no comments

Top 12+ kinh nghiệm dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa nội thần kinh

12 câu hỏi thường xuyên Dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa nội thần kinh: Chữa trị bệnh động kinh ra sao, Chữa trị bệnh mất chức năng ngôn ngữ như thế nào, Chữa trị bệnh suy nhược thần kinh ra sao…

1. Chữa trị bệnh động kinh ra sao?

Phương pháp: ngô thù du 60g, nghiền thành bột. Mỗi lần lấy một ít, thêm vào bột mì và nước vừa phải, trộn thành bột bánh, đắp lên vùng rốn, lấy bằng gạc cố định. 7 ngày thay nước một lần.

Chủ trị: động kinh, kèm theo đàm nhiều, lưỡi nhạt và trắng nhầy.

2. Chữa trị bệnh mất chức năng ngôn ngữ như thế nào?

Phương pháp: tạo giác 3g, sấy khô nghiền thành bột dùng ống hút ấn lấy một ít bột thuốc, hít từ từ vào nó. bên mũi, có thể bị hắt xì hơi liên tục, khoảng 5 phút thì ngưng. Làm như vậy đối với bên mũi còn lại, vài phút sau sẽ thấy hiệu nghiệm.

Chủ trị: mất ngôn ngữ chức năng, còn gọi là chứng mất ngôn ngữ thần kinh, là một dạng bệnh thần kinh. Thường do tinh thần căng thẳng, tâm trạng kích động mạnh tạo nên kích động mạnh ở vỏ não, dẫn đến người bệnh mất chức năng ngôn ngữ đột ngột, thậm chí hôn mê thần chím, ngậm chặt răng, tay chân cứng, nhưng tấy y kiểm tra không phát hiện bất thường.

3. Chữa trị bệnh suy nhược thần kinh ra sao?

Phương pháp: dạ giao đằng 500g, sắc lấy nước bỏ xác thuốc, hoà với nước ấm ngâm chân trong 30 phút, mỗi ngày 1 lần.

Chủ trị: suy nhược thần kinh. Đặc trưng chủ yếu là thần kinh dễ hưng phấn và não dễ mệt mỏi, khó ngủ, giảm trí nhớ, đau đầu .v.v. kèm theo cảm giác khó chịu toàn thân và nhiều triệu chứng khác. Quá trình mắc bệnh 1 bệnh tình lúc nặng lúc nhẹ, bệnh tình năng nhe đều có liên quan đến các nhân tố tâm lý xã hội.

4. Chữa trị chứng co quắp tay chân khi bị đột quỵ ra sao?

Phương pháp: thân cân thảo, thấu cốt thảo, hồng hoa mỗi loại 6g. Cho nước vào nấu 10 phút đổ ra thau, nước nguội còn ấm thì ngâm chân, mỗi ngày 3 lần, 1 liệu trình 1 tháng. .

Chủ trị: tay chân co quắp khi bị đột quỵ.

Xem Ngay  7 tác dụng bất ngờ của cây tầm bóp mọc dại ở Việt Nam

5. Chữa trị bệnh đau đầu chóng mặt ra sao?

Phương pháp: từ thạch, thạch quyết minh, độc hoạt mỗi loại 20g, đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, táng chi, chỉ xác, man kinh tử, bạch tật lê, bạch thược, sao đỗ trọng, hoài ngưu tất mỗi loại 10g. Sắc lấy 1500ml nước, cho vào nước ấm ngâm chân, mỗi ngày 1 lần, 1 thang dùng trong 2 ngày.

Chủ trị: đau đầu chóng mặt.

6. Chữa trị bệnh đau đầu do phong nhiệt ra sao?

Phương pháp: tử kim định (thành tuốc, còn có tên là ngọc khu đan, có bán ở tiệm thuốc) liều lượng vừa phải, nghiền thành bột, dùng nước cốt hành và rượu hoà thành dạng cao, đắp vào hai bên huyệt thái dương.

Chủ trị: đau đầu do phong nhiệt. Thường gặp triệu chứng đầu chướng đau, sợ gió, sắc mặt và mắt đỏ, khát nước, nước tiểu vàng, táo bón, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch nhanh.

Tổng hợp 6 kinh nghiệm chữa trị các bệnh khoa thận: Chữa trị chứng tiểu buốt, Chữa trị bệnh viêm tuyến tiền liệt, Chữa trị bệnh viêm thận mãn tính….

7. Chữa trị bệnh đau đầu do phong hàn như thế nào?

Phương pháp: 1 bó lớn ngãi diệp, nấu cô đặc, trước Xông hơi sau gội đầu, gội xong kỵ gió. Mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: đau đầu do phong hàn. Triệu chứng vùng đầu lạnh và nhức, đội mũ vẫn không thuyên giảm, ác hàn, không đổ mồ hôi.

8. Chữa trị bệnh đau đầu do đàm trọc như thế nào?

Phương pháp: quất bì 6g, một ít lá trà. Nấu lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: đau đầu do đàm trọc. Triệu chứng đau âm ỉ, khạc ra đàm, tức ngực, mệt mỏi, ăn uốn rêu trắng nhầy, mạch hoạt.

9. Chữa trị bệnh đau đầu do âm hư ra sao?

Phương pháp: một lượng ngô thù du vừa phải, nghi thành bột, cho vào một ít gừng đã thái nhuyễn, giã nhuyễn cho giấm hoàn thành dạng hồ, đắp vào hai lòng bàn chả mỗi ngày 1 lần, 1 liệu trình 7 ngày.

Chủ trị: đau đầu do âm hư. Triệu chứng đau đầu âm buổi chiều hoặc giữa khuya đau dữ dội, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế nhanh.

10.Chữa trị bệnh liệt dây thần kinh mặt ra sao?

Phương pháp: lạt liễu tươi (nghế răm tươi), thiện ngư huyết (máu lươn) mỗi loại số lượng vừa phải. Lạt liễu gia nhuyễn, lấy một nữa sao nóng, rồi trộn với nữa còn lại. Sau đó lấy thiện ngư huyết bôi vào vùng mặt của bệnh nhân (ví dụ nếu bị bên trái thì bôi bên phải, bị bên phải thi bội bên trái), khi thiện ngư huyết khô, lấy lạt liễu đã già nhuyên đắp lên vùng đã bồi thiện ngư huyết, mỗi ngày hay thuốc 1 lần, đến khi khỏi bệnh. Thường đắp thuốc 10 – 20 phút, người bệnh sẽ cảm nhận da mặt căng ra dùng thuốc 1 ngày thì thấy bệnh tình thuyên giảm, 3-8 ngày thì khỏi bệnh.

Chủ trị: liệt dây thần kinh mặt (liệt mặt).

11.Chữa trị chứng méo miệng do đột quỵ ra sao?

Phương pháp: tạo giác 1 quả, nghiền thành bột, hoà với giấm, bôi lên khoé miệng, méo bên trái thì bôi bên phải, méo bên phải thì bôi bên trái. Mỗi ngày 1 lần.

Chủ trị: méo miệng do đột quỵ.

12. Chữa trị chứng méo miệng mắt sụp như thế nào?

Phương pháp: gừng tươi 90g, giã nhuyễn, đắp lên vùng mặt của bệnh nhân, bị bên trái thì đắp bên phải, bị bên phải thì đắp bên trái, khi mắt mở ra, chú ý giữ ấm, tránh gió. Mỗi lần đắp nữa tiếng, mỗi ngày 1 lần.

Chủ trị: do bị phong hàn đột phát chứng méo miệng sụp mắt, nhắm mở mắt không được.

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời