no comments

11 Công dụng của cây mắc cỡ chắc chắn bạn không thể bỏ qua

Cây mắc cỡ là loại cây chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với đời sống thường ngày của chúng ta. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết được công dụng của cây mắc cỡ trong việc điều trị bệnh và giúp cải thiện sức khỏe chưa? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết.

Cây mắc cỡ là cây gì? 

Cây mắc cỡ, hay còn gọi là cây Trinh nữ (từ tiếng Latinh: pudica hay còn gọi là cây xấu hổ, mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo; (danh pháp khoa học: Mimosa pudica L.) là một loại thực vật sống ít năm thuộc họ Đậu. Loài này có đặc điểm là, các lá kép gập vào trong và cụp xuống mỗi khi bị chạm vào hoặc bị rung lắc để tự bảo vệ khỏi tổn hại, rồi mở lại vài phút sau đó. Loài cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ và Trung Mỹ, nhưng giờ là một loài cỏ dại ở vùng nhiệt đới. Nó có thể được tìm thấy ở các quốc gia châu Á như Việt Nam Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Jamaica. Nó phát triển chủ yếu ở những khu vực râm yên tĩnh, ít người sinh sống, dưới gốc cây. Năm 2014, các nhà khoa học của Úc đã phát hiện ra cây trinh nữ có khả năng ghi sự việc đã xảy ra như động vật.

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ

Hình dáng và khu vực phân bố cây mắc cỡ

Mô tả hình dáng

Là dạng cây bò sát đất, thân cây có gai sắc nhọn, lá cây giống láu rau rút, hoa màu tím. (Xem ảnh để thấy rõ hơn).

Khu vực phân bố

Cây mọc hoang khắp nơi, trong Nam cây mọc rất nhiều (Chưa thấy ai trồng).

Công dụng của cây mắc cỡ – Công dụng dược lý

Cây mắc cỡ được các nhà khoa học đặc biệt chú ý nhờ hiệu quả điều trị bệnh bằng phương pháp dân gian từ xa xưa. Đã có nhiều công trình nghiên cứu cả trong và ngoài nước về cây thuốc này trong việc chữa bệnh cơ thể người. Sau đây là các tác dụng mà các nhà khoa học tìm được khi nghiên cứu về cây xấu hổ:

  • Tác dụng ức chế thần kinh trung ương
  • Tác dụng chấn kinh
  • Tác dụng giảm đau
  • Tác dụng giải độc
Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ – Cây mắc cỡ có tác dụng gì?

1. Công dụng của cây mắc cỡ – Chữa đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại

Rễ cây xấu hổ thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm. Lấy 20  – 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều, có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác theo công thức sau:

Công thức 1: rễ xấu hổ, rễ bưởi bung, rễ cúc tần mỗi thứ dùng với khối lượng 20 gam; rễ đinh lăng, rễ cam thảo dây, mỗi thứ dùng với khối lượng 10 gam. Đem sắc uống trong ngày, có thể ngâm rượu.

Công thức 2: rễ xấu hổ, thân cây ớt lá to, rễ khúc khắc, thân cây bọt ếch mỗi thứ dùng với khối lượng 10 gam, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ  8g. Tất cả nấu với 2 lần nước, rồi cô lại thành cao lỏng. Uống làm 2 lần/ ngày.

Công thức 3: rễ xấu hổ 10 gam; lá cối xay, rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt, mỗi thứ 3 gam. Đem hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

Top 10 cây thuốc nam chữa bệnh trĩ nội cực hiệu quả và an toàn bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để rõ hơn nhé

Xem Ngay  Ung thư vòm họng : Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Công thức 4: rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng), mỗi thứ 20 gam; rễ cỏ xước 15 gam; củ xả 10 gam. Tất cả đem sao vàng, sắc uống ngày/ thang.

Công thức 5: rễ xấu hổ, hy thiêm, gai tầm xoọng, thiên niên kiện, thổ phục linh, dây đau xương tục đoạn, dây gắm, kê huyết đằng, mỗi thứ 12 gam. Sắc uống hoặc đem ngâm rượu uống.

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ

2. Công dụng của cây mắc cỡ – Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp

Dùng 15 – 20 gam mỗi loại rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt , sắc uống trong ngày. Hoặc dùng nước thêm chút muối ăn sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm.

3. Công dụng của cây mắc cỡ – Huyết áp cao

Hà thủ ô 8 gam, trắc bá diệp 6 gam. Bông sứ cùi 6 gam, Câu đằng 6 gam, Tang ký sinh 8 gam, Ðỗ trọng 6 gam, mắc cỡ gai 6 gam. Lá vông nem 6 gam, hạt Muồng ngủ 6 gam, Kiến cò 6 gam,  Ðịa long 4 gam sắc uống. Có thể tán bột, luyện thành viên uống hàng ngày.

4. Công dụng của cây mắc cỡ – Thuốc tắm chữa viêm khớp

Cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40 – 50g, lá long não 20 gam, quế chi 15 gam, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40 gam. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày/ lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.

5. Công dụng của cây mắc cỡ – Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc

Mắc cỡ 15 gam , dùng riêng hoặc phối hợp với Cúc bạc đầu 15 gam.  Me chua đất 30 gam sắc uống hằng ngày vào buổi tối, dùng từ 7 – 10 ngày.

6. Công dụng của cây mắc cỡ – Chữa bệnh Zona

Lá cây xấu hổ giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh.

7. Công dụng của cây mắc cỡ – Hỗ trợ điều trị viêm khí quản mạn tính

Lấy 100 gam rễ cây xấu hổ, sắc với 600 ml nước lấy 100 ml, chia 2 lần uống/ ngày. Mỗi liệu trình dùng 10 ngày.

Hoặc:

Mắc cỡ 30 gam, rễ lá cẩm 16 gam đem sắc uống, chia làm hai lần uống/ ngày.

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ

8. Công dụng của cây mắc cỡ – Chữa đầy bụng chậm tiêu

Lá và cành xấu hổ 16 gam, thần khúc 12 gam, bạch thược 16 gam, mạch nha 16 gam. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối. Dùng từ 3 – 5 ngày.

9. Công dụng của cây mắc cỡ – Chữa khí hư

Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày/ 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh/ tuần.

10. Công dụng của cây mắc cỡ – Ðau ngang thắt lưng, nhức mỏi gân xương

Rễ Mắc cỡ rang lên, tẩm rượu rồi lại sao vào 20 – 30g sắc uống, dùng riêng hay phối hợp với rễ cúc tần và bưởi bung, mỗi vị 20 gam, rễ Ðinh lăng và Cam thảo dây, mỗi vị 10 gam .

11. Công dụng của cây mắc cỡ – Chữa khí hư ở phụ nữ

Rễ xấu hổ tươi giã, ép nước rồi uống ngày/ 3 lần. Mỗi lần 2 thìa canh/ tuần.

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ – Rễ cây mắc cỡ

Rễ cây mắc cỡ có tác dụng chữa bệnh

Uống thuốc sắc từ rễ cây mắc cỡ có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mỏi gối và đau lưng. Thực hiện thái mỏng dễ cây mắc cỡ rồi sao với rượu cho dậy mùi. Sau đó sắc với 400ml nước còn 100ml bằng 20 – 30g và chia ra làm 2 để uống. Ngoài ra, có thể nấu cao rễ cây mắc cỡ để ngâm rượu uống cũng rất tốt.

Một phương pháp chữa khí hư ở con gái vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày uống 3 lần nước ép cây mắc cỡ tươi. Đảm bảo trong một tuần là sẽ hết.

Sau đây là các công thức kết hợp rễ cây mắc cỡ với những thảo dược khác để cho ra liều thuốc quý.

Công dụng của cây mắc cỡ

Công dụng của cây mắc cỡ

5 bài thuốc hiệu quả trong việc chữa bệnh từ rễ cây mắc cỡ 

Bài thuốc từ rễ cây mắc cỡ 1: 

Sử dụng 20g các loại rễ bưởi bung, rễ xấu hổ, rễ cúc tần, và 10g rễ cam thảo dây, rễ đinh lăng, rồi sắc uống hằng ngày. Hoặc cũng có thể đem ngâm rượu uống cũng rất tốt.

Bài thuốc từ rễ cây mắc cỡ 2:

Xao vàng các loại thảo dược rồi chia đều uống mỗi ngày 1 thang. Rễ xấu hổ, cả cây xoan leo (tầm phỏng) tất cả đều 20g. Sau đó thêm 15g rễ cỏ xước và 10g xả có cả củ.

Bài thuốc từ rễ cây mắc cỡ 3:

Lấy mỗi thứ 10g thân cây ớt lá to, rễ cây trinh nữ, thân cây bọt ếch, rễ khúc khắc. Rồi thêm 10g rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng. Tất cả đổ chung vào nấu 2 lần nước rồi cho cô lại thành cao. Chia để ra uống hàng ngày.

Bài thuốc từ rễ cây mắc cỡ 4: 

Đơn giản hơn bạn dùng 10g rễ mắc cỡ kết hợp cùng 3g các loại lá cối xay rau muống biển, lạc tiên, rễ cỏ xước, lá lốt. Có thể đun nước uống hoặc sắc thuốc theo ý thích.

Bài thuốc từ rễ cây mắc cỡ 5:

Có thể kết hợp ngâm rượu hoặc sắc uống 12g các loại dây đau xương, rễ xấu hổ, hy thiêm, thiên niên kiện, gai tầm xoọng, thổ phục linh, dây gắm, tục đoạn, kê huyết đằng.

Trên đây là tất cả những nội dung liên quan đến cây mắc cỡ là cây gì, công dụng của cây mắc cỡ. Mong rằng sẽ giúp ích cho bạn trong việc bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh.

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời