3Bình luận

Cây mía thuốc – Tác dụng tuyệt vời trong việc chữa bệnh

Bạn còn đang băn khoăn cây mía thuốc là cây gì? Và nó có những tác dụng như thế nào?  Mọi thắc mắc trên sẽ được Phúc Nguyên Đường giải đáp cho bạn dưới bài viết giới đây.

Cây mía thuốc là cây gì ?

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Mía thuốc chúng ta đang nói đến đây là cây mía dò.

Loại cây mia thuốc này còn được gọi với nhiều tên gọi là: tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.

Tên khoa học Costus speciosus Smith. Thuộc họ Gừng Zinhiberaceae. Tên tiếng Trung: 闭鞘姜 (Bế sáo khương)

Một số đặc điểm của cây mía thuốc

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Dưới đây là một số các đặc điểm, phân bố thành phần hóa học,… mà bạn có thể tham khảo thêm.

Mô tả về cây mía thuốc sơ bộ

Loại cỏ cao chừng 50-60cm, thân mềm. có thân rễ phát triển thành củ, lá xòe ra, hình mác, phía đáy lá tròn, đầu phiến nhọn, nhẵn.

Dài 15-20cm, rộng 6-7cm, cuống ngắn. Cụm hoa mọc thành bông ở đầu cành, không cuống, hình trứng, mọc rất sít.

Lá bắc xếp cặp đôi không đối xứng, màu đỏ, có lông dài và hơi nhọn, tràng hình phễu.

Phiến lá chia thành 3 phần đều, môi rất lớn, màu hồng hay trắng, dài và rộng 4-8cm.

Quả nang dài 13mm, nhiều hạt nhẵn, màu đen, bóng dài 3mm

Phân bố của cây mía thuốc

Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn.

Thành phần hóa học của cây mía thuốc

Theo các nghiên cứu khoa học đã công và chúng minh trong thành phần mía dò tươi có chứa 87% là nước, 0,755 chất tan trong ete.

6,75% chất anbuminoit, 66,65% hydrat cacbon, 10,65% xơ và 9,70% một phần chất dios – genin, igogenin và một số saponin khác.

Thu hoạch và chế biến cây mía thuốc

Cây mía thuốc này được thu hái quanh năm. Người dân vùng núi tây bắc hay hái lá và thân cây về nướng lên dùng làm thuốc chữa bệnh. Sau khi phát hiện ra nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Người dân khu vực nhiêu nơi đã tìm kiếm loài cây này, thu hái mang về làm sạch, chặt nhỏ sấy khô hoặc phơi khô, để túi bóng kín bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

Tính vị của cây mía thuốc

Theo Đông y mía dò có tính mát, vị chua, cay, hơi đắng, hơi có độc có tác dụng tiêu thũng, giải độc, giải chấn thương, lợi thủy, …

Cách trồng và chăm sóc cây mía thuốc

Sau khi phát hiện ra những công cụng chữa bệnh tuyệt vời mà mía do mang lại. Nhiều người đã đổ xô đi tìm kiếm giống cây này và nghiên cứu các trồng loài cây này. Bạn nếu có ý định trồng cây mía dò bạn có thảm khảo phần bài viết dưới đây:

Chọn đất:

Chọn đất tơi xốp, có bóng cây lớn che mát vì mía dò là cây ưa bóng mát.

Giống:

Chọn giống cây từ việc gieo hạt và trồng bằng cây con.

Chiết một phần cành từ thân cây để giâm. Tách hom thân còn non có kèm theo một phần thân rễ khi thu hoạch để ươm hay trồng lại.

Cách trồng:

Đào hố kích thước 30x30x30 cm, mỗi hố cách nhau tối thiểu 0,8m đặt cây vào trồng sao cho cây thẳng, đứng vững.

Bón phân:

Bón lót bằng phân chuồng

Chăm sóc:

Tưới nước, che phủ đất giữ ẩm vào mùa khô hạn và khi mới trồng.  Làm cỏ, vun gốc và bón thúc cho cây. Phòng trừ sâu bệnh, gia súc và động vật rừng gây hại.

Tác dụng chống viêm. . . Ngọn và cành non còn tươi, nướng, giã, vắt lấy nước nhỏ tai chữa viêm tai. Và có thể dùng làm nguyên liệu để chiết xuất ra diosgenin.

Tác dụng dược lý của cây mía thuốc

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Dưới đây là một số thí nghiệm trên chuột trắng và tìm được ra một số tác dụng vô cùng tuyệt vời của cây mía đò.

Tác dụng gây thu teo tuyến ức – Tác dụng của cây mía thuốc

Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực còn non. Cao mía dò tiêm dưới da với liều 0,3g/kg và 0,5g/kg.

Làm giảm trọng lượng tuyến ức 34,5% và 49,7% so với lô đối chứng.

Cây mía thuốc giúp chống viêm

Ở cả hai giai đoạn viêm cấp tính và mạn tính, cây mía thuốc đều có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Trên các mô hình viêm cấp như gây phù bàn chân chuột cống trắng bằng carragenin (0,8%), cây mía thuốc với liều 0,15g/kg và 0,25g/kg ức chế phù đạt 32% và 58,5%.

Trên mô hình gây phù bằng kaolin với những liều dùng trên mức độ ức chế phù đạt 49,7% và 52%.

Trên mô hình gây viêm nội khớp được thực nghiệm trên chuột  trắng. Với liều 0,25g/kg ức chế hiện tượng sưng khớp đạt 55,6%.

Ở giai đoạn viêm mạn tính với mô hình gây u hạt thực nghiệm trên chuột trắng. Với liều 0,75g/kg và 1,25g/kg làm giảm trọng lượng u hạt 29,5% và 47,2%.

Cây mía thuốc có tác dụng tốt với sự sinh sản

Thí nghiệm được tiến hành trên chuột cống trắng cả đực và cái, cao mía dò dùng liều hàng ngày 0,7g/kg trong 10 ngày liên tục. Khi bắt đầu dùng thuốc cho chuột giao phối, theo dõi tỷ lệ chuột có chửa, tình hình sinh đẻ, số lượng và quá trình phát triển của chuột con. Kết quả cho thấy so với lô đối chứng, cao mía dò không ảnh hưởng đến sự sinh sản của chuột trắng.

Cây mía thuốc có tác dụng giảm đau

Thí nghiệm tren chuột nhắt trắng, gây đau nội tạng bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acetic, cao mía dò với liều 0,17g/kg và 0,25g/kg có tác dụng làm giảm số lần quặn đau 48,8% và 60% so với lô đối chứng. 

Cây thuốc thảo linh chi có tên khoa học: Selaginella tamariscina (P. Beauv.) Spring. Tên gọi khác là cây chân vịt, thạch bá chi, nhả nung ngựa, vạn niên tùng, hoàng dương thảo, hồi sinh thảo. Cây thuốc này có rất nhiều công dụng chữa bệnh, hãy ttham khảo bài viết của chúng tôi để biết thêm chi tiết nhé.

Xem Ngay  Cây Cỏ hôi - Thảo dược chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Tác dụng độc của cây mía thuốc

Tiến hành xác định độc tính cấp, mạn của cao mía dò. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, bằng đường uống.

Cây có LD50 = 7,28g/kg (5,38 – 9,82g/kg). Về độc tính mạn, liều dùng hàng ngày 0,3g/kg trong 30 ngày liên tiếp, được tiến hàng trên thỏ không ảnh hưởng đến cân nặng các chỉ số huyết học và công năng gan, thận.

Theo tài liệu nước ngoài (Pandey V.B), hỗn hợp saponin chiết được từ mía dò có tác dụng chống viêm rõ rệt, tương đương với tác dụng của b – methason.

Thí nghiệm trên chuột cống cái đã cắt buồng trứng, hỗn hợp này làm tăng trọng lượng tử cung một cách có ý nghĩa. Cây mía thuốc dược liệu quan trọng điều chế Saponin từ Diosgenin

Công dụng của cây mía thuốc

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Đây là một số những công dụng của cây mía thuốc này.

Thanh nhiệt tiêu viêm

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc mía dò

Chữa đau tai, viêm tai mãn tính

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Lấy cây mía thuốc giã nhuyễn vắt lấy nước nhỏ trực tiếp vào tai để 5 phút rồi lấy bông thấm cho khô, ngày làm 3 lần.

Viêm thận phù thũng cấp

Dùng 15g Mía dò đun sôi uống.

Chữa mày đay, mẩn ngứa, mụn nhọt sưng đau

Thân rẽ mía dò 100g sắc nước đặc để xoa, rửa, đắp lên chỗ mày đay mẩn ngứa (dùng lúc còn ấm) hoặc pha loãng nước để tắm hàng ngày.

Chữa đái dắt, đái buốt

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Mía dò, bồ công anh, Mã đề, Rau má, Râu ngô, cam thảo dây, Rễ cỏ tranh mỗi thứ 10g, sắc mỗi ngày một thang, chia 2-3 lần uống.

Cây mía thuốc chữa viêm gan siêu vi trùng

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Mía dò 12g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Thổ phục linh 12g, Xa tiền tử 12g, Sâm bố chính 12g, Bồ công anh 12g, Mạch môn 10g, Thủy xương bồ 8g, Cam thảo đất 6g. Sắc uống ngày một thang.

Các bài thuốc chữa bệnh kết hợp với cây mía thuốc

Dưới đây là một bài thuốc được kết hợp với cây thuốc mía này tạo ra những cách chữa bệnh vô cùng hiệu quả

Cây mía thuốc chữa viêm gan siêu vi trùng, làm mát gan

Mía dò, chi từ mỗi vị 12g, nhân trần 20g, Thổ phục linh, xa tiền tử mỗi loại 12g, mạch môn, bồ công anh, sâm tố chính mỗi loại đều lấy 12g, cam thảo đất 6g, thủy xương bồ 8g. Đây là liều lượng của một thang thuốc, sắc uống mỗi ngày một thang.

Cây mía thuốc chữa đau nhức, đâu hớp, đau lưng, đau vai, giảm đau

cây mía thuốc

cây mía thuốc

Mía dò khô 20g sắc nước uống hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây mía thuốc

Nhiều người thắc mắc tác dụng cây mía dò với bà bầu hay bà bầu có nên dùng cây mía dò không? Hãy đọc phần thông tin dưới đây.

Phụ nữ có thai không nên sử dụng mía dò. Nếu có sử dụng thì trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc

Không ăn rau muống, dùng đồ uống có gas, các loại gia vị sống như mắm tép, mắm tôm trong quá trình trình sử dụng mía dò. Vì các thực phẩm trên sẽ làm giảm tác dụng của mía dò.

Tuyệt đối tuân thủ liều lượng mía dò khi sử dụng vì bản thân mái dò hơi có độc.

Tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc khi sửu dụng.

Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về những công dụng và đặc điểm của cây mía thuốc. Hãy xem thêm những bài viết về những cây thảo dược hữu dụng, từ thiên nhiên chữa bệnh hiệu quả tại trang chủ: Phúc Nguyên Đường.

Nguồn: Phúc Nguyên Đường

3 Bình luận

  1. Minh Đồng
  2. Frank Nguyễn
  3. Thanh Thủy

Trả lời