no comments

Top 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường gặp ở trẻ

Những năm tháng đầu đời, hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa được phát triển một cách toàn diện, vì thế mà trẻ rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nhất là khi các bệnh truyền nhiễm như: viêm đường hô hấp cấp, sởi, cúm A, sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng… đang có xu hướng gia tăng trở lại. Ba mẹ cần nắm vững các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mà trẻ dễ mắc phải để có sự phòng bị tốt nhất cho trẻ. Cùng đọc viết sau nhé!

5 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ

COVID 19 – Virus Corona:

COVID 19 – Virus Corona: “ Đại dịch Corona” còn có tên gọi khác là Corona viêm phổi Vũ Hán. Dịch bệnh được bùng phát vào tháng 12/2019 tại Vũ Hán – Hồ Bắc (Trung Quốc). Đây là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp cấp do chủng virus corona gây ra. Vào ngày 30/1/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đến nay, đại dịch COVID – 19 đã lây lan đến rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Virus Corona (COVID – 19) lây lan nhanh chóng cùng với số ca nhiễm bệnh và tử vong vượt đại dịch SARS (được phát hiện tháng 11/2002 tại Trung Quốc và bùng phát trên toàn cầu vào tháng 3/2003).

Trước mức độ nguy hiểm và sự lây lan đến chóng mặt của COVID – 19, ba mẹ cần trang bị đầy đủ các kiến thức để bảo vệ gia đình và con trẻ. Do tính chất lây lan nhanh chóng và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, nên việc tự bảo vệ bản thân và gia đình là điều cần thiết. Nhất là với trẻ nhỏ, đối tượng có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu, vì thế ba mẹ cần đảm bảo:

  • Hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người trong mùa dịch
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, xà phòng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, nên đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Xem Ngay  Nhét thuốc viên Đông y để điều trị bệnh viêm răng như thế nào?

Bệnh lao:

Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền qua đường hô hấp mà trẻ có thể mắc phải. Các dấu hiệu của bệnh lao thường giống với các bệnh hô hấp như: cảm cúm, viêm hô hấp, cảm lạnh… Vì thế mà ba mẹ cần đặc biệt chú ý đưa trẻ tới các phòng khám nhi gần nhất hoặc bệnh viện để thăm khám kịp thời. Bởi ở môi trường bên trong cơ thể vi khuẩn lao sẽ tiếp tục phát triển và gây hại đến phổi, đường hô hấp và gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Bệnh bại liệt:

Đây là bệnh truyền nhiễm chủ yếu lây qua con đường tiêu hóa của con người. Ở trẻ, nếu mắc bại liệt sẽ thường có dấu hiệu sốt cao, buồn nôn, táo bón… Tuy nhiên, với những trẻ có sức đề kháng tốt thì có thể phục hồi trong thời gian ngắn. Nếu bị nặng có thể có nguy cơ mắc viêm màng não vô khuẩn, liệt chi, liệt cơ hô hấp gây tử vong.

Bệnh thủy đậu:

Đây được xem là một trong những bệnh truyền nhiễm có tính lây lan rất cao với cả trẻ em và người lớn. Mặc dù được đánh giá là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không chữa trị và chăm sóc kịp thời thì bệnh sẽ để lại những biến chứng nặng nề như: nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm não, viêm phổi và có nguy cơ gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

Xem Ngay  Thường xuyên đau xương khớp có nguy hiểm không? Ăn gì tốt?

Bệnh viêm phổi và viêm màng não mủ do HIB: đây là bệnh do vi khuẩn haemophilus typ B gây nên và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh lây nhiễm này thường lây qua đường hô hấp để lại di chứng nặng nề như chứng thần kinh vĩnh viễn, gây tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần và tỷ lệ tử vong cao.

5 Bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ

Bệnh cúm:

Đây là bệnh truyền nhiễm hay gặp ở tất cả các mùa, nhưng đặc biệt là vào mùa đông – xuân khi thời tiết ẩm. Cúm lây lan qua đường hô hấp, các giọt nước bọt bắn hay dịch tiết ở mũi họng do người bệnh hắt hơi, sổ mũi. Các triệu chứng của bệnh ba mẹ cần lưu ý như: đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, đau họng.

Bệnh tay chân miệng:

Đây là một bệnh lây nhiễm do một loại nhiễm trùng do virus gây ra, thường xảy ra ở trẻ em và rất dễ lây lan thành dịch. Khi trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện sau: Sốt, biếng ăn, nôn mửa, mệt mỏi. Sau 1 đến 2 ngày sốt trẻ bắt đầu đau họng, xuất hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước ở miệng, tay chân, phát ban không ngứa bàn chân. Căn bệnh này thường gặp vào mùa hè.

Bệnh sốt xuất huyết:

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên, muỗi vằn chính là nguyên nhân chính lây lan dịch bệnh qua các vết muỗi đốt. Bệnh xảy ra quanh năm và thường cao điểm vào mùa mưa (tháng 5 – 10) với các triệu chứng chính như: Sốt cao, đau đầu, nhức mỏi, mệt mỏi toàn thân, sau 2-3 ngày sẽ xuất hiện các hiện tượng xuất huyết, nổi các chấm đỏ trên da gây ngứa.

Xem Ngay  Cây thuốc thảo linh chi - Thảo dược trị bách bệnh hiệu quả

Sởi, rubella:

Đây là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus và chưa có thuốc đặc trị. Đây là bệnh thường xuất hiện trong lúc giao mùa và gây ra những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nhỏ ba mẹ cần lưu ý: Sốt, hắt hơi, sổ mũi, ho, đau họng, đỏ mắt, phát ban… Nếu trẻ có các triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay: Sốt cao, khó thở, ho nhiều, đau tai, quấy khóc nhiều, co giật…

Nhiễm khuẩn hô hấp (bao gồm viêm phổi) ở trẻ:

Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh nguy hiểm và rất dễ dẫn đến các ca bệnh nặng, đặc biệt là với trẻ em dưới 5 tuổi. Triệu chứng của bệnh thay đổi từ ho và cảm lạnh nhẹ, có thể kèm sốt hoặc không cho đến đau tai và thậm chí đến viêm phổi và nguy cơ tử vong cao. Khi mắc bệnh, trẻ thường có các triệu chứng sau: Sốt cao, ho, khó thở và thở nhanh. Trong một số trường hợp, khi trẻ hít vào, dưới lồng ngực lõm vào trong, đây là dấu hiệu trẻ bị rút lõm lồng ngực, báo động viêm phổi nặng cần được đưa đi cấp cứu ngay.

Nguồn: ST

Trả lời