no comments

Uống Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Nó

Nấm linh chi là một loại thảo dược được sử dụng trong Đông Y. Vậy uống nấm linh chi có tác dụng gì? Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu rõ vấn đề này trong bài viết sau. 

1. Nấm linh chi là gì? – Uống nấm linh chi có tác dụng gì?

1.1 Nấm linh chi 

Nấm linh chi thuộc họ nấm lim. Nó có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Ngoài ra, nấm linh chi còn có các tên gọi khác như tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung…

Người xa xưa đã biết sử dụng nấm linh chi để làm thuốc uống. Trong “Thần nông bản thảo”, linh chi được xếp vào loại siêu thượng hạng hơn cả nhân sâm.

Theo y học cổ truyền, nấm linh chi có vị nhạt và tính ấm.

uong-nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-1

Nấm linh chi là một loại dược liệu thượng phẩm.

1.2 Thành phần của nấm linh chi

Các thành phần chính của nấm linh chi bao gồm: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, một số vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, nấm linh chi còn chứa nhiều phân tử hoạt tính sinh học như terpenoids, steroid, phenol, nucleotide và dẫn xuất của chúng (glycoprotein và polysaccharides).

Xem Ngay  6 Tác dụng của cây khúc khắc trong việc chữa bệnh cực kì hiệu quả

2. Uống nấm linh chi có tác dụng gì? 

2.1 Tác dụng chính của nấm linh chi

Nấm linh chi có tác dụng bảo vệ gan, giải độc, cường tâm, kiện não , tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Gần đây, nấm linh chi được phát hiện còn có tác dụng phòng, chống ung thư, chống lão hóa và làm tăng tuổi thọ.

uong-nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-2

Nấm linh chi có tác dụng giải độc gan rất tốt, giúp tăng cường sức khỏe.

Nấm linh chi được dùng để:

  • Tăng cường  hệ thống miễn dịch
  • Bảo vệ và giảm các tổn thương về thần kinh
  • Giảm mệt mỏi, giúp an thần và tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm cholesterol
  • Điều trị các bệnh nhiễm virus như cúm hoặc cúm gia cầm
  • Điều trị các bệnh liên quan đến phổi như hen suyễn và viêm phế quản
  • Giúp giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ thận và các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra
  • Hỗ trợ chữa lành vết thương, tăng cường sức khỏe cho mắt
  • Làm loãng máu và giản mạch máu.

Yếu sinh lý là một cụm từ có ý nghĩa bao quát. Nó bao hàm sự rối loạn của các yếu tố ( cả vật chất lẫn tinh thần) trong hoạt động tình dục. Vậy ăn gì để sinh lý mạnh, hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi nhé

2.2 Các tác dụng khác của nấm linh chi

Nấm linh chi giúp cải thiện giấc ngủ và giảm các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Ngoài ra, nấm linh chi còn được nhắc đến trong việc điều trị một số bệnh sau:

  • HIV/AIDS
  • Bệnh sợ độ cao
  • Mất ngủ
  • Loét dạ dày
  • Ngộ độc
  • Giảm stress, an thần và thư giãn cơ bắp.
  • Ngăn chặn sự lão hóa và làm trắng da
uong-nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-3

Nấm linh chi còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da và làm trắng.

3. Cách dùng nấm – Uống nấm linh chi có tác dụng gì?

3.1 Liều và dạng nên dùng của nấm linh chi

Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác mà liều lượng nấm nên dùng sẽ khác nhau.

Xem Ngay  Sáp Ong và tác dụng của sáp ong ngâm rượu bạn hiệu quả không thể bỏ qua

Tuy nhiên, nếu dùng nấm linh chi quá liều sẽ gặp rủi ro. Do đó, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Hiện nay, nấm linh chi có ba dạng được sử dụng phổ biến. Đó là dạng trà, bột và chiết xuất chất lỏng. Dựa vào mục đích sử dụng và lời khuyên của bác sĩ để chọn dạng sử dụng phù hợp nhất.

3.2 Sử dụng nấm hiệu quả – Uống nấm linh chi có tác dụng gì?

Nấm linh chi hơi đắng nên có thể khó uống. Các bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược có tính ngọt khác để cân bằng. Chẳng hạn như cam thảo, atiso, mật ong,…

Trong Đông Y, có một số cách thường dùng để nấm linh chi có hiệu quả nhất như:

  • Dùng cả cây nấm để nấu nước uống hàng ngày. Bạn cũng có thể phơi khô rồi nấu nước tắm. Nước này rất tốt cho tóc và da.
  • Nghiền cây nấm thành bột rồi hãm giống trà để uống. Như cách làm này sẽ tận dụng được toàn bộ nấm linh chi.
  • Ngâm rượu. Rượu nấm linh chi ngâm càng lâu, càng tốt. Nên uống rượu nấm sau bữa tối ( khoảng 1 hoặc 2 ly nhỏ).
  • Nghiền thành bột trộn với mật ong làm mặt nạ dưỡng da. Cách làm này giúp dưỡng da rất tốt, hạn chế lão hóa da, xóa tàn nhan.
  • Lấy nước nấm linh chi để nấu canh hoặc súp. Các món ăn làm từ nước nấm rất tốt cho người ốm yếu hoặc người già.
uong-nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-4

Có nhiều cách khác nhau để sử dụng nấm linh chi trong đông y .

 4. Ảnh hưởng xấu của nấm – Uống nấm linh chi có tác dụng gì?

4.1 Tác dụng phụ của nấm linh chi

Bên cạnh những tác dụng tích cực đã nêu, nấm linh chi cũng đem lại một số tác dụng phụ sau:

  • Nấm linh chi dạng bột khi dùng có thể có tác động xấu đến gan.
  • Có thể gây ra các phản ứng phụ khác như khô miệng, cổ họng. Vùng mũi bị ngứa, đau bụng, chảy máu cam và thậm chí là chảy máu.
  • Nhiều trường hợp nấm linh chi ngâm rượu uống có thể gây nổi ban.
  • Bào tử linh chi có thể gây dị ứng nếu bạn hít phải chúng.
Xem Ngay  8 tác dụng của đông trùng hạ thảo: Không khác gì "tiên dược"

4.2 Các trường hợp không nên dùng nấm linh chi

Không phải người bệnh nào hay trường hợp nào cũng có thể dùng nấm linh chi.

  • Nếu bị bệnh tự miễn dịch. Nghĩa là hệ thống miễn dịch gây rối loạn chức năng trong cơ thể thì không được sử dụng linh chi.
  • Bệnh máu khó đông hay rối loạn xuất huyết không nên dùng linh chi. Đặc biệt là những người trước thời gian đi phẫu thuật cũng không được dùng.
  • Người được ghép gan hay ghép thận. Nếu bạn mà dùng liệu pháp ức chế miễn dịch để tránh đào thải… cũng không nên sử dụng. Bởi vì linh chi tăng cường miễn dịch sẽ dẫn tới đào thải nội tạng được ghép.
  • Người bị suy thận hạn chế dùng. Bởi do linh chi giúp lợi tiểu sẽ làm thận hoạt động nhiều.
  • Người huyết áp thấp cũng nên hạn chế sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cho con bú nếu muốn sử dụng phải bắt buộc tham khảo ý kiến của bác sĩ.
uong-nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-5

Không phải bất kỳ ai hay bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể sử dụng nấm linh chi.

Trên đây là những nội dụng liên quan đến vấn đề uống nấm linh chi có tác dụng gì. Phúc Nguyên Đường mong rằng các bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về linh chi thông qua bài viết này.

Nguồn: Phúc Nguyên Đường

Trả lời