng

Chủ trị: táo bón do khí huyết trì trệ. Triệu chứng đi phân khô, hoặc không đi tiêu được, không thể đi hết 1 lần, mỗi khi tâm trạng không tốt thì tình trạng táo bón càng nặng hơn, chướng bụng hoặc bụng đau nhẹ, sau khi ợ hơi đánh rắm thì thấy thoải mái hơn, nhiều rêu lưỡi, mạch huyền.

23.Trị chứng táo bón do khí hư

Toa thuốc: bạch thuật, bạch thược mỗi loại 24g, cam thảo 10g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần dùng, dùng liên tục 2 – 4 thang.

Chủ trị: táo bón thể khí hư. Triệu chứng thần bì khí đỏan, tuy mắc đi tiêu, nhưng không đi được, không đi dứt trong một lần, lưỡi nhạt, mạch nhược.

24. Trị chứng táo bón do huyết hư

Toa thuốc: bạch thược 20g, cam thảo 10g, đương quy 9g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần dùng

Chủ trị: táo bón thể huyết hư. Triệu chứng thường là số lần đi tiểu bình thường, đi tiêu không ra, sắc mặt xanh xao sắc mặt xanh xao vàng vọt, chóng mặt, tay chân tế, lưỡi nhạt, mạch tế nhược.

25. Trị chứng đi tiểu ra máu 

Toa thuốc: quả hồng ( sấy thành than) 200g, địa du ( đốt thành than) 100g. Tất cả nghiền thành bột, mỗi uống với nước đường trắng, mỗi ngày 3 lần.

Chủ trị: đi tiểu ra máu.

26. Trị chứng đi tiểu ra máu do thể hư 

Toa thuốc: sơn dược tươi 30g, nghiền nhỏ nấu cho thêm 3g huyết dư thản, chia 2 lần, ăn lúc còn mỗi ngày 1 thang. 

Chủ trị: đi tiểu ra máu do thể hư, thường thấy ở H. người già tỳ thận hư nhược và trẻ nhỏ. Triệu chứng là tiểu ra máu, lâu ngày không khỏi, kèm theo khó tiêu là nhạt rêu trắng, mạch tế nhược.

27. Trị tiêu chảy và đầy bụng

Toa thuốc: gừng khô 20g, chỉ thực 10g. mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần dùng.

Chủ trị: tiêu chảy đầy bụng, Đông y cho rằng đây là dạng dương hư hàn ninh. Triệu chứng thường thấy là tiêu chảy chướng bụng, miệng nhạt vô vị, nước bọt nhiều, là nhạt rêu trắng, mạch trầm.

28. Trị đau bụng tiêu chảy 

Toa thuốc: sơn dược 15g, xa tiền tử (nấu riêng – nên nhờ bác sĩ tư vấn) 12g, quế chi, bạch thược mỗi loại 9g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần dùng.

Chủ trị: đau bụng tiêu chảy.

29. Trị tiêu chảy lỏng như nước

Toa thuốc: sao bạch thuật, xa tiên tử mỗi i loại 20g, trạch tả, sao mạch nha mỗi loại 15g bào khương 10g. Tất cả – bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g, uống với nước lọc.

Chủ trị: tiêu chảy lỏng dạng nước.

30. Trị tiêu chảy thể khó tiêu

Toa thuốc: sao sơn tra, sao mạch nha, sao thái phục tử, trần bì mỗi loại 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước, chia

làm 3 lần uống.

Chủ trị: tiêu chảy thế khó tiêu. Triệu chứng đầy bụng hồn nôn, ợ chua, không muốn ăn uống, rêu nhầy, mạch hoạt (thường thấy ở tiêu chảy cấp tính).

31. Trị chứng lị trực khuẩn

Toa thuốc: quỷ châm thảo (còn gọi cỏ ruột thừa) 30g (nếu tươi, 100g), 2 bát nước, nấu thành 1 bát, cho 30g đường nâu vào (người đi tiểu ra máu dùng đường cát trăng 30g), uống 1 lần. Thường thì uống 1 hoặc 2 lần là khỏi bệnh.

Xem Ngay  Dùng Quế chi phục linh hoàn điều trị u nang buồng trứng thế nào?

Chủ trị: bệnh lý trực khuẩn

32. Trị chứng bạch lỵ

Toa thuốc: hoa lựu đỏ, hoa lựu trắng dạng tươi mỗi loại 10g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống, uống lúc còn nóng.

Chủ trị: bệnh bạch lỵ. Biểu hiện lâm sàng thường là đau bụng, tiêu chảy, có nhầy và máu

33. Trị chứng viêm ruột mãn tính

Toa thuốc: trạch tả, phục linh, xa tiền tử mỗi loại 12g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống, trình 3 ngày.

Chủ trị: viêm ruột mãn tính, Đông y gọi đây là triệu chứng là đi phân nhỏ lọn, bụng kêu, không đau bụng, không nóng vùng hậu môn, đi tiểu gắt, lưỡi nhạt,  đàm trắng nhầy, mạch hoạt có lực.

34. Trị viêm loét đại tràng

Toa thuốc: địa du thán 15g, sao bạch thược 12g, bạch thuật, phục linh, diện hồ sách mỗi loại 10g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: viêm loét đại tràng, đau bụng tiêu chảy, phân có dịch và máu.

35. Trị chứng tiêu chảy do hàn thấp

Toa thuốc: gừng 10g, lá trà 15g. Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: tiêu chảy do hàn thấp. Triệu chứng buồn nôn, đi tiêu, đau bụng, lưỡi rêu trắng nhầy, mạch nhu

36. Trị chứng tiêu chảy vào lúc sáng sớm

Toa thuốc: ngô thù du 2 phần, ngũ vị tử 1 phần. Tất cả nghiền thành bột, mỗi lần uống 6g, buổi sáng uống với nước cơm, mỗi ngày 1 lần. 

Chủ trị: tiêu chảy vào sáng sớm, Đông y cho dạng thận dương hư. Thường thấy trước bình minh, đau quanh rốn, bụng kêu là tiêu chảy tức thì, phân loãng, đi tiêu xong giảm đau bụng, vùng rốn bớt đau, vị hàn, hình hàn chi lãnh, hoặc đau mỏi lưng gối, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế.

37. Trị chứng tiêu chảy do dương hư 

Toa thuốc: hạt súng (khiếm thực), cơm cháy (màu vàng cầm càng tốt) mỗi loại 50g. Cho nước vừa phải, cho vào nồi nấu chung, không cho dầu, muối, hạt sung nấu chín nhừ như cháo. Mỗi ngày 3 lần, dùng liên tục 1 – 2 ngày.  Chủ trị: tiêu chảy do thận hư. Triệu chứng thường là trước bình minh, đau quanh rốn, bụng kêu là tiêu chảy tức thì, đi phân loãng, đi tiêu xong giảm đau, hình hàn chi lãnh, đau mỏi lưng gối, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế.

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời