no comments

Dùng kem dưỡng Đông y điều trị nấm da tay và chân như thế nào?

Có 80 trường hợp dùng kem dưỡng đông y chữa nấm da tay và chân, thu được kết quả khả quan, cụ thể như sau:

Số liệu lâm sàng 

80 trường hợp được chẩn đoán chuyên khoa, triệu chứng rõ ràng, dương tính với trực khuẩn khi xét nghiệm. Trong đó nam là 48 người, nữ 32 người; độ tuổi từ 15 – 47 tuổi, bình quân 35 tuổi. Thời gian nhiễm bệnh từ 1 tháng đến 5 năm, bình quân 1,5 năm; bị ngứa tay 24 trường hợp, ngứa chân 56 trường hợp; bị mụn nước bong tróc 42 trường hợp, lở loét thối rữa 31 trường hợp, da bị sừng hoá nghiêm trọng 7 trường hợp.

Phương pháp chữa trị

Toa thuốc: 

Tuyên mộc qua, khổ sâm mỗi lọai 60g, xà sàng tử, bạch tiên bì mỗi loại 50g, hoa tiêu, ngãi diệp mỗi loại 30g, minh phàn 15g. 

Cách dùng:

cho các vị thuốc trên vào ngâm với 2000ml nước trong 30 phút (ngãi diệp bỏ vào sau cùng), nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc rồi tiếp tục nấu với 2000ml nước, nấu trong 30 phút, chắt lấy nước thuốc, hoà nước thuốc lại với nhau.

Xông hơi tay và chân khi còn nóng, đợi. đến khi nước thuốc nguội vừa phải thì cho tay và chân vào ngâm. Mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 20 phút. Mỗi t. thuốc dùng được từ 2 – 3 ngày, 1 liệu trình từ 5 – 10 ngày. Sau 3 liệu trình thì quan sát hiệu quả của thuốc.

Đối với người bị lở loét thối rữa da, sau khi nước thuốc nguội dùng 5 lớp băng gạc thấm nước thuốc đắp vào vùng da : viêm nhiễm (vào mùa lạnh thì dùng nước thuốc còn âm ấm), mỗi ngày 3 đến 4 lần, mỗi lần 15 – 20 phút, trong thời gian chữa trị không được dùng các bài thuốc khác.

Hiệu quả chữa trị

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả: hết hoàn toàn, toàn bộ vùng da bị viêm nhiễm biến mất, xét nghiệm trực khuẩn âm tính; có tác dụng rõ rệt, một bộ phận vùng da bị viêm nhiễm biến mất, còn để lại một ít sự bong tróc, hoặc kiểm tra trực khuẩn dương tính, không tác dụng, vùng da bị viêm nhiễm vẫn còn, hoặc có chút cải thiện, xét nghiệm trực khuẩn dương tính. | Kết quả: chữa hết 66 trường hợp (82,5%), có tác dụng rõ rệt 9 trường hợp (11,2%), không tác dụng 5 trường hợp (6,3%).

Cách chữa bệnh viêm loét âm đạo. Dùng các vị thuốc như trên nghiền thành bột rồi hoà với dầu mè thành dạng hồ, bôi lên vết lở loét để chữa trị. Hãy tham khảo ngay cách chữa trị của chúng tôi

Xem Ngay  Dùng liệu pháp tuyên tê bổ thận để điều trị bệnh loãng xương như thế nào?

Kinh nghiệm

Đây là một dạng của nấm tay và chân, lúc đầu có các chấm trắng, ban xuất huyết da, lâu ngày da trở nên khô và bong tróc, nứt nẻ. Nấm chân do tà khí của thấp nhiệt mà ra, có thể do truyền nhiễm mà ra.

Tuyên mộc qua có tác dụng bình can hoà vị, khư thấp giãn gân cốt, trị chuột rút, thổ tả, tê thấp, phù thủng chân… xà sàng tử vi tác dụng trị ngứa, trừ thấp, diệt nấm, sát trùng ngãi hoa tiêu có tác dụng hoạt huyết, giảm sưng, giảm đau trị ngứa, kháng khuẩn, diệt nấm; bạch tiên bì, minh phàn có tác dụng trừ thấp, trị ngứa, gom vết thương, trị đổ mồ hôi, giải độc, giảm sưng.

Các vị thuốc phối hợp, có tác dụng trừ thấp, trị ngứa, gom vết thương, giải độc, giảm sưng, kháng trực khuẩn, sát trùng. Bài thuốc này an toàn, không có tác dụng phụ rõ ràng, hiệu quả chữa trị rất tốt, liệu trình ngắn, chi phí tiết kiệm, người bệnh rất dễ chấp nhận.

Dùng Đông y điều trị ngoài da chứng nứt nẻ tay chân như thế nào?

Phương pháp chữa trị

Toa thuốc: hồng hoa, đương quy, bạch cập, cam thảo mỗi loại 20g.

Cách dùng: nghiền các vị thuốc thành bột. Trước hết cho 200g vaseline cho vào nồi không rỉ nấu cho tan chảy, sau đó cho 200g dầu mè, tiếp tục nấu sôi, sau đó cho thuốc bột vào, khuấy đều trong 2 phút rồi tắt lửa, rồi tiếp tục khuấy đều đến khi thành hỗn hợp hồ sánh mịn là được, cho vào hộp đậy kín để dùng.

Chủ trị: nấm chân, tay; chàm bội nhiễm, mu bàn tay bị sừng hoá, hoặc các nguyên nhân khác dẫn đến tay chân bị nứt nẻ.

Cách dùng thuốc: trước khi ngủ, ngâm chỗ tay chân bị nứt nẻ với nước ấm trong 30 phút, sau đó bôi đắp cao thuốc lên vết nứt nẻ với độ dày khoảng 1cm, hở trên lửa khoảng 3 – 5 phút, dùng băng gạc y tế băng lại, mỗi đêm làm 1 lần. Thường từ 3 – 5 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm, 10 – 15 ngày thì hết bệnh.

Kinh nghiệm

Nứt nẻ tay chân thường bị ở khu vực có lớp da dày của tay và chân, thường bị vào mùa đông. Đông y nhận định, do thời tiết lạnh khô, khí huyết tắc nghẽn, không thể nuối dưỡng da nên dẫn đến xuất hiện các triệu chứng nứt nẻ.

Các vị thuốc đương quy, hồng hoa bổ máu hoạt huyết, dưỡng da, bạch cập có tác dụng gom vết thương, kéo dài non; cam thảo điều hoà các vị thuốc, giảm đau; dầu mè có nhiều vitamin E, có tác dụng dưỡng da và bảo vệ chức năng của da.

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời