no comments

21 phương pháp dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa phụ sản

Dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa phụ sản được các bác sĩ khuyên dùng: Trị chứng bằng lậu, Trị chứng bằng lậu do khí hư, Trị chứng bằng lậu do dương hư…

1. Trị chứng bằng lậu

Toa thuốc: sao kê quan hoa, đường nâu mỗi loại và Sắc lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 thang. Thường uống 3 thang mới thấy hiệu quả.

Chủ trị: bằng lậu (xuất huyết chức năng tử cung), đồng nhận định là do huyết nhiệt, thường gặp các triệu chứng xuất huyết nhiều, sẫm màu, nhầy, miệng khô, bức rức, đi phân khôn, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt nhanh.

2. Trị chứng bằng lậu do khí hư

Toa thuốc: kế quán hoa 30g, hoàng kỳ 12g, đảng sâm, – thuật mỗi loại 9g, bạch quá 8 quả. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: bằng lậu do khí hư. Thường gặp triệu chứng lượng kinh nguyệt nhiều, hoặc trước nhiều sau ít, sắc nhạt trong, chóng mặt hoa mắt, sắc mặt trắng, tay chay uể oải, hồi hộp mất ngủ, mồ hôi nhiều, biếng ăn, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm tế không có lực.

3. Trị chứng bằng lậu do dương hư

Toa thuốc: bổ cốt chi, cửu thái tử, sao ngải diệp mỗi loại 12g. Sắc 2 lần nước, hoà nước thuộc với nhau, cho vào 12g đường nâu, nấu thêm một chút, chia 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: băng lậu, đông y nhận định do thận dương hư. Thường gặp triệu chứng xuất huyết lâu ngày, nhiều hoặc dầm dề không dứt, màu đỏ nhạt, tinh thần mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, mỏi lưng gối, ớn lạnh, sắc mạnh tối, đi tiểu lâu, phân loãng, đới ha trắng, lưỡi nhạt, bợ trắng nhạt, mạch tế

4. Trị chứng kinh nguyệt không đều

Toa thuốc: ô cốt kế 250g, kế huyết đằng 30g, gừng tươi 4 miếng, đại tào (bỏ hạt) 4 quả. Cho nước vào nấu cùng,

là ăn, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: kinh nguyệt không đều, thường gặp triệu chứng sắc đỏ sậm vón cục, đau bụng, đau mỏi lưng gối, uể oải.

5. Trị chứng kinh nguyện có sớm 

Toa thuốc: hoàng kỳ, đảng sâm mỗi loại 15g, đương quy 6g, thăng ma 3g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: kinh nguyệt sớm, đông y nhận định do khí hư bất nhiếp huyết, thường gặp triệu chứng kinh nguyện có sớm mà ra, dầm dề sắc nhạt, tinh thần uể oải, sắc mặt trắng bệch, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch nhược không có lực.

6. Trị chứng kinh nguyệt nhiều

Toa thuốc: bạch thạch lựu hoa (còn tươi) 10g, liên bồng 1 đài. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: kinh nguyệt nhiều.

7. Trị chứng kinh nguyệt đến trễ

Toa thuốc: đại tào 20 quả, ích mẫu thảo, đường nâu môi loại 10g. Mỗi ngày 1 thang sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: kinh nguyệt trễ, đông y cho rằng do huyet mạch hư hàn. Thường gặp triệu chứng kinh nguyệt trễ hơn 7 ngày trở lên, thậm chí có khi cách 40 – 50 ngày mới hành kinh một lần, sắc nhạt và ít, bụng đau, hơi thở ngắn, sắc mặt nhợt nhạt, mỏi lưng, đi tiểu lâu, lưỡi nhạc trắng, mạch trầm, trì vô lực.

8. Trị chứng đau bụng kinh

Toa thuốc: ích mẫu thảo 15g, diện hồ sách 6g. Mỗi nào 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: đau bụng kinh đông y cho rằng do huyết ứ.Thường gặp triệu chứng bụng đau như dao cắt lúc hành kinh, kinh nguyệt ít, màu sẫm đen, vón cục, khi xuất huyết rồi thì bớt đau, cLất lưỡi tím tái có xuất huyết mạch trầm, trì.

9. Trị chứng đau bụng kinh thế khí trệ

Toa thuốc: quả cam 100g, mật ong. Cắt nhỏ quả cam luôn vỏ, ngâm trong nước vài phút, sau đó nấu sôi 3 phút, đợi nguội, cho mật ong vào là được, chia làm 2 hoặc 3 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: đau bụng kinh do khí trệ. Thường gặp triệu chứng đau ở vùng bụng dưới, ngực, và vú, chướng và đau, nấc cụt, dễ cáu gắt, kinh nguyệt ít, kinh không đều, rêu lưỡi ít, mạch huyền.

10. Trị chứng đau bụng kinh thể hàn ngưng như

Toa thuốc: ngải diệp (sao thành than), đương quy mỗi loại 12g, hương phụ 9g, ngô thù du 5g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: đau bụng kinh do hàn ngưng. Thường gặp triệu chứng trước khi hành kinh hoặc khi hành kinh bụng lạnh  đau, kinh nguyệt ít màu sẫm, tay chân lạnh, nước tiểu trong phân loãng, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm khẩn.

7 phương pháp chữa trị các bệnh khoa nam học bạn cần biết:Trị chứng di tinh, Trị chứng di tinh do thân hư, Trị chứng di mộng hoạt tính…

Xem Ngay  Cây thuốc Nam trị nám da mặt - Bài thuốc dân gian hiệu quả không ngờ

11. Trị bệnh đới hạ do thấp nhiệt

Toa huốc: ngư tinh thảo tươi, xa tiền thảo tươi mỗi loại 30g. Rửa sạch, giã vắt lấy nước, cho đường vừa phải,uống mỗi ngày 1 lần, mỗi tuần 2 lần, 1 liệu trình 1 tháng.

Chủ trị: đới hạ do thấp nhiệt, thường gặp triệu chứng đới hạ dầm dề, màu vàng, mùi tanh, ngứa vùng ngoài âm hộ nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch nhanh

12. Trị chứng bệnh đới hạ

Toa thuốc: rau sam 30g, hoàng bách 9g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: bệnh đới hạ, đông y cho rằng do can kinh thấp nhiệt. Thường gặp triệu chứng đới hạ dầm dề, màu vàng, đới chất sệt, mùi tanh nồng nặc, ngứa vùng ngoài âm hộ, có cảm giá nóng bức, đau bức rức, miệng đắng, nước tiểu vàng, nhiệt, táo bón, lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch nhanh.

13. Trị bệnh đới hạ do tỳ hư

Toa thuốc: bạch biển đậu 100g, đường nâu, đường trắng mỗi loại 50g. Cho nước vào nấu đến khi đậu nhừ, chia 3 lần dùng, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: đới hạ do tỳ hư, đông y cho rằng do tỳ hư thấp khốn. Thường gặp triệu chứng đới hạ có màu trắng hoặc nhạt, chất sệt, không tanh, sắc mặt nhợt nhạt, tay chân uê oải, ăn uống nhạt miệng, đi phân loãng, lưỡi nhạt, rêu trắng nhầy, mạch hoãn vô lực.

14. Trị bệnh đới hạ do dương hư

Toa thuốc: hướng dương quy kinh (bỏ vỏ cắt mies 30g, đại tào 10 quả. Sắc lấy nước, cho đường nâu vừa phê chia 3 lần uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: đới hạ do dương hư. Thường gặp triệu chu đới hạ có màu trắng, nhiều, dầm dề, mùi hôi không rõ, đi tiểu lâu nhiều lần, bạn đêm thậm chí tệ hơn, lưng mỏi, vùng bụng dưới lạnh, lưỡi nhạt rêu trắng, mạch trầm trì.

15. Trị chứng buồn nôn 

Toa thuốc: nửa ly nước mía, 1 muỗng nước cốt gừng. Hoà 2 thứ lại uống, mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: do phản ứng của mang thai dẫn đến dạ dày trào ngược gây buồn nôn hoặc nôn mửa không ngừng.

16. Trị bệnh đường ruột khi mang thai 

Toa thuốc 1: hoàng kỳ 30g, huyền sâm 20g, đương quy 10g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: táo bón do mang thai, nhiều ngày không đi tiêu được, bụng đau, chướng.

Toa thuốc 2: hoàng kỳ 30g, sao bạch thuật, xa tiển tử mỗi loại 20g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: tiêu chảy khi mang thai.

Kinh nghiệm: hoàng kỳ có thể bình hành thăng giáng, người bị tiêu chảy có thể dựa vào sự thăng cử của thanh khí của hạ hãm để ngăn tiêu chảy, người bị táo bón có thể dựa vào thanh thăng trọc giáng để trị táo bón.

17. Trị động thai bất an 

Toa thuốc: hoàng kỳ 30g, đỗ trọng 15g, ngải diệp 12g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: đồng thai bất an

18. Trị bệnh sản dịch sau sinh

Toa thuốc: Ích mẫu thảo 30g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm 15g, đương quy, xuyên khung, bào khương mỗi loại 10g, chích cam thảo 5g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống,

Chủ trị: sản dịch không ngừng, thường gặp đau bụng phụ nữ hậu sản, ớn lạnh, lưỡi sậm rêu trắng, mạch trầm.

19. Trị chứng đổ mồ hôi trộm sau sinh

Toa thuốc: trứng vịt 1 quả, đánh tan trứng, dùng đũa khuấy đều, dùng nước sôi hoà vào uống. Mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: đổ mồ hôi trộm sau khi sinh.

20. Trị chứng thiếu sữa sau sinh

Toa thuốc: dương nhũ căn (còn tươi) 200g, giò heo 1 chiếc, rượu. Cho nước vào nấu, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: thiếu sữa sau khi sinh.

21. Trị bệnh viêm tuyến vú cấp tính

Toa thuốc: ma hoàng, xuyên khung, cam thảo mỗi loại 6g. Mỗi ngày 1 thang, sắc lấy nước, chia 3 lần uống.

Chủ trị: bệnh viêm tuyến vú cấp tính giai đoạn đầu Thường gặp sưng đỏ, ác hàn phát nhiệt.

Nguồn: Phuc nguyen duong

Trả lời