5Bình luận

Cây Sâm đất có mấy loại? Tác dụng và cách chữa trị của cây sâm đất

Cây Sâm đất là gì? Cây Sâm đất có mấy loại? Vì sao dược liệu này ngày càng được nhiều người săn tìm? Thực tế tác dụng chữa bệnh của Sâm đất như thế nào? Mời quý vị cùng đọc ngay bài viết này để tìm hiểu rõ hơn.

Cây Sâm đất là gì? Cây Sâm đất có mấy loại?

Cây sâm đất là gì? Hình ảnh cây sâm đất

Sâm đất là một trong những dược liệu quý, được nhắc tới  ở rất nhiều tài liệu y học cổ. Loại cây này còn có tên gọi là địa sâm, thổ sâm hoặc nhiều dạng khác như Địa sâm, Sâm thổ cao ly, Sâm quy bầu,…

Sâm đất có tên khoa học là Boerhaavia diffusa L. dược liệu này thuộc họ hoa phấn Nyctaginaceae.

Các tài liệu y học Phương Đông cho thấy, Sâm đất có vị đắng, hơi cay. Cây có tính lạnh, ít độc nhưng nếu dùng quá nhiều có thể gây nôn mửa, đổ nhiều mồ hôi. Do vậy bạn nên hạn chế ăn Sâm đất, không nên quá lạm dụng kẻo gặp phải các phản ứng tiêu cực.

Được biệt, quê hương của cây Sâm đất bắt nguồn từ vùng Trung Mỹ. Sau đó loại cây này được đem về Việt Nam trồng vào những năm 1909. Đến thời điểm hiện tại, cây chủ yếu mọc hoang và phát triển tự nhiên. Hiện cây có nhiều ở các vùng núi phía Bắc.

cay-sam-dat-co-may-loai

cây sâm đất có mấy loại

Cây Sâm đất có đặc điểm như thế nào?

Sâm đất là loại cây rất dễ sinh trưởng. Bạn có thể tìm thấy dược liệu này ở các vùng đất hoang. Không chỉ có khả năng chữa bệnh, cây Sâm đất còn được người dân bản địa dùng làm thức ăn.

1. Về thân cây Sâm đất

Trong tự nhiên, cây có rễ to mập, thân được phân thành nhiều nhánh. Đặc biệt chúng ta rất dễ nhận dạng Sâm đất với các nhánh màu đỏ tía nổi bật.

Sâm đất mọc ở dạng đứng, thân rất nhãn và có nhiều nhánh. Thông thường thân cây cao khoảng 50cm khi trưởng thành.

cay-sam-dat-co-may-loai

cây sâm đất có mấy loại

2. Về lá cây Sâm đất

Đặc biệt lá cây mọc sole nhau, hình trái xoan dạng thuôn hoặc hình quả trứng. Ngoài ra, khi quan sát kỹ, bạn dễ thấy phiến lá của cây hơi dày, mập, bóng ở cả hai mặt. Riêng mép lá có các sóng lượn mềm mại.

cay-sam-dat-co-may-loai

cây sâm đất có mấy loại

3. Về hoa và quả cây Sâm đất

Hoa của cây Sâm đất khá nhỏ, màu hồng. Chúng xếp thành chùm thưa ở ngọn thân và các nhánh. Chùm hoa dài khoảng 30cm, còn khỏa khi chín có màu đỏ nâu hoặc xám tro.

Cây ra hoa vào khoảng tháng 6-7 hằng năm và có quả vào tháng 9-10. Đặc biệt, hạt của quả Sâm đất rất nhỏ, dẹt và có màu đen nhánh. Bạn có thể nhận ra quả của dược liệu này có phần giống với quả Mồng tơi chúng ta thường thấy.

cay-sam-dat-co-may-loai

cây sâm đất có mấy loại

4. Về củ Sâm đất

Củ Sâm đất dạng tròn, dài trên dưới 3cm/củ. Không chỉ lá, củ sâm cũng được chế biến làm món ăn. Ngoài ra, phần này còn được phơi khô để ngâm với rượu có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Vừa rồi là những thông tin chung về dược liệu kể trên. Vậy thực tế cây Sâm đất có mấy loại?

cay-sam-dat-co-may-loai

cây sâm đất có mấy loại

Cây Sâm đất có mấy loại? Các loại cây sâm đất?

Uống cây sâm đất có tác dụng gì? Có thể nhận thấy, các loại cây Sâm đất hiện là tên gọi được dùng để chỉ rất nhiều loại dược liệu như:

1. Sâm ngọc Linh 

“Sâm Ngọc Linh (danh pháp hai phần: Panax vietnamensis) là một loài cây thuộc Họ Cuồng cuồng (Araliaceae), còn gọi là sâm Việt Nam, sâm Khu Năm (sâm K5), sâm trúc (sâm đốt trúc, trúc tiết nhân sâm), củ ngải rọm con hay cây thuốc giấu, là loại sâm quý được tìm thấy tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh – Quảng Nam”

Là loại sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, Sâm Ngọc Linh chứa tới 25 loại Saponin. Đây là chất có khả năng giảm đau, phục hồi trí nhớ, tăng cường thể chất. Mặt khác, thành phần này còn được xem như vũ khí ưu việt chống lại các bệnh ung thư hiệu quả.

sam-ngoc-linh

2. Sâm cau rừng

“Sâm cau còn gọi cồ nốc lan, ngải cau, nam sáng ton, soọng ca, thài léng, tiên mao. Sâm có tên khoa học là Curculigo orchioides). Đây là loài thực vật có hoa trong họ Hypoxidaceae. Loài này được phát hiện vào năm 1788. Sâm Cau có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản, tiểu lục địa Ấn Độ, Papuasia. Ngoài ra, dược liệu này còn có nhiều ở bán đảo Đông Dương.”

Các tài liệu Đông Y cũng đánh giá rất cao Sâm cau. Theo đó, dược liệu này được xem là vị thuốc tuyệt vời đối với vấn đề sinh lý nam giới. Chưa hết, dùng các sản phẩm từ dòng kể trên còn chữa được bệnh hen suyễn, tiêu chảy, cao huyết áp,…

Hà thủ ô có tên khoa học là Streptocaulon, thuộc họ Aslepiadaceae. Cây có dạng thân leo, thường có chiều dài từ 2 – 5m, sống quấn hay leo trên các cây khác. Trong Đông y, loại này cũng có công dụng rất lớn. Để biết thêm chi tiết bạn hãy xem ngay bài viết của chúng tôi nhé

Xem Ngay  Điểm mặt các vị thuốc Đông Y hiệu quả, lành tính, rẻ tiền không nên bỏ qua

sam-cau-rung

3. Sâm Quy đá

Sâm Quy Đá còn có tên gọi khác là Sâm Núi Đá hoặc Sâm Đá, Sâm Quy Đá, Vân Quy…Dược liệu có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Dòng sâm này được biết đến như “nữ nhân sâm” (Female Ginseng).

Sâm Quy Đá có khả năng lưu thông khí huyết, giảm đau, điều kinh, nhuận tràng. Đặc biệt dòng này còn có thể khôi phục sức khỏe, rất tốt cho người suy kiệt sức khỏe. Chưa kể tới, Sâm Quy Đá cũng được dùng nhiều trong các bài thuốc trị cao huyết áp.

Sử dụng loại kể trên để phòng ngừa ung thư, kích thích ăn ngon, chống giảm đau,…hiện cũng được rất nhiều người biết đến. Do đó, ngoài việc tìm hiểu cây Sâm đất có mấy loại. Bạn nên tra kỹ hơn về dược liệu này để tận dụng những công năng ưu việt của nó.

sam-la

4. Sâm Đương Quy

Đương Quy có tên khoa học: Angelica Sinensis. Đây là loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán. Loài này được (Oliv.) Diels mô tả khoa học đầu tiên năm 1900”.

Đương Quy là vị thuốc quen thuộc với nhiều người. Dược liệu có khả năng chữa:

  • An thần
  • Chữa chứng xuất tinh sớm, điều trị liệt dương ở nam giới
  • Tăng cường sức đề kháng
  • Lưu thông khí huyết hiệu quả, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

sam-duong-quy

5. Thổ Hào Sâm

Thổ Hào Sâm còn có tên gọi khác là Sâm Bố, Vông Vang, Bố Chính Sâm, Sâm Báo. Dược liệu có tên khoa học Abenmoschus Moschatus ssp. Tuberosus (Span.) Borss

Cây thuốc quý này được nhiều người biết tới với tác dụng:

  • Trị chứng suy nhược cơ thể, thường xuyên mất ngủ, ngủ không yên giấc.
  • Các vấn đề về hệ hô hấp như ho, hen suyễn, viêm phổi.
  • Kinh nguyệt không đều, nhiều khí hư.
  • Hay bị đau lưng, đau vai gáy, cơ thể mỏi nhừ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, không tinh táo, tinh thần kém minh mẫn.
  • Dễ bị ngứa, mụn nhọn, lở loét khi thay đổi thời tiết.

tho-hao-sam

6. Đinh Lăng nếp nhỏ

Trong khi tìm hiểu cây Sâm đất có mấy loại, khá nhiều người bất ngờ khi Đinh Lăng cũng được xếp vào danh sách này. Đinh Lăng Nếp Lá Nhỏ còn được dân gian biết đến với cái tên gây Gỏi cá. Dược liệu rất hữu dụng khi bào chế thuốc chống suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe. Đồng thời, chế thuốc giảm sốt, chữa viêm niêm mạc, săn da, lành vết thương,…từ loại cây này cũng rất hữu dụng.

Đinh Lăng nếp nhỏ còn được xem như cây “sâm của người nghèo” vì dễ tìm. Hơn thế nữa dược liệu còn có tác dụng chữa bệnh rất tuyệt vời.

dinh-lang-la-nho

7. Củ Đẳng Sâm

Đảng sâm hay còn gọi là Đẳng Sâm thuộc chi Codonopsis. Chi này ngoài việc gọi là chi Ngân đằng cũng gọi là chi Đảng sâm thuộc họ Hoa chuông.

Đẳng Sâm có công dụng tuyệt vời trong việc:

  • Tăng cường sức đề kháng, chống lại các bệnh vặt.
  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt, nâng cao trương lực hối tràng. Đồng thời dược liệu còn gia tăng sự co bóp khiến hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
  • Đảng Sâm cũng được xem là vị thuốc quý với tim mạch. Đặc biệt dược liệu có thể làm lưu lượng máu ở não, chân, tay cùng các bộ phận khác tăng lên. Nhờ nâng cao tuần hoàn máu, cơ thể chúng ta trở nên sung mãn, sảng khoái hơn.
  • Đẳng Sâm còn có tác dụng tốt trong việc giảm lượng bạch cầu trong máu. Dùng vị thuốc này đúng cách sẽ mang tới cho quý vị tránh xa bệnh cao huyết áp.
cây sâm đất có mấy loại

cây sâm đất có mấy loại

8.Tam Thất Bắc

Tam thất còn được gọi là Sâm Tam thất, Kim Bất Hoán, Điền Thất Nhân Sâm. Vị thuốc có tên khoa học là Panax pseudoginseng. Dược liệu kể trên được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1929. Tam thất vị ngọt hơi đắng, tính ôn, có tác dụng hóa ứ, cầm máu, tiêu sưng, giảm đau.

Sở dĩ Tam Thất được GS Đỗ Tất Lợi nhắc tới trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (nhà xuất bản Y học 2004) vì:

  • Vị thuốc này có khả năng bảo vệ tim mạch, chống loạn nhịp tim. Nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong cây thuốc kể trên chứa Noto Ginsenosid có khả năng giãn mạch. Nhờ thế thuốc ngăn ngừa xơ vữa động mạch và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
  • Tam Thất Bắc cũng giúp người dùng tránh xa các nguy cơ đứt mạch máu não. Đồng thời dược liệu còn giúp bạn tránh xa nguy cơ các bệnh về thần kinh vượt trội.

Ngoài tác dụng tăng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết, bổ máu,…Tam Thất còn được xem là loại thuốc quý làm đẹp da, giữ gìn nhan sắc cho phái đẹp.

cây sâm đất có mấy loại

cây sâm đất có mấy loại

9. Các loại cây sâm đất khác 

Dễ nhận thấy với thắc mắc cây Sâm đất có mấy loại, có rất nhiều câu trả lời. Ngoài 08 loại sâm kể trên còn có thể kể tới Tục đoạn (cây sâm nam), Cây đan sâm, Cây sa sâm, Hắc sâm (cây huyền sâm),…

Do vậy, quý vị nên tìm hiểu thật kỹ về cây Sâm đất cũng như tác dụng của Sâm đất. Ngoài ra, chúng ta nên căn cứ nhu cầu, mục đích sử dụng để tìm dược liệu. Bằng cách này bạn mới có thể tìm ra vị thuốc ưu việt, tránh xa các hiện tượng  tiêu cực, phản ứng không mong đợi.

Những lưu ý cần biết khi dùng cây Sâm đất

Sau khi tìm hiểu cây sâm đất có mấy loại, bạn nên biết thêm những lưu ý khi sử dụng nó

Sử dụng cây Sâm đất chữa bệnh là xu hướng mà nhiều người đang tìm đến. Sở dĩ có điều này vì Sâm đất là vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Do đó cơ thể người dùng tránh xa được hiện tượng xơ gan, suy giảm chức năng thận,…giống như việc cùng các viên thuốc Tây độc hại.

Hơn thế nữa, cũng giống như nhiều vị thuốc khác trong Đông Y, cây Sâm đất còn có tác dụng đa chiều. Chính cơ chế này giúp quý vị sở hữu sức khỏe dẻo dai, tinh thần sảng khoái. Đồng thời chúng ta còn tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật, đặc biệt là các bệnh mãn tính chưa có thuốc chữa.

Mong rằng với các chia sẻ vừa rồi, quý vị hiểu hơn cây Sâm đất có mấy loại. Hơn thế nữa, sau khi biết được tác dụng của cây Sâm đất trong từng loại, bạn nên chú ý đến nguồn gốc, liều lượng. Chỉ có như vậy mới giúp chúng ta tránh xa hiện tượng gặp phải các phản ứng không mong đợi.

Nguồn: Phucnguyenduong.com

5 Bình luận

  1. Ngọc Tấn
    • Phúc Nguyên Đường
  2. Doãn Kiên
  3. Gia Linh
    • Phúc Nguyên Đường

Trả lời