no comments

Top 61+ câu hỏi về các bệnh khoa nội tim mạch bạn cần nắm rõ

Mục Lục Bài Viết

Top 61+ câu hỏi về các bệnh khoa nội tim mạch sẽ giúp bạn có những kiến thức về các căn bệnh và cách phòng tránh nó. Hãy cùng Phucnguyenduong tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé.

1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch như thế nào?

Không hút thuốc, ít uống rượu bia, uống nhiều nuo mỗi ngày tập aerobic 30 phút liên tục; ăn uống khoa họ chỉ ăn no 80%, ăn ít muối, ít cholesterol, vv…. Nếu liên tục thực hiện phương pháp sinh hoạt lành mạnh này ngay từ thời trẻ, thì đến khi trên 60 tuổi các chỉ số sức khoẻ sẽ đạt đến ngưỡng khoẻ mạnh, giảm đến 90% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Vậy thì Chỉ số đạt ngưỡng khoẻ mạnh là như thế nào? Các chuyên gia đã đưa ra 1 dãy số tương tự như số điện thoại di động: 14065430268, trong đó: “140” chỉ huyết áp tâm thu (Systolic pressure) đạt dưới mức tiêu chuẩn 140mmHg (18,66 kPa); “6” chỉ đường huyết lúc đói (GLU) dưới 6 mmol/l; “543” chỉ mức cholesterol ở người bình thường dưới 5 mmol/l, ở người bị tiểu đường và Bệnh tim mach vành (CHD – Coronary Heart Disease) là dưới 4 mmol/l, mức cholesterol ở người mắc cả 2 bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch vành là dưới 3 mmol/l; “0” tức là hoàn toàn không hút thuốc; “268” chi vòng eo của người nữ khong qua 86 cm, vòng eo người nam không quá 92 cm.

Top 58+ câu hỏi về các bệnh khoa nội thần kinh bạn nên biết bao gồm: Dùng tay không đấm hông khi đau dây thần kinh có hiệu quả hay không, làm thế nào để chữa trị liệt mặt bằng phương pháp luyện tập thể hiện nét mặt…

2. Thường xuyên ăn chất xơ có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch hay không?

Nghiên cứu mới nhất của Michigan State University cho thấy trẻ em ăn nhiều trái cây và các loại ngũ cốc giàu chất xơ có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu chế độ ăn uống và triệu chứng hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) của trẻ em Mỹ từ 12-19 tuổi.

Những triệu chứng này bao gồm: huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, hàm lượng mỡ trong máu cao, mức cholesterol quá thấp, vòng eo quá to, vv..Kết quả cho thấy: trong số những trẻ hấp thu lượng chất xơ thấp nhất, số người có nguy cơ mắc bệnh tim chiếm 9%; còn ở những trẻ hấp thu lượng chất xơ nhiều nhất thì chỉ có 3% có nguy cơ mắc bệnh tim.
Các chuyên gia khuyên rằng: trẻ em cần ăn 3 phần trải cây, 3 phần rau xanh và 2 phần ngũ cốc mỗi ngày để khoẻ mạnh hơn. Các loại ngũ cốc bao gồm: bột mì nguyên cám, bánh mì nguyên cám, gạo lức, lúa mạch, v.v…

3. Người mắc bệnh tim thường xuyên tắm nắng có lợi hay không?

Nghiên cứu mới nhất cho thấy: vitamin D không chỉ có lợi cho việc hấp thụ canxi, làm cho xương chắc khoẻ, mà còn giúp giảm viêm, tăng cường miễn dịch, giảm nguy.. mắc bệnh tim. Một nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện: những người có hàm lượng vitamin D thấp thì nguy cơ mắc các bệnh tim. suy tim, tai biến mạch máu não càng cao.

Vitamin D trong cơ thể chính là chất bảo vệ đối với những bệnh nhân bị biến đổi bệnh lý bệnh tim mạch. Tắm nắng vừa phải giúp vitamin D trở nên linh hoạt hơn, từ đó giảm chứng viêm trong cơ thể, mạch máu trở nên khoẻ hơn. Vì vậy, người mắc bệnh tim nên thường xuyên tắm nắng.

3.Vì sao người mắc bệnh tim cần bổ sung vitamin C?

Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy: việc hấp thu không đủ lượng vitamin C sẽ làm trầm trọng thêm mức độ phát bệnh suy tim. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: trong cơ thể người bệnh hấp thu không đủ vitamin C, hàm lượng protein gây viêm tương đối cao, gấp 2,4 lần so với bệnh nhân hấp thu đủ vitamin C, cơn đau tim cũng nghiêm trọng hơn.

Nhóm nghiên cứu theo dõi người mang bệnh tim trong vòng 1 năm, không tính đến các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, vv… phát hiện rằng những người mang bệnh tim hấp thu không đủ vitamin C dễ bị tái phát bệnh, thậm chí dẫn tới tử vong. Việc hấp thu không đủ vitamin C sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, từ đó dẫn đến tình trạng nghiêm trọng khi phát bệnh tim.

Do vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất người mắc bệnh tim ở độ tuổi trung niên tro lên phải ăn trái cây và rau xanh 5 lần mỗi ngày để đảm bảo hấp thu đủ lượng vitamin C cần thiết.

4. Người mắc bệnh tim cần bảo vệ 3 bộ phận cơ thể nào vào mùa đông?

Mùa đông là mùa cao điểm phát bệnh tim, mấu chốt trong việc phòng tránh bệnh tim chính là việc giữ ấm, đặc biệt là phải giữ ấm 3 bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất là đầu, ngực và chân. Cách giữ ấm cụ thể như sau:
a) Đội mũ để giữ ấm cho phần đầu. Vào mùa đông thường xảy ra tình trạng lạnh buốt đầu làm cho co mạch, dẫn đến triệu chứng đau đầu, chóng mặt, vì vậy mũ nón không chỉ là phụ kiện cho những người có chức năng
tim yếu, mà còn là món đồ để bảo vệ tim.

b) Ngâm chân trong nước đủ ấm trước khi đi ngủ. Do vị trí của chân cách tim xa nhất, lớp mỡ dưới da tương đối mỏng, lượng máu cung cấp đến chân chậm và ít nhất so với các bộ phận khác trên cơ thể, vì thế đôi chân thường bị lạnh cóng vào mùa đông, làm giảm sức đề kháng. Hàng ngày, tước khi đi ngủ, nên dùng nước ấm ngâm hai chân, giúp máu huyết lưu thông, giảm áp lực lên tim.

c) Mang khăn choàng giữ ấm phần ngực. Gió rét mùa đông thường thổi vào bộ phận có diện tích lớn nhất trên người – ngực – trước tiên. Nếu ngực bụng bị lạnh, rất dễ gây tổn thương đến dương khí trong người, gây bất lợi cho các hoạt động bình thường của tim.

5. Vì sao phải tự đo nhịp tim khi chóng mặt, đánh trống ngực

Khi người lớn tuổi cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, đánh trống ngực, vv… có thể bắt mạch, kiểm tra xem nhịp tim có bình thường hay không. Đối với người lớn tuổi, trong trạng thái yên tĩnh, tần số tim bình thường là 60-90 lần/phút, nhịp tim đều đặn.

Phương pháp tự đo nhịp tim đơn giản nhất là: nằm yên trong 5 phút, dang tay ra (tay trái hay phải đều được), dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn của tay còn lại đặt vào mạch trên cổ tay của cánh tay đang dang ra (phần khớp nối giữa cổ tay và cánh tay), hít thở bình thường. đếm trong vòng 1 phút. Nếu nhịp tim ổn định, mạch đều chứng tỏ tim mạch bình thường, nếu cảm thấy không khoẻ thì nên nghỉ ngơi, quan sát các triệu chứng khác. Ngược lại, nếu mạch không đều, tần số tim cao hoặc thấp hơn bình thường, cần lưu ý, dành thời gian đến bác sĩ để kiểm

6. Vì sao người bị bệnh mạch máu não phải hạn chế sinh hoạt tình dục?

Khi tuổi tác càng lớn, ham muốn tình dục càng giảm, tần suất sinh hoạt tình dục cũng giảm theo. Sau 60 tuổi, người ta sẽ nhận ra số lần quan hệ tình dục bị giảm rõ rệt. Đối với người lớn tuổi, tần số sinh hoạt tình dục thích hợp cần dựa trên nguyên tắc ngày hôm sau khi quan hệ không cảm thấy mệt mỏi. Bản chất của việc quan hệ tình dục là hoạt động tiêu thụ năng lượng.

Năng lượng tiêu thụ sau mỗi lần quan hệ tình dục tương đương với leo 5 tầng lầu, bao gồm nhịp tim đập nhanh lúc kích thích, huyết áp tăng, tăng tim gắng sức. Nghiên cứu cho thấy 0,6% trường hợp đột tử trong lúc quan hệ tình dục. Vì vậy, bệnh nhân huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, vv… cần hạn chế quan hệ tình dục.

7. Người bị bệnh mạch máu não ngăn ngừa “thượng mã phong đột tử trong lúc quan hệ tình dục) như thế nào?

Số lượng người đột tử trong lúc quan hệ tình dục (dân gian gọi là thượng mã phong) chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số người đột tử. Mùa thu đông là mùa cao điểm phát bệnh tim, và thượng mã phong thường xuất hiện ở người mang bệnh huyết áp cao, bệnh tim mạch vành, và những bệnh về tim mạch khác. Nếu những người mắc các bệnh này quan hệ tình dục vào mùa thu đông, rất dễ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Quan hệ tình dục kích thích cao độ dễ dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim, điện sinh lý tim không ổn định, rối loạn nhịp thất nghiêm trọng, gây ra đột tử. Khí hậu mùa thu rất dễ làm cho người ta khó chịu, vì vậy những người bị các bệnh có liên quan cần sinh hoạt tình dục điều độ, không quan hệ quá nhiều và quá thường xuyên. Những người có tiền sử bị đau thắt ngực nên dùng nitroglycerin trước khi quan hệ, tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tình dục”.

8. Những triệu chứng phát bệnh của bệnh tim mạch là gì?

Trước khi phát bệnh tim mạch sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo, nhưng do những triệu chứng này khá mờ nhạt, rất dễ bị bỏ qua. Nếu bệnh nhân có lịch sử mắc bệnh tim mạch thì cần hết sức để phòng các triệu chứng xuất hiện vào mùa thu như sau:
a) Thường cảm thấy tức ngực, đánh trống ngực.

b) Khi mệt mỏi thường cảm thấy đau vùng trước tim, đau âm ỉ ở lưng bên trái.
c) Buổi sáng thức dậy, nếu ngồi dậy đột ngột sẽ cản thấy khó chịu ở vùng ngực.

d) Cảm thấy sưng nhiều ở phía sau xương ức, có lúc còn đổ mồ hôi lạnh.

e) Bị tức ngực vào buổi tối khi đi ngủ, không thể nằm ngửa.

f) Tim đập nhanh khi xúc động, có cảm giác khó chịu rõ rệt ở ngực.

g) Nếu đi bộ quá nhiều hoặc quá nhanh, sẽ cảm thấy tức ngực thở dốc, tim đập nhanh.

h) Đôi khi thấy đau nhói ở ngực, thường cảm giác này sẽ biến mất sau 1-2 giây.

i) Khi đi cầu thang hay thực hiện những hoạt động đơn giản đều cảm thấy cực kỳ mệt, phải uống nước nhiều lần mới hoàn thành được các hoạt động đó, cảm giác tức ngực, thở dốc.

j) Cả người rệu rã, không muốn nói chuyện.

9. Vì sao đo vòng eo có thể biết được nguy cơ về bệnh tim mạch?

Đo vòng eo là cách đơn giản nhất để biết được nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Phương pháp đúng để đo vòng eo là đứng thẳng người, 2 chân cách nhau khoảng 30-40 cm, đặt thước dây vào trung điểm của cạnh trên xương hông và cạnh dưới xương sườn thứ 12 (thường là phần hẹp nhất của eo), vòng 1 vòng qua bụng theo chiều ngang. Khi đó, thước dây phải đặt gần da, nhưng không được bó sát da.

Nếu vòng eo nam giới hơn 90 cm, nữ hơn 85 cm tức là bị béo phí. Nếu vòng eo nam giới hơn 94 cm, nguy cơ mắc bệnh | tiểu đường và bệnh tim càng cao; nếu vòng eo nam giới hơn 102 cm sẽ bị xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Nếu vòng eo người nữ ở mức 81 cm là nằm ở ngưỡng nguy hiểm, vòng eo 89 cm tức là nằm ở ngưỡng nguy cơ cao.

10. Nhịp xoang (sinus rhythm) có phải là bệnh không?

Không ít người nhìn thấy trên bản kết quả điện tâm đồ thường viết từ “nhịp xoang” liền lo lắng không biết có phải tim mình gặp vấn đề gì hay không.

Nhịp tim cuả người bình thường do bộ chỉ huy tối cao nút xoang (Sinoatrial node) điều khiển, nhịp tim được tạo nên bởi tín hiệu từ nút xoang chính là thứ thường được gọi là nhịp xoang. Trong điều kiện bình thường, nhịp tim sẽ theo một quy luật nhất định, có khi chịu ảnh hưởng từ việc hít thở và xuất hiện tình trạng “loạn nhịp xoang do hô hấp”, đây là hiện tượng sinh lý bình thường, không cần lo lắng hay chữa trị gì cả. Vì thế, nếu kết quả điện tâm đồ xuất hiện từ “nhịp xoang”, để tránh gây áp lực tâm lý cho bệnh nhân, bác sĩ cần bỏ đi 2 chữ “không đều”.

11. Vì sao người mắc bệnh mạch máu não không nên hít đất?

Hít đất giúp luyện tập cơ vai và khuỷu tay, kết hợp vận động chi trên và dưới, hít thở, thực hiện tuần hoàn máu toàn cơ thể, cải thiện chức năng tim phổi, đây được xem là một bài tập tốt cho toàn cơ thể.  Điều cần chú ý là: nín thở trong lúc chống đẩy sẽ tăng áp lực phổi, áp lực ổ bụng đột ngột, đẩy nhanh tốc độ máu chảy từ các bộ phận ở khoang bụng về tim, làm tăng huyết áp.

Các thí nghiệm đã cho thấy: huyết áp và nhịp tim của người tập gym khi chống đẩy cao hơn 20%-30% so với lúc
nghỉ ngơi. Do đó, những người trung cao tuổi đã có tin. sử bệnh mạch máu não nếu vẫn cố tập chống đẩy sẽ .. khả năng thình lình đau thắt ngực, nhịp tim bất thường nghẽn mạch tim, xuất huyết, vv…

12. Tại sao cần kiểm tra lipid máu khi có người thân bị lipid trong máu cao?

Chuyển hóa lipid bất thường do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do di truyền. Chuyển hóa lipid bất thường, đặc biệt là Cholesterol cao và triglyceride cao đều có thể di truyền, Nếu chỉ số lipid của cha mẹ, anh em cao thì bạn cũng nên kiểm tra xem những chỉ số nào trong lipid của họ cao. Nếu Cholesterol cao, nên kiểm tra rõ xem cao đến mức nào. Nếu như chỉ số lipid của bạn cũng cao và tương tự như người thân của bạn, thì có thể là do di truyền.

Nếu là anh em ruột, khi anh em của bạn kiểm tra thấy chỉ số lipid cao, mà bạn hiện tương đối béo thì nên để phòng trước. Nguyên nhân duy nhất là “bớt ăn, năng đi”, vận động cơ thể bằng nhiều hình thức để giảm cân.

13. Vì sao tập luyện thường xuyên có thể điều tiết lipid máu?

Vận động cơ thể là biện pháp cần thiết để điều tiết lipid máu, nhưng phải nắm bắt được cường độ và tần suất tập thì mới phát huy được hiệu quả.

Các chuyên gia cho rằng: mấu chốt của hiệu quả điều tiết lipid nằm ở cường độ tập luyện. Nếu cường độ tập quá nhỏ, hiệu quả sẽ không rõ rệt cường độ tập luyện quá lớn, có thể sẽ gây đau tim, thậm chí gây tai nạn. Có thể chọn các hình thức đi bộ nhanh, chạy bộ, v,v… Về tần số tập luyện, đề xuất tập 5 ngày/tuần, mỗi ngày 30 phút – 1 giờ đồng hồ. Trước khi tập nên khởi động trong thời gian 5 phút, ví dụ như vươn thở, đi bộ, v.v.., để giúp căng cơ.

Sau khi tập cần thực hiện các động tác thư giãn trong 5 phút để bảo vệ tim, cơ bắp, khớp, giảm thiểu tổn thương. Nếu muốn điều tiết lipid bằng cách vận động cơ thể, cần kiên trì thực hiện mới đạt được hiệu quả, trường hợp không thường xuyên tập luyện sẽ không có tác dụng giảm lipid máu, thậm chí còn có thể gây rối loạn lipid máu. 14.

Xem Ngay  Tác dụng của cây cà độc dược - Cây thuốc chữa bệnh cực hiệu quả

14. Vì sao tình trạng ngủ quá nhiều ở người già có thể dẫn đến tăng lipid máu?

Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã phát hiện ra rằng: nếu người già ngủ càng nhiều, cholesterol trong máu càng cao, đồng thời cholesterol “tốt” – tức Lipoprotein tỉ trọng cao càng thấp.
Các chuyên gia y tế Hà Lan phát hiện rằng nguy cơ mắc bệnh tim ở những người lớn tuổi có giấc ngủ kéo dài trên 9 giờ đồng hồ sẽ cao hơn những người có giấc ngủ dưới 7 giờ đồng hồ, đồng thời ở những người có giấc ngủ càng dài thì hàm lượng cholesterol càng cao.

Điều này được thể hiện rõ rệt ở nhóm người dưới 65 tuổi. Nhóm nghiên cứu cho rằng: có thể là nhóm người ngủ nhiều ít dành thời gian vận động cơ thể, làm cho hàm lượng cholesterol tương đối cao.

15. Vì sao lipid đạt chuẩn nhưng vẫn thay đổi do bệnh tật?

Người bị cholesterol cao hết sức chú trọng chỉ số cholesterol trong quá trình điều trị bệnh, thông thường
mỗi khi lượng cholesterol giảm 1% thì nguy cơ mắc bệnh tim giảm được 2%. Những người có Cholesterol toàn phần tăng nhẹ có thể điều chỉnh thói quen ăn uống, tăng cường vận động cơ thể, không cần dùng thuốc.

Nhưng đối với người có chỉ số cholesterol cao và mắc thêm các chứng bệnh khác, chỉ số Cholesterol toàn phần sẽ thay đổi tuỳ theo chứng bệnh. Người mắc bệnh cao huyết áp hoặc Cholesterol cao có nhiều hơn 3 yếu tố nguy hiểm (hút thuốc, uống rượu, béo phì, v.v…), Cholesterol toàn phần không được cao hơn 5 mmol/1.

Đối với người mắc bệnh tim mạch vành hoặc bệnh tiểu đường, phải khống chế Cholesterol toàn phần ở mức 4 mmol/l. Đối với người mắc cả bệnh tim mạch vành và bệnh tiểu đường hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim thi Cholesterol toàn phần phải thấp hơn 3 mmol/l.

16. Có thực sự bị cholesterol cao sau khi thực hiện test 1 lần hay không?

Trong điều kiện bình thường, Cholesterol toàn phần người trưởng thành là 2,9-6 mmol/l, nếu Cholesterol toàn phần cao hơn 6,2 mmol/l tức là tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia), có thể gây ra xơ vữa động mạch (atherosclerosis), bệnh tim mạch vành, nhồi máu não, v.v…

Thông thường những số liệu thu thập được sẽ chịu ảnh hưởng từ thói quen ăn uống, sinh hoạt trong 2 tuần trước đó, nếu thường xuyên ăn uống dầu mỡ trong thời gian dài hoặc trong một khoảng thời gian nào đó, giá trị lipid được kiểm tra trong thời gian này sẽ vượt quá chỉ tiêu thông thường, kết quả nhận được không phản ánh tình trạng lipid máu thực tế.

Do đó những người bệnh phát hiện cholesterol cao sau khi thực hiện test 1 lần không cần gấp + uống thuốc, mà nên duy trì thói quen ăn uống như Anh thường trong vòng 6 tuần, sau đó đi kiểm tra lại, nếu -ệ quả test lại vẫn vượt quá ngưỡng bình thường, mới có hở xác nhận đây là kết quả chính xác.

Cần chú ý rằng: 3 ngày trước khi thực hiện test phải ăn uống thanh đạm, không được ăn gì, để bụng đói vào đêm trước khi thực hiện test.

17. Làm thế nào để ngăn ngừa đau thắt ngực giữa đêm ở người già

Ban đêm là thời gian vàng của những cơn đau thắt ngực, cũng dễ gây ra đột tử. Xét từ góc độ y học hiện đại, nguyên nhân gây ra những cơn đau thắt ngực vào buổi đêm gồm 3 nguyên nhân:
a) Rối loạn giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ của rất nhiều người già mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim tương đối kém.

b) Lượng máu về tim (venous return) sau khi nằm ngửa tăng, nhưng chức năng tim giảm, làm cho tức ngực, vv…

c) Kích thích thần kinh đối giao cảm dễ gây ra co thắt động mạch, từ đó dẫn đến đau thắt ngực.

Để ngăn ngừa đau thắt ngực, tốt nhất là người lớn tuổi | den dùng những loại thuốc cải thiện giấc ngủ theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc kê cao gối. Nếu có các triệu chứng của nh tim mạch vành như: đau ngực, ngạt thở, vv… giữa  đêm, phải nhanh chóng uống các loại thuốc như nitroglycerin, sau đó đến bệnh viện thăm khám v

18. Những chứng bệnh nào dễ bị nhầm lẫn với bệnh tim mạch vành?

a) Rối loạn chức năng hệ thần kinh tự chủ chứng này thường gặp ở đối tượng nữ trẻ tuổi  thường xuất hiện khi căng thẳng thần kinh, lo lý hoặc ngủ không ngon. Đặc điểm điển hình của bà nhân là: cần hít thở sâu hoặc thường thở dài để loại bỏ cảm giác khó chịu.

b) Hội chứng cổ-tim. Thường gặp ở dân văn phòng. Thoái hoá đốt sống cổ làm cho động mạch đốt sống nền (vertebrobasilar) không cung cấp đủ máu, phản xạ làm cho co thắt động mạch vành, dẫn đến thiếu máu cục bộ cơ tim hoặc loạn nhịp tim, nên chụp X quang cột sống cổ để tìm hiểu bệnh

c) Viêm cơ tiêm do virus. Nếu từng bị cảm vào khoảng 2 tuần trước khi phát bệnh, cần kiểm tra enzyme tim, nếu enzyme tim bình thường cũng không nên loại trừ chẩn đoán này, có thể cơ thể đang trong thời kỳ hồi phục hoặc viêm cơ tim nhẹ.

d) Cường giáp hoặc suy giáp. Cường giáp và suy giáp đều có những triệu chứng không điển hình như bên trên, thay đổi đoạn ST trên điện tâm đồ, có thể tra cứu chức năng tuyến giáp trạng.

19. Chữa trị chứng bệnh tim mạch vành theo phương pháp mới như thế nào?

Về mặt lâm sàng, có chưa đến 20% số bệnh nhân bản, tim mạch vành sử dụng thuốc chống đau thắt nơ antianginal truyền thống có thể khống chế hiệu quả no cơ phát bệnh. Nếu có thể kết hợp sử dụng thuốc chống đau thắt ngực truyền thống và thuốc chuyển hoá chống thiếu máu cục bộ cơ tim sẽ đạt hiệu quả tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh tim mạch vành.

Trimetazidine là một loại thuốc chuyển hóa chống thiếu máu cục bộ có tác dụng tăng mức tiêu thụ oxy của cơ tim, tăng cường khả năng thiếu máu cục bộ của cơ tim, vv….vì vậy Trimetazidine là lựa chọn lý tưởng cho người mắc bệnh tim mạch vành.
Hiện nay, về mặt lâm sàng thì Trimetazidine được sử dung chủ yếu để trị đau thắt ngực ổn định mãn tính, rối loạn chức năng thất trái, bệnh tiểu đường kèm bệnh tim mạch vành, bệnh tim mạch vành ở người già, thiếu máu cơ tim cục bộ, đau thắt ngực kèm rối loạn chức năng thất trái, đau thắt ngực kèm rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực kèm tiểu đường và thiếu máu cục bộ cơ tim im lặng, v.v…

Dạng thuốc phóng thích kéo dài Trimetazidine đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm thiểu số lần phát bệnh từ 4 giờ-8 giờ sáng mỗi ngày (khoảng thời gian cao điểm phát bệnh đau thắt ngực). Cách sử dụng chung của Trimetazidine là: 20 miligam/lần (1 viên), dùng 3 lần/ngày vào sau mỗi bữa ăn sáng, trưa, tối. Cách sử dụng dạng thuốc phóng thích kéo dài Trimetazidine là: 35 miligam/lần, 2 lần/ngày. Lưu ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

20. Tại sao người mắc bệnh tim mạch vành cần cảnh giác chuyển hoá glucose bất thường?

Thực tiễn lâm sàng cho thấy: trong số những bệnh | nhân nhập viện do bệnh tim mạch vành tại Trung Quốc,
đa số đều gặp tình trạng chuyển hoá glucose bất thường (bao gồm chỉ số đường huyết lúc đói giảm, mức dung, glucose thấp, bệnh tiểu đường), đa số người bệnh thế những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường Hà, tiểu nhiều, uống nhiều, sút cân, vv…

Vì thế rất dễ bị chi đoán nhầm, chẩn đoán thiếu. Rối loạn chuyển hóa glucose có thể dẫn đến những thay đổi như gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, vv…điều này cùng với có mối liên quan mật thiết với thói quen ăn uống nhiều chất béo, protein cao trong thời gian dài, cộng thêm thói quen thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động.

Hậu quả là dễ tạo các mảng bám có kích thước không đều, độ dày mỏng khác nhau trên thành động mạch tim, nếu những mảng bám này bị vỡ ra sẽ làm tắc động mạch, gây đau thắt ngực cấp tính hoặc nhồi máu cơ tim.

Để sớm phát hiện tình trạng chuyển hoá glucose bất thường, giảm nguy cơ đau thắt ngực và giảm nhẹ tình trạng bệnh, người mắc bệnh tim mạch vành không chỉ cần kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói định kỳ, mà theo dõi chỉ số đường huyết sau ăn trong thời gian dài.

Chỉ khi tăng điều trị bệnh tiểu đường mới có thể giảm thiểu hữu hiệu việc mắc bệnh tim mạch vành và giảm nhẹ tình trạng bệnh.

21. Vì sao phải dùng thuốc trợ tim cho người mắc bệnh tim mạch vành khi bị tăng thân nhiệt?

Con người rất dễ tăng thân nhiệt khi chịu ánh như mặt trời chói chang trong thời gian dài, hoặc ở trong A. trường ngột ngạt không gió. Những triệu chứng của xe thân nhiệt là đổ nhiều mồ hôi, miệng khô khốc khó : chóng mặt tức ngực, toàn thân rã rời, buồn nôn.

Những người có bệnh tiểm ẩn (như đang mắc chứng đau thắt ngực) bị tăng thân nhiệt, sau khi tăng thân nhiệt, tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, có khả năng sẽ dẫn đến chứng đau thắt ngực, do đó cần nhanh chóng dùng thuốc cấp cứu, như thuốc trợ tim, nitroglycerin, vv…sau đó mới xử lý chứng tăng thân nhiệt.

22. Làm thế nào để nhận biết mức độ nghiêm trọng của chứng đau thắt ngực?

Bệnh tim mạch vành tiềm ẩn chỉ động mạch vành mắc bệnh nhưng người bệnh chưa hề bị đau ngực hoặc chỉ từng bị tức ngực nhẹ, hụt hơi, do đó không quan tâm đến các triệu chứng của bệnh. Không nên dựa vào cảm nhận của cá nhân để đưa ra kết luận có mắc bệnh tim mạch vành hay không.

Thực tế đã chứng minh: mức độ nghiêm trọng của bệnh tim mạch vành không tương xứng với các triệu chứng và cảm giác của cá nhân người bệnh, đây cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ra hiện tượng đột tử.
Để giảm hiện tượng đột tử, người trung niên trở lên nên kiểm tra điện tâm đồ mỗi 6 tháng, nếu nghi ngờ mắc chứng thiếu máu cơ tim thầm lặng, nên chụp CT tim hoặc chụp động mạch vành.

23. Bệnh tim mạch vành chuyển nặng có những dấu hiệu nào?

Tiền sử bệnh tim mạch vành nhiều năm dễ làm cho bệnh nhân và người nhà lơ là cảnh giác bệnh. Nắm rõ
những dấu hiệu chuyển nặng của bệnh tim mạch vành rất quan trọng để giúp cấp cứu kịp thời. Những dấu hiệu đó bao gồm:
a) Đau thắt ngực càng lúc càng thường xuyên

b) Thời gian đau thắt ngực kéo dài hơn 15 phút

c) Thay đổi vị trí đau thắt ngực, đau khắp người, đau răn
đau dạ dày, đau đầu và lan toả đến vai trái, vai phải

d) Nôn ói

e) Đại tiểu tiện liên tục

f) Toát mồ hôi

g) Loạn nhịp tim

h) Khó chịu, trống rỗng

i) Sắc mặt nhợt nhạt, nói không ra hơi

j) Cảm thấy ngột ngạt, khó chịu (Dysphoria)

Nếu có 1 hoặc 2 triệu chứng như trên, cần gọi cấp cứu ngay.

24. Những yếu tố nào gây ra bệnh tim mạch vành?

Những yếu tố gây ra bệnh tim mạch vành rất nhiều và đơn giản. Một chai bia ướp lạnh cũng có thể gây nhồi máu cơ tim; cố những người vừa mở tủ lạnh, một luồng hơi mát toả ra cũng có thể gây đau thắt ngực (1 trong những triệu chứng của bệnh tim mạch vành).

Tất nhiên không phải ai cũng mắc phải trường hợp này. Những triệu chứng này đa số đuọc gây ra bởi các yếu tố bên trong của động mạch vành, có mối liên hệ đến trạng thái của động mạch vành lúc đó. Rất nhiều bệnh nhân bệnh tim mạch vành mắc cả bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, tăng lipid máu, acid uric cao, vv…đây đều là những yếu tố tiềm năng để gây ra bệnh tim mạch vành.

Những yếu tố này khôg chỉ gây ra bệnh tim mạch vành và những chấn thương nội mô khác lên động mạch, mà còn dễ gây ra những cơn nhồi máu cơ tim cấp tính, nhồi máu não cấp tính. Những yếu tố bên ngoài khác như hút thuốc, bệnh tiểu đường cũng có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tim mạch vành.

25. Nếu ăn chay trường có mắc bệnh tim mạch vành hay không?

Những năm gần đây, nhiều người hấp thụ quá nhiều mỡ và protein, làm cho lipid máu tăng cao, gây ra bệnh tim mạch vành. Một số người lớn tuổi cho rằng ăn chay sẽ tránh tăng lipid máu, từ đó ngăn ngừa sự phát sinh bệnh tim mạch vành.
Những người ăn chay theo một mức độ phù hợp có độ nhớt của máu (Blood Viscosity) tương đối thấp, máu chảy trơn tru trong động mạch, không có tình trạng tắc mạch làm cho thiếu máu cục bộ cơ tim, thiếu oxi, bệnh tim mạch vành. Nhưng nếu ăn chay trường sẽ không có lợi cho sức khoẻ, mà còn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch vành.

Điều quan trọng là những người ăn chay trường sẽ bị thiếu vitamin B12, làm thành động mạch dày thêm, gây ra xơ cứng mạch máu, mà xơ cứng mạch máu cũng chính là nguồn gốc gây ra bệnh tim mạch vành. Ngoài ra, ăn chay trường kỳ làm cho cơ thể thiếu protein, mỡ, thiếu vitamin A, D, E, K tan trong chất béo và các nguyên tố vi lượng, điều này làm cho con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, loãng xương, gãy xương, vv…

26. Người mắc bệnh tim mạch vành có cần phải hạn chế ăn ngọt không?

Đối với người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch vành, ngoại trừ việc kiểm soát nghiêm ngặt lượng muối cơ thể hấp thụ,
quá nhiều đường cần hạn chế ăn ngọt. Bởi vì nếu hấp thụ quá nhiều sẽ làm tổn thương mạch máu nội mô, tăng nguy cơ bệnh tim mạch vành và các bệnh tim mạch khác.

Do đó nhóm có nguy cơ cao gồm người mắc bệnh tim, người tiền sử gia đình mắc bệnh tim, bệnh béo phì, vv… nên kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường hấp thụ vào cơ thể.

Các chuyên gia đề nghị phụ nữ khoẻ mạnh chỉ hấp thu không quá 15 gram đường mỗi ngày, ở nam giới là không quá 25 gram mỗi ngày, người mắc các bệnh tim và mạch máu não, nhóm có nguy cơ cao cần kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường hấp thụ.

27. Thực hiện vật lý trị liệu (Exercise Therapy) để điều trị bệnh tim mạch vành như thế nào?

Khi người nhồi máu cơ tim cấp tính cao tuổi bước vào giai đoạn phục hồi, có thể thực hiện các bài vận động đơn giản cho chị trên và chi dưới.

Vận động chi trên: nằm ngửa, cánh tay đặt trên giường, 2 tay mở rộng tự nhiên, đầu ngón tay hướng lên trên, 2 tay nắm thành nắm đấm, sau đó mở nắm đấm, trở về tư thế chuẩn bị như ban đầu. Thực hiện liên tiếp 15 lần. Gập khuỷu tay, tay và cánh tay chuyển động theo chiều ngược kim đồng hồ từ ngoài vào trong, quay tròn 15 lần.

Vận động chi dưới: nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, 2 tay để tự nhiên trên giường. Lòng bàn tay ngửa lên trên, thả lỏng vùng bụng, có 1 chân, co hết đầu gối, hông cong 90 độ (bắp chân năm dọc trên giường), mắt cá quay 1 cánh sau đó chân trở về vị trí ban đầu, đôi chân, thực hiện 1;A. tiếp 10 lần; 1 chân giơ lên cao, bắp chân cong một nửa, mắt cá quay 1 vòng, sau đó chân trở về vị trí ban đầu đổi chân, thực hiện liên tiếp 10 lần.

28. Khi nào cần can thiệp mạch vành?

Can thiệp mạch vành là một kỹ thuật dùng một loại ống thông nhỏ (catheter) để nong những vị trí động mạch vành hẹp ở trong tim, từ đó thực hiện phương pháp điều trị giải quyết được vấn đề hẹp động mạch vành, cải thiện nguồn cung cấp máu cho tim. Khi người mắc bệnh tim mạch vành xuất hiện 1 trong 4 triệu chứng sau, cần thực hiện can thiệp mạch vành:
a) Đau thắt ngực: sau khi chữa trị bằng thuốc mà tình trạng bệnh lý vẫn không ổn định

b) Dù bệnh đau thắt ngực có thuyên giảm, nhưng vẫn có cơ sở chứng minh tình trạng thiếu máu cơ tim, hẹp động mạch vành

c) Sau khi thực hiện can thiệp mạch vành, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) mà chứng đau thắt  ngực vẫn tái phát, động mạch vành tiếp tục thu hẹp

d) Nhồi máu cơ tim cấp tính trong vòng 12 giờ

29. Làm thế nào để chữa chứng ho gây ra bởi thuốc hạ huyết áp?

Ho khan là tác dụng phụ thường gặp nhất của các loại thuốc hạ huyết áp ACEI- thuốc ức chế men chuyển angiotensin (như captopril), đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho loại thuốc này bị hạn chế sử dụng. Các nghiên cứu đã chứng minh: loại thuốc này có thể làm xuất hiện NO, tăng chất gây viêm cho tế bào biểu mô trong phế quản, từ đó gây ho khan.

Các chuyên gia phát hiện: bổ sung chất sắt có thể khống chế hoạt tính của Enzvn hợp (synthetase ) do NO tế bào biểu mô trong phế quản giảm phát sinh NO, có thể giảm chứng ho có liên đến thuốc ACEI.

30. Vì sao người bị cả 2 chứng bệnh cao huyết áp và bệnh thận yêu cầu chặt chẽ đối với hạ huyết áp?

Đối với người bị cả 2 chứng bệnh cao huyết áp và bán thận, cho dù là bệnh cao huyết áp gây ra bởi bệnh thận. hay bệnh thận gây ra bởi bệnh cao huyết áp đều đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt đối với tiêu chuẩn hạ huyết áp; huyết áp của người bị bệnh cao huyết áp phải khống chế ở dưới mức 140/90 mm Hg (18,66/12 Kpa), nhưng nếu mắc thêm bệnh thạna (bao gồm cả bệnh thận tiểu đường), huyết áp phải giảm thấp hơn, khống chế ở dưới mức 130/80 mm Hg (17,33/10,67 Kpa); nếu người bệnh tương đối lớn tuổi, huyết áp tâm thu cần được mở rộng thích hợp, giữ ở mức 150 mm Hg (20 Kpa).

31. Việc nghe nhạc có lợi gì với người bệnh cao huyết áp không?

Nghiên cứu y khoa mới nhất đã chứng minh: mỗi ngày kết hợp hít thở sâu và nghe nhạc nhẹ trong vòng 30 phút, huyết áp sẽ giảm rõ rệt trong vòng 1 tuần.
Cách thực hiện: mở cửa sổ đón gió, giúp không khí trong lành, hạn chế tối đa sự can thiệp từ bên ngoài. Nên đại tiểu tiện trước khi nghe nhạc, ngồi ở tư thế thoải mái nhất, nghỉ ngơi trong vòng 5 phút, sau đó khẽ nhắm mắt, thả lỏng cơ thể, nghe nhạc trong vòng 30 phút, sau đó từ từ mở mắt. Lựa chọn nhạc theo sở thích cá nhân, nên chọn
các bản dạ khúc, dân ca, nhạc dương cầm, nhạc mô phỏng tiếng chim hót nhẹ nhàng, vv…

32. Giảm áp lực tâm lý có thể giúp hạ huyết áp không?

Áp lực quá lớn sẽ làm cho cơ thể tiết nhiều catecholamine, làm co mạch, huyết áp tăng cao, tim gắng sức tăng. Chuyên gia chỉ rõ 4 phương pháp dưới đây có thể hạ huyết áp hiệu quả:
a) Cười lớn. Xem hài kịch, mời bạn bè đến gặp mặt tán gẫu, trò chuyện vui vẻ với bạn bè, vv… sẽ giúp con người cười lớn, cười lớn ngoài tác dụng cung cấp đủ oxi và máu cho cơ thể, còn giúp giảm áp lực tâm lý.

b) Hát to. Cho dù có hát lạc giọng thì hãy cứ hát theo ý thích của mình. Đó không chỉ là một biện pháp giảm áp lực hiệu quả, mà còn tăng sức sống của phổi, rèn luyện tim phổi

c) Đi bộ trong 30 phút. Việc luyện tập vừa giúp tăng cường sức khoẻ, mà còn tăng cường cho tim mạch, giúp con người quên đi những chuyện buồn phiền, tăng thêm sự lạc quan. Đi bộ dưới ánh nắng mặt trời, dưới trời xanh mây trắng có thể điều chỉnh cảm xúc con người, mỗi ngày đi bộ nhanh 30 phút có rất nhiều lợi ích

Xem Ngay  Dùng thuốc Đông y để trị rối loạn chức năng tiêu hoá như thế nào?

d) Hít thở sâu. Hương hoa thường giúp con người trấn tĩnh, dừng bước chân, hít thở sâu, cảm nhận hương hoa từ trái tim của mình, huyết áp sẽ giảm một cách tự nhiên

33.Vì sao những người cao huyết áp không nên thức dậy sớm?

Đối với người lớn tuổi, đặc biệt là những người mắc bệnh. cao huyết áp và đột quỵ, vào buổi sáng mùa thu và mùa đông, rất dễ bị ngất do huyết áp bất ngờ tăng cao, việc này hết sức nguy hiểm. Do đó, bác sĩ thường khuyên những người mắc các bệnh này không nên thức dậy quá sớm.
Đối với người lớn tuổi, sau khi thức dậy tốt nhất không nên tập thể dục buổi sáng, nếu thật sự cảm thấy không có việc gì để làm sau khi thức dậy, muốn tập thể dục để giết thời gian thì cũng cần chú ý 2 vấn đề sau:

a) Không vận động quá nhanh sau khi thức dậy

b) Không thực hiện các động tác quá mạnh, động tác phù hợp nhất là các động tác như đi bộ chậm

34. Đau đầu do cao huyết áp có 5 đặc điểm gì?

Đau đầu do cao huyết áp thường có 5 đặc điểm dưới đây:

a) Cơn đau đầu ở những độ tuổi khác nhau sẽ có các đặc điểm khác nhau. Ví dụ: cơn đau đầu do cao huyết áp ở người trẻ tuổi giống đau nửa đầu; Cơn đau đầu do cao huyết áp ở người lớn tuổi thường đau trán, đau ở sau gáy, cũng có thể là đau cả đầu, lúc cúi đầu hoặc nín thở cũng bị đau đầu hơn

b) Tính chất của cơn đau đầu thường do đau áp chế, đau âm ỉ liên tục, đau nhói, có khi đau liên tục, nhưng đa số các cơn đau không nghiêm trọng

c) Khi thức dậy thường rất đau đầu, nhưng sau đó hoạt động thì bớt đau

d) Thường đi kèm với các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ, hay quên, dễ kích động, vv…

e) Cao huyết áp ác tính đi kèm với bệnh não tăng huyết áp, đau cả đầu liên tục, nghiêm trọng

35. Vì sao người mắc bệnh cao huyết áp vừa phải hạ huyết áp và bảo vệ các mạch máu?

Trong một thời gian dài, người ta cho rằng cao huyết áp chỉ là một chứng bệnh thể hiện huyết áp bất thường, một số người khi phát hiện huyết áp tăng cao thì hoặc là để phó mặc tự nhiên, hoặc tự ý sử dụng một số loại thuốc hạ huyết áp. Thật ra, những cách làm này đều không chính xác.

Cao huyết áp không phải là một chứng bệnh độc lập, mà là một hội chứng tim mạch. Do đó, việc hạ huyết áp
phải xem xét đến vấn đề bảo vệ tim mạch.

Bệnh tim mạch bao gồm: bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch, những bệnh này đều có mối liên hệ mật thiết đến việc cao huyết áp, cho nên các chuyên gia đã đề ra cảnh báo “hạ huyết áp, bảo vệ tim: Mục tiêu hạ huyết áp của người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch vành là dưới 130/80 mm Hg (17,33/10,67 Kpa), có như vậy mới có thể bảo vệ hệ thống tim mạch không bị tổn thương. Hiện nay, trong số các thuốc hạ huyết áp được quốc tế công nhận, Angiotensin II receptor antagonist được đánh giá cao, như Telmisartan vừa hạ huyết áp, có tác dụng bảo vệ tim mạch hiệu quả.

36. Đau như xé lưng ở người mắc chứng cao huyết áp là do nguyên nhân gì?

Ở một số người lớn tuổi có tiểu sử mắc bệnh cao huyết áp, nếu bất chợt có cảm giác đau như xé ngực, sau đó lan ra đến lưng, cần nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ. Bởi vì, triệu chứng này rất có thể có hiện tượng rách phình đã  mạch chủ (aortic aneurysm dissection) – tức là phình, tại vị trí nối tiếp giữa động mạch chủ và tim.
Ngoài việc cảm nhận được cơn đau như xé ở ngực, A. có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như đổ nhiều HA hội, vô cùng yếu ớt, cảm giác đuối sức, bị tiêu diệt.

Đối với bệnh nhân cao huyết áp trên 50 tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân cao huyết áp lớn tuổi thường xuyên ngồi một chỗ, không đồng ý chữa trị bệnh thì rách phình động mạch chủ (cortic aneurysm dissection) dễ phổ biến. Đây là tình huống cấp bách trong chữa trị, cần đến bệnh viện để thăm khám.

37.Những người nào rất dễ mắc chứng cao huyết áp?

Ngày nay cao huyết áp không còn là chứng bệnh riêng biệt xảy ra ở người lớn tuổi nữa. Điều cần lưu ý là 4 nhóm người bên dưới nếu không cẩn thận sẽ tạo cơ hội mắc chứng cao huyết áp:
a) Người hút nhiều thuốc: hút thuốc làm cho thiếu oxi, tăng gánh nặng cho tim, dễ dẫn đến bệnh tim mạch

b) Người ăn nhiều: chế độ ăn nhiều chất béo làm thu hẹp động mạch nhỏ, dễ làm huyết áp tăng cao

c) Người lười vận động: do dư thừa chất dinh dưỡng, không vận động cơ thể trong thời gian dài, làm cho nhiều người trong số đó được xếp vào hàng ngu những người béo phì, tăng xác suất mắc bệnh chứng cao huyết áp

d) Người tài giỏi: cuộc sống bộn bề lo toan, áp lực trong công việc và cuộc sống rất lớn, tăng trương lực hệ thần kinh giao cảm (cường giao cảm), tăng tiết Catecholamine, co thắt các tiểu động mạch, làm tăng sức cản ngoại vi, lực co bóp tim mạnh, là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

38. Vì sao người bị cao huyết áp dễ mắc các bệnh về mắt?

Người mắc chứng cao huyết áp thường xuất hiện 3 đặc điểm bất thường ở mắt như sau:
a) Chảy máu mắt: tính đàn hồi của mạch máu ở người bị cao huyết áp rất kém, độ giòn cao, mạch máu tại  bề mặt kết mạc bị vỡ làm chảy máu mắt

b) Thiếu máu ở đáy mắt: động mạch của người mắc chứng cao huyết áp rất mỏng, máu chảy chậm, cùng với việc động mạch nội mô chịu tổn thương, thành mạch máu thô nhám, hẹp, dễ tạo ra huyết khối (Thrombosis). Nếu huyết khối làm tắc nghẽn động mạch sẽ làm cho cho mắt của người bệnh “bỗng nhiên không nhìn thấy gì cả”. Động mạch cung cấp máu cho võng mạc, nếu động mạch bị tắc nghẽn, sẽ làm cho võng mạc thiếu máu và oxi

c) Chảy máu ở đáy mắt: triệu chứng điển hình là thị lực của người bệnh bị giảm xuống một cách nhanh chóng, không đau đớn, nếu triệu chứng nặng thì chỉ còn có quang cảm (light-sensitive). Nếu như bị mất thị giác đột ngột, nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn, có bất thường khi nhìn hình dáng, kích thước sự vật; các màu sắc nhìn bằng mắt thường đều ngả vàng, hoặc tối màu, hay mắt chỉ có cảm giác thấy ánh sáng, hoặc chỉ nhìn thấy bóng tối, v,v…cần nhanh chóng đến khán tại chuyên khoa mắt

39. Vì sao xử lý công việc một cách khoan dung lại có lợi trong vấn đề hạ huyết áp?

Khoan dung là một đức tính tốt. Ngày nay, khoan dung không chỉ có lợi cho “tâm hồn”, mà còn được chứng minh là có lợi cho cơ thể”. Nghiên cứu mới nhất đã chứng minh: tha thứ cho người khác không chỉ có lợi cho tâm lý, mà còn có hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe.

Các nhà tâm lý học thuộc East Carolina State University ở Mỹ đã thực hiện nhiều nghiên cứu và phát hiện rằng: nếu người ta có thể tha thứ cho người đã phản bội mình, thì huyết áp sẽ hạ xuống rõ rệt; ngược lại, người từ chối tha thứ cho người khác sẽ bị tăng huyết áp, thậm chí tăng nguy cơ phát bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, vv…

Một nghiên cứu khác cũng phát hiện: áp lực của người khoan dung lên hormones cortisol thấp. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học New York cũng phát hiện thêm rằng: triệu chứng trầm cảm và lo âu ở những người bị bệnh tim mạch khi đối đãi khoan dung với người khác thường được giảm xuống, từ đó dẫn đến việc giảm rõ rệt tỉ lệ phát bệnh tim mạch.

Ngoài ra, khoan dung còn giúp tăng cường miễn dịch. Các nhà nghiên cứu của Duke University ở Mỹ cũng cho rằng: những người mắc bệnh AIDS lựa chọn tha thứ cho người khác, nếu luôn duy trì việc uống thuốc sẽ cải thiện hệ miễn dịch tốt hơn.

40. Vì sao người mắc chứng cao huyết áp nên ăn chậm?

Một số người cao tuổi mắc chứng cao huyết áp thường xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đánh trống ngực, mệt mỏi, đổ mồ hôi lạnh, vv… không lâu sau khi ăn, trong y học gọi hiện tượng này là phản ứng sau ăn ở người lớn tuổi mắc chứng cao huyết áp.

Những người bình thường sau khi ăn sẽ không mắc các triệu chứng như trên. Còn ở người lớn tuổi mắc chứng cao huyết áp đa số đều đi kèm chứng xơ cứng động mạch chủ khá rõ rệt, tạo phản ứng áp suất (Baroreceptor reflex) chậm, hoạt động thần kinh giao cảm chậm. Khi ăn, do không kịp thực hiện điều chỉnh sinh lý, dẫn đến huyết áp, đường huyết giảm xuống nhanh chóng, làm cho não và tim không cung cấp đủ đường và oxi, làm nảy sinh một loạt các phản ứng sau ăn. Đường huyết, huyết áp qúa thấp thậm chí có thể tạo huyết khối não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, vv…

Phản ứng sau ăn ở người lớn tuổi mắc chứng cao huyết áp thường không cần được điều trị đặc biệt. Trong việc ăn uống thường ngày, tốt nhất là chia thành nhiều bữa nhỏ. Tốc độ ăn vừa phải, nhiệt độ thực phẩm vừa phải. Nếu bị ngất, cần cho người bệnh nằm ngửa, đầu hơi thấp, nghiêng về 1 bên để tránh vật nôn ói làm nghẹt khí quản, thông thường sau khoảng 10 phút, các triệu chứng sẽ được giảm bớt. Nếu các triệu chứng trên không có xu hướng giảm, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.

41. Có triệu chứng cao huyết áp “giả” không?

Bình thường tôi không có cảm giác chóng mặt, nhức đầu gì cả, tại sao đến lúc kiểm tra sức khoẻ, huyết áp lại ở mức 180/100 mm Hg (24/13.33 Kpa)?”. Bác Trương-70 tuổi cảm thấy rất buồn, “bác sĩ cho tôi uống thuốc hạ huyết áp, rốt cuộc tôi đã đổi hết 5 6 loại thuốc mà càng uống càng thấy khó chịu, thế này là thế nào chứ?”.

Sau khi bác sĩ bắt mạch cho bác Trương, nhận thấy mạch của bác Trương như đang gảy đàn, còn động mạch thì lại cứng như sợi dây. Căn cứ vào kết quả đo thì huyết áp của bác Trường là 170/90 mm Hg (22.66/12 Kpa). Bác sĩ cho bác Trương biết chứng cao huyết áp của bác Trương chỉ là giả, trong y học gọi là “giả tăng huyết áp” (Pseudohypertension).

Chứng cao huyết áp mà người ta nói tới tức: chỉ số huyết áp có được khi dùng kim huyết áp đo gián tiếp từ bên ngoài cơ thể. Nếu thành động mạch xơ cứng như một ống cao su cứng thì huyết áp đo được sẽ cao hơn bình thường, cũng tức là giả tăng huyết áp. Tỷ lệ phát sinh giả tăng huyết áp không cao, nhưng khi tuổi càng cao, tỷ lệ phát sinh của triệu chứng này có chiều hướng tăng, đặc | biệt thường xuất hiện ở những người lớn tuổi mắc chứng xơ cứng động mạch.

Vì thế, người mắc chứng giả tăng huyết áp không cần uống thuốc hạ huyết áp, mà họ cần được điều trị chứng xơ cứng động mạch và thiếu máu cơ tim, cần cai thuốc lá, hạn chế rượu bia, giảm lipid, không chế lượng đường huyết, v.v…

42. Người lớn tuổi mắc chứng cao huyết áp nếu không ngủ đủ giấc sẽ gây ra những hậu quả như thế nào?

Giấc ngủ và sự thay đổi huyết áp tồn tại mối quan hệ nội tại. Khi so sánh giữa người ngủ ít và người ngủ đủ giấc thì sẽ thấy được nguy cơ huyết áp tăng cao ở người ngủ ít sẽ nhiều hơn. Nếu người lớn tuổi mắc chứng cao huyết áp
không bảo đảm được ngủ đủ giấc, giấc ngủ có chất lượng thì sẽ rất khó khống chế tình trạng cao huyết áp.

Giấc ngủ với chất lượng kém sẽ dẫn đến thần kinh giao cảm liên tục hưng phấn, làm tăng chất có mạch máu, gây tổn thương đến các tế bào nội mô mạch máu, làm tăng nhanh, tăng cao huyết áp và nhịp tim. Vào ban đêm, huyết áp của con người sẽ giảm đến mức thấp nhất, còn ở những người có chất lượng giấc ngủ kém, huyết áp ban đêm của họ không giảm mà ngược lại còn tăng cao, nếu kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch.

Chứng cao huyết áp khi ngủ thường là huyết áp tăng cao và lúc ngủ hoặc sau khi ngủ dậy. Nguyên nhân của bệnh này có thể có liên quan đến việc thở chậm, ngưng thở, biến động nhịp tim, v.v…trong lúc ngủ, thường gặp ở người bệnh mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, và người bệnh ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Huyết áp ở những người bệnh này sẽ tăng cao, do thay đổi huyết áp dẫn đến loạn nhịp tim, và các bệnh tim mạch khác. Vì vậy, người lớn tuổi mắc chứng cao huyết áp cần đảm bảo thời gian ngủ của mình bằng nhiều phương pháp, đồng thời còn phải cải thiện chất lượng giấc ngủ, trên cơ sở đó để khống chế huyết áp của mình.

43. Vì sao người mắc bệnh cao huyết áp phải điều chỉnh thuốc uống vào mùa hè?

Do nhiệt độ không khí vào mùa hè tăng cao, mạch máu ngoại biên giãn ra, huyết áp của hầu hết người lớn tuổi
mắc bệnh cao huyết áp sẽ giảm xuống. Một số bệnh nhân từng mắc bệnh cao huyết áp đã tìm hiểu kỹ về quy luật cơ thể của mình, khi đến mùa hè họ sẽ chủ động dừng uốne thuốc hoặc cắt giảm lượng thuốc uống. Một số bệnh nhân khác lại không chú ý gì đến sự thay đổi huyết áp ở cơ thể mình, đến mùa hè vẫn dùng theo liều lượng của những loại thuốc đã dùng vào mùa đông.

Việc tự ý dừng uống thuốc sẽ dẫn đến sẽ làm cho huyết áp thường xuyên lên xuống trong thời gian ngắn, không chỉ không đạt được kết quả chữa trị, mà huyết áp sẽ có biến động lớn, dễ gây ra các biến chứng cho tim, não, thận. Nếu không điều chỉnh lượng thuốc uống kịp thời, làm cho huyết áp hạ xuống mức quá thấp, người bệnh dễ xuất hiện tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, thiếu máu não. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng: vào mùa hè, người mắc bệnh cao huyết áp phải thực hiện đo huyết áp, gửi kết quả cho bác sĩ, để bác sĩ căn cứ vào tình hình biến động thực tế của huyết áp, điều chỉnh liều lượng thuốc uống, hoặc thay đổi loại thuốc uống.

44. Vì sao cao huyết áp ảnh hưởng đến đường huyết?

Đa số bệnh nhân tiểu đường mắc chứng cao huyết áp. Một mặt, cao huyết áp sẽ làm trầm trọng thêm các biến chứng thận và mắt do bệnh tiểu đường, mặt khác, bản thân bệnh tiểu đường sẽ làm tăng các vấn đề ở bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch khác. Bởi bệnh đường huyết có ảnh hưởng xấu đến mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, từ đó tăng nguy cơ tổn thương mạch máu, đột quỵ, suy tim, bệnh tim mạch và suy thận, vv…

Các nhà khoa học đã chỉ rõ: cho dù ở thời kỳ tiền cao huyết áp (huyết áp 120-139/80-89 mm Hg (16-18.53/10.67-11/87 Kpa) cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến đường huyết. Nhiều nghiên cứu cho thấy: người mắc chứng tiến cao huyết áp trong vòng 10 năm có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2.3 lần, và cũng gây ảnh hưởng đến đường huyết.

Có thể nhận thấy: người mắc bệnh tiểu đường duy trì huyết áp bình thường có vai trò hết sức quan trọng trong việc khống chế đường huyết và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

45. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng huyết áp quá thấp?

Huyết áp thấp là khi huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mm Hg (12 Kpa), huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mm Hg (8 Kpa). Theo thống kê, tỷ lệ phát bệnh huyết áp thấp ở người lớn tuổi lên đến 10%. Huyết áp thấp có thể là tạm thời hoặc kéo dài, bệnh này nguy hiểm ở chỗ sẽ làm thiếu máu ở các cơ quan trong cơ thể. Khi bệnh tới thời kỳ nghiêm trọng, người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, hay quên, tư duy chậm chạp, vv…

Người mắc bệnh huyết áp thấp phải duy trì rèn luyện cơ thể, nhưng không nên thực hiện các động tác làm thay đổi tư thế nhiều, cũng không thực hiện các động tác cúi đầu thường xuyên. Thông thường thì người bệnh nên thực hiện các bài vận động cơ thể nhẹ nhàng như thái cực quyền, đi bộ, chạy chậm, bơi lội, vv…

Sau một thời gian rèn luyện cơ thể có thể tăng thêm các bài tập nhất định cho chi dưới, điều này cũng rất có lợi cho người mắc bệnh huyết áp thấp. Khi thực hiện bài tập chi dưới, sự Có cơ sẽ 8’up máu ở tĩnh mạch chảy ngược, tăng lượng máu ra từ um, làm tăng huyết áp. Có thể tập luyện phương pháp có Cơ bắp chân Vigil: tay dựa cạnh bàn, đứng thẳng lưng, cơ bắp vế, bắp chân nhịp nhàng, mỗi lần 10 nhịp.

Nếu chóng mặt trong lúc đứng thẳng có thể chuyển qua tập có cơ bắp chân trong tư thế nằm, chuyển dần dần cho đến khi có thể đứng thẳng dậy.

46. Huyết áp tâm trương có thể gây ra bệnh điện không?

Huyết áp tâm trương quá thấp là một nhân tố nguy hiểm gây bệnh điện, nhưng nhân tố này có thể ngăn ngừa, khống chế được. Bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi mang đặc trưng riêng của bệnh, tức là huyết áp tâm thu sẽ không ngừng tăng qua từng năm, còn huyết áp tâm trương sẽ chuyển sang bình thường hoặc thậm chí xuống thấp theo từng năm.

Mức huyết áp tâm trương lý tưởng là thấp hơn 80 mm Hg (10.67 Kpa), đối với người lớn tuổi thì huyết áp tâm trương không thấp hơn 70 mm Hg (9.33 Kpa). 70 mm Hg (9.33 Kpa) là mức cảnh báo, 69 mm Hg (8 Kpa) là mức nguy hiểm. Các nghiên cứu cho thấy: nếu huyết áp tâm trương tăng cao đến 10 mm Hg (1.33 Kpa), tỷ lệ mắc bệnh điên giảm 13%; nếu huyết áp tâm trương giảm thấp đến 10 mm Hg (1.33 Kpa), trí thông minh giảm đến 34%.

Đối với người lớn tuổi mắc bệnh cao huyết áp có huyết áp tâm trương quá thấp, thấp hơn 60 mm Hg (8 Kpa), trong khi huyết áp tâm thu lại cao, cần thực hiện điều trị tích cực, ví dụ như chọn những loại thuốc hạ huyết áp cải thiện tính đàn hồi động mạch (Nitrat, Calcium Antagonists, vv…).

Còn đối với người lớn tuổi có huyết áp tâm thu bình thường, huyết áp tâm trương thấp, nếu không xuất hiện các triệu chứng đặc biệt thì không cần điều trị, hằng ngày cần tăng cường luyện tập như chạy bộ, bơi lội, leo núi, tập thái cực quyền, vv… Giữ tinh thần minh mẫn, loại bỏ tâm trạng căng thẳng, đây cũng là phương pháp hiệu quả để tăng huyết áp tâm trương.

47. Người mắc bệnh cao huyết áp cần chú ý những điều gì khi tập luyện?

Khi người mắc bệnh cao huyết áp thực hiện liệu pháp tập thể dục, cần lựa chọn các hoạt động như tập Thái Cực Quyền, luyện khí công, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội, vv… Đặc điểm của các hoạt động này là động tác nhẹ nhàng, tương đối an toàn cho người mắc bệnh cao huyết áp. Động tác của Thái Cực Quyền nhẹ nhàng, giúp thả lỏng toàn thân, giảm huyết áp, có lợi trong việc tập trung suy nghĩ, duy trì trạng thái yên bình cho tâm trí, loại bỏ sự kích thích từ các nhân tố như tâm trạng căng thẳng, vv…

Xem Ngay  5 triệu chứng viêm họng hạt phổ biến mà bạn cần lưu ý

Khi tập luyện cần chú ý các điểm sau: cần tránh các động tác phải nín thở, xoay người nhanh, sử dụng nhiều sức hoặc phải cúi đầu quá thấp. Bởi vì khi cúi đầu thì phần lớn máu sẽ chảy về phía não, áp lực bên trong tăng đột ngột, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến sự cố mạch máu não. Nhưng người bệnh cũng không nên dừng tập luyện bất ngờ, bởi vì khi đang tập chi dưới mà bất ngờ dừng lại, một lượng lớn máu sẽ bị giữ lại ở mạch máu chi dưới, các bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là mô não – bộ phận nằm ở vị trí cao nhất – hết sức nhạy cảm với phản ứng thiếu máu cục bộ, sẽ xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt hay thậm chí là ngất xỉu.

Khi mới bắt đầu tập luyện, cần khống chế nghiêm ngặt mức độ luyện tập, những hoạt động mang tính thư giãn, tốc độ chậm, ít hoạt động sẽ đạt hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn, nhịp tim cao nhất khi tập không nên quá 100-140 lần/phút. Nếu như cảm thấy khó chịu ở tim, hơi thở ngắn, nhịp tim trên 130 lần/phút, cần mau chóng dừng ngay việc tập luyện.

48. Một năm tốn 30 NDT có khống chế được bệnh cao huyết áp hay không?

Có nghiên cứu chứng minh: lựa chọn các loại thuốc sản xuất tại Trung Quốc như Hydrochlorothiazide, Nitrendipine, Captopril, vv… nếu quản lý tốt thì hiệu quả trong việc khống chế bệnh cao huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ lên đến 86%, tỷ lệ đột quỵ giảm tới 60%, phương án sử dụng thuốc này chỉ tốn 30 NDT mỗi năm.

Ví dụ như Hydrochloro thiazide, tiền thuốc mỗi năm là 10 NDT. Khi người mắc bệnh cao huyết áp sử dụng 3 loại thuốc kể trên, nên căn cứ vào tình hình thực tế và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

49. Cao huyết áp có những tín hiệu cảnh báo” nào?

Cao huyết áp luôn âm thầm gây hại đến sức khoẻ con. người. Tuy nhiên, vỏ quýt dày sẽ có móng tay nhọn. Một số chi tiết nhỏ có thể chính là tín hiệu cảnh báo của bệnh cao huyết áp.
Choáng váng chóng mặt: đây là triệu chứng xuất hiện nhiều nhất ở những người bị cao huyết áp. Nguyên nhân Có thể:
a) Huyết áp xuống quá thấp hoặc huyết áp cao trong | thời gian dài làm thiếu máu não, gây chóng mặt

b) Cao huyết áp làm tăng xung động mạch não, từ đó hình thành các cú sốc và rung trên mô não, gây chóng mặt

Mất ngủ: huyết áp liên tục tăng cao làm rối loạn chức năng vỏ não và thần kinh tự chủ, từ đó gián tiếp gây ra các triệu chứng của bệnh mất ngủ như: khó ngủ, dễ tỉnh giấc, ngủ không đủ giấc, hay gặp ác mộng, vv… Huyết áp tăng cao, tăng hoạt động của hệ thần kinh tự chủ cũng gây mất ngủ.

Ù tai: cao huyết áp có thể làm cho xơ cứng động mạch tai trong, co thắt, bởi vì cung cấp không đủ máu cho nên chức năng thần kinh thính giác sẽ bị thoái hoá. Những biểu hiện chủ yếu là: trong tai xuất hiện những âm thanh ù ù liên tục, giống như âm thanh ở mức thấp của tiếng bánh xe nước đang xoay. Đặc điểm của chứng ù tai là thời gian kéo dài, mang tính gián đoạn.

Nhức đầu: đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở người cao huyết áp, dấu hiệu nằm ở việc đau nhói kéo dài hoặc đau đột ngột. Khi huyết áp quá cao, các tiểu động mạch ở nội tạng và tứ chi bị co lại, bởi vì lực Có mạch máu não kém, cho nên lượng máu chảy vào não tương đối nhiều, làm cho động mạch đầy máu, động mạch giãn nở gây nhức đầu. Thậm chí đôi khi gây nôn ói, thường do huyết áp tăng cao đột ngột làm cho mạch máu não có phản xạ co nhanh chóng, đây cũng có thể xem là tín hiệu chuyển hoá của cao huyết áp ác tính.

Tê tay chân: khi biến động huyết áp hoặc huyết áp tăng cao, tiểu động mạch toàn thân sẽ bị co thắt, gây rối loạn chức năng vận mạch, hoặc xơ cứng động mạch, làm thiếu máu cục bộ các chi, gây tê tay chân, đặc biệt khi không chữa trị hiệu quả cho người mắc bệnh cao huyết áp kinh niên, các triệu chứng này sẽ còn rõ ràng hơn

50. Huyết áp cao ở một cánh tay có được xem là cao huyết áp không?

Quyển sách “Hướng dẫn về bệnh cao huyết áp ở Trung Quốc” xuất bản năm 2000 đã quy định rõ: đối với bệnh nhân có huyết áp 2 cánh tay không đều, nên lấy huyết áp ở phía cánh tay có chỉ số cao hơn làm huyết áp thực tế của người bệnh, nếu 1 trong 2 tay có huyết áp cao hơn 140/90 mm Hg (18.67/12 Kpa) thì người bệnh được chẩn đoán là cao huyết áp, cần phải tiến hành điều trị.

Cần chú ý: nếu mức chênh lệch huyết áp giữa 2 tay của người bệnh cao hơn 10 mm Hg (1.3 Kpa), cho thấy cánh tay có chỉ số huyết áp thấp hơn bị hẹp động mạch hoặc tắc nghẽn động mạch không hoàn chỉnh. Vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện để siêu âm Doppler cánh tay có huyết áp thấp hơn. Nếu kết quả siêu âm cho thấy động mạch cánh tay bị hẹp bẩm sinh, thì không cần chữa trị; nhưng nếu kết quả thể hiện huyết khối làm tắc nghẽn động mạch, cần làm tan huyết khối, đề phòng các triệu chứng gây đe doạ đến tính mạng như: huyết khối làm nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, tác mạch phổi, vv…

51. Lựa chọn thuốc chữa trị bệnh cao huyết áp kèm tiểu đường như thế nào?

Bệnh tiểu đường sẽ làm tình trạng cao huyết áp thêm trầm trọng, trong khi nếu người bệnh mắc bệnh cao huyết áp cũng sẽ làm đẩy nhanh quá trình bệnh tiểu đường, bệnh thận, hơn nữa còn làm tăng thêm cao huyết áp, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Kiểm soát huyết áp chủ yếu nằm ở việc lựa chọn loại thuốc hạ huyết áp hợp lý. Khi người mắc bệnh tiểu đường
muốn hạ huyết áp, trước tiên cần chọn thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI, như Captopril) hoặc đối kháng thụ thể angiotensin (như Losartan). Người bệnh mắc bệnh cao huyết áp kèm tiểu đường sử dụng thuốc hạ huyết áp đơn lẻ nhưng không có tác dụng hoặc xuất hiện các phản ứng có hại của thuốc, cần kết hợp sử dụng liều nhỏ với một hoặc nhiều loại thuốc hạ huyết áp khác.

Xem thuốc ức chế men chuyển angiotensin và đối kháng thụ thể angiotensin như nền tảng kết hợp sử dụng thuốc, kết hợp với các loại thuốc hạ huyết áp khác, không chỉ đạt được kết quả điều trị tối ưu, mà còn giảm phản ứng có hại của thuốc.

52. Người mắc bệnh cao huyết áp có cần ngừng thuốc khi kiểm tra sức khoẻ hay không?

Đối với người mắc bệnh cao huyết áp, trước khi kiểm tra sức khoẻ thường không cần ngừng sử dụng thuốc hạ huyết áp, đặc biệt là đối với những người có huyết áp rất cao, càng cần phải tiếp tục sử dụng thuốc. Bởi vì trước khi kiểm tra sức khoẻ, uống thuốc hạ huyết áp với ít nước lọc sẽ không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra chức năng gan, thận, lipid và đường huyết, cũng sẽ không thúc đẩy quá trình làm rỗng của túi mật, không ngăn cản tới việc siêu âm túi mật, cũng không gây ảnh hưởng xấu đối với kiểm tra điện tâm đồ và chụp X-quang lồng ngực.

Đối với bệnh nhân cao huyết áp có chẩn đoán rõ ràng, huyết áp sau khi sử dụng thuốc hạ huyết áp chính là chỉ tiêu dùng để đánh giá thuốc có hiệu quả hay không, kiểm soát huyết áp tốt hay không.

Nhưng đối với một số bài kiểm tra đặc thù như nội soi dạ dày thì không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi vì thuốc trong dạ dày sẽ làm ảnh hưởng đến tầm quan sát. Nếu người mắc bệnh cao huyết áp bắt buộc phải nội soi dạ dày, cần thông báo rõ bệnh tình của mình cho bác sĩ, sử dụng thuốc hạ huyết áp bằng con đường khác ngoài đường tiêu hoá, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình nội soi.

53.Vì sao phải đo huyết áp trước tiên khi người trung cao tuổi bị đau đầu?

Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp ở người trung niên và lớn tuổi cao, cho nên nếu như họ bị đau đầu, tốt nhất là nên đo huyết áp trước, điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh cao huyết áp.
Trước tiên, cần thường xuyên đo huyết áp của người bị chứng đau đầu, điều này rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp ở người mắc chứng đau đầu

Thứ 2, nếu cao huyết áp là nguyên nhân gây đau đầu thì chỉ cần dùng thuốc hạ huyết kịp thời là có thể nhanh chóng giải quyết được cơn đau đầu; đối với những bệnh nhân bị đau đầu do huyết áp thấp, cần xác định rõ nguyên nhân làm cho huyết áp hạ xuống quá thấp để chữa trị; cuối cùng, đau đầu đôi khi là tín hiệu của đột quỵ ở người mắc bệnh cao huyết áp, khi huyết áp đột ngột tăng cao, cùng với việc đau đầu, sẽ xuất hiện tình trạng mất ý thức, co giật toàn thân, nôn mửa dữ dội, mất thị giác tạm thời, vv… khi đó, người nhà bệnh nhân phải nâng cao ý thức cảnh giác, mau chóng đưa người bệnh đi cấp cứu.

54. Nguyên nhân gây biến động huyết áp là gì?

Khả năng điều tiết mạch máu ở người mắc bệnh cao huyết áp kém, khả năng cân bằng thần kinh tự chủ yếu, vì thế cần đặc biệt lưu ý đến 6 dấu hiệu nhỏ có thể làm huyết áp biến động nhiều như sau:
a) Nổi giận bất ngờ. Nổi giận có thể làm cho huyết áp tâm thu tăng cao 50 mm Hg (6.67 Kpa), gây nguy hại  cực lớn cho mạch máu

b) Táo bón lâu ngày. Nếu bị táo bón lâu ngày, phải ra sức rặn khi đi đại tiện, huyết áp biến động nhiều, gây ra những nguy cơ nhất định cho người bị cao huyết áp

c) Giảm thân nhiệt đột ngột. Nghiên cứu cho thấy: mỗi khi nhiệt độ không khí giảm 1°C, tỷ lệ bệnh tim mạch tăng 2%

d) Hút thuốc lá thường xuyên. Nghiên cứu cho thấy: hút 1 điếu thuốc có thể làm huyết áp tâm thu tăng lên 10-25 mm Hg (1.33-3.33 Kpa).

e) Ngừng uống thuốc đột ngột. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng: những người bệnh cao huyết áp thường xuyên sử dụng thuốc hạ huyết áp mà đột ngột ngừng thuốc, thường dễ xuất hiện hiện tượng huyết áp tăng theo biên độ lớn, gây tổn thương mạnh đến mạch máu

f) Nghiện rượu trong thời gian dài. Nghiên cứu đã chứng minh rằng: khi nam giới có lượng cồn trong máu cao hơn 30 ml, nữ giới có lượng cồn trong máu cao hơn 15 ml, cồn trực tiếp làm cho trường lực mạch máu ngoại vi tăng cao, co thắt mạch máu, làm trầm trọng thêm bệnh cao huyết áp

55. Luyện kỹ năng tay tì bà có hạ huyết áp được không?

Rất nhiều người lớn tuổi có huyết áp tương đối cao đã kiên trì luyện kỹ năng tay tì bà, có tác dụng duy trì huyết áp ở mức bình thường.

Cách làm cụ thể: cánh tay phải đưa ra trước, gập thành 1 góc 90 độ, ngón tay mở, gốc ngón tay chạm chóp mũi; ngón tay trái nằm trên mạch đập của tay phải (cổ tay), hân phải bước lên trước nửa bước, chân trái cong tự nhiên, đầu thẳng, hai mắt nhìn thẳng, thân trên thả lỏng; hai tay giữ nguyên tư thế đàn tì bà, toàn thân từ từ vận động lên xuống; thực hiện động tác 1 lần mỗi buổi sáng và tối, mỗi lần 5 phút.

56. Phương pháp đốt bằng nhiệt cao tần (RFA) có thể giúp hạ huyết áp hay không?

Gần đây, kỹ thuật mới dùng đốt sóng cao tần RFA (radio frequency ablation) để trị bệnh cao huyết áp đã mang đến hy vọng cho người bệnh cao huyết áp, ai cũng muốn sử dụng phương pháp này để trị bệnh của mình. Thật ra, đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn (Minimally invasive surgery), gây ra ít chấn thương cho cơ thể, nhưng không có nghĩa là tất cả các bệnh nhân cao huyết áp đều phù hợp để thực hiện phẫu thuật này.

Hiện nay các đối tượng phù hợp đều là những bệnh nhân cao huyết áp dai dẳng. Đây cũng không phải là phương pháp có thể trị dứt bệnh cao huyết áp, nhưng đối với những bệnh nhân đã sử dụng nhiều loại thuốc hạ huyết áp mà vẫn không thể kiểm soát được bệnh thì mới áp dụng phương pháp này, kết hợp với việc sử dụng thuốc để chữa bệnh.

Do trong nước và quá tế triển khai phương pháp này trong thời gian chưa lâu, hiệu quả chữa trị dài hạn vẫn chưa được xác định, có gây ra hậu quả xấu cho người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật hay không đều phải trải qua quá trình quan sát dài hạn và kết quả kiểm tra thực tế, do đó hiện nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng.

57. Vì sao phải giảm cân trước tiên trong quá trình hạ huyết áp?

Nghiên cứu cho thấy: nếu người mắc béo phì mắc bệnh cao huyết áp bình quân giảm 1 kg thì huyết áp sẽ giảm 1 mm Hg (133.32 Kpa).
Người béo phì mắc bệnh cao huyết áp giảm lượng calo dung nạp vào cơ thể, tăng cường tập thể dục, vận động hợp lý và hiệu quả, giảm cân nặng để cơ thể về mức béo phì dạng nhẹ, thậm chí gần ở trạng thái bình tường, có tác dụng rõ rệt trong việc hạ huyết áp. Sử dụng lượng thuốc ít hơn bình thường có thể khống chế | huyết áp hiệu quả, không chỉ giảm lượng thuốc sử dụng, mà còn nâng cao chất lượng sống.

Thuốc chẹn beta (Beta blocker) có hiệu quả chữa trị tương đối tốt đối với người béo phì, Clonidine và thuốc lợi tiểu có hiệu quả trong điều trị cao huyết áp ở người béo phì, thuốc chẹn kênh can xi (chọn dòng can xi) và thuốc ức chế men chuyển angiotensin có tác dụng bảo vệ tim thận trong quá trình điều trị bệnh cao huyết áp ở người béo phì, có thể cải thiện chức năng kháng insulin và ức chế hệ thần kinh giao cảm, có lợi cho việc hạ huyết áp ở bệnh cao huyết áp béo phì.

68. Vì sao người mắc bệnh cao huyết áp không nên hít thở sâu?

Hít thở sâu có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ sức khoẻ, nhưng nếu hít thở sâu quá mức sẽ làm co mạch máu tim não ở người cao huyết áp. Bởi vì hít thở sâu quá mức sẽ làm thoát ra lượng lớn CO2 trong máu, khi đó cơ thể sẽ tự điều tiết, thu hẹp đường kính của mạch máu. Điều này sẽ làm tăng sức cản mạch máu, làm huyết áp biến động lớn. Nhất là đối với bệnh nhân tim mạch vành có tiền sử đau thắt ngực, nếu hít thở sâu, mạnh trong vòng 2-5 phút sẽ gây đau thắt ngực dữ dội, thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Thuốc men không có tác dụng đối với chứng đau thắt ngực gây ra bởi nguyên nhân này, cần điều chỉnh tốc độ, và độ sâu khi hít thở, từ từ khôi phục về trạng thái hít thở bình thường. Các chuyên gia khuyến cáo: đối với những bệnh nhân đã từng bị xơ cứng động mạch, đặc biệt là những bệnh nhân cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não càng không nên tập hít thở sâu, nhằm tránh việc phát bệnh tim và mạch máu não.

59. Vì sao nên đến thăm khám tại bệnh viện khi liên tục đánh trống ngực?

Đánh trống ngực là một triệu chứng có ý thức, không thể dựa vào máy móc để đo được, chủ yếu thể hiện ở nhịp tim không thoải mái, có cảm giác hồi hộp. Theo các phân tích y khoa, đánh trống ngực đa số là do bệnh và rối loạn chức năng hữu cơ.

Bệnh hữu cơ chủ yếu gồm bệnh tim mạch vành, bệnh tim tăng huyết áp, bệnh thấp tim (rheumatic heart disease), bệnh tâm phế, v.v…triệu chứng gồm: loạn nhịp tim, khi kiểm tra điện tâm đồ sẽ phát hia điểm bất thường. Rối loạn chức năng gồm rối loạn chức năng thần kinh tự chủ, thường chịu ảnh hưởng của cả xúc, thời gian đánh trống ngực tương đối ngắn, khi kiểm tra điện tâm đồ sẽ không thấy điểm bất thường.

Vì thế, nảy sinh đánh trống ngực không có nghĩa là mắc bệnh tim, cũng không phải là dấu hiệu phát bệnh tim mạch. Chẳng qua là do người lớn tuổi dễ mắc các bệnh tim mạch, thường đánh trống ngực, nhưng cần phải để cao cảnh giác, sớm tìm ra nguyên nhân bệnh.

Thời kỳ mãn kinh dễ bị tổn thương về cảm xúc, nếu vốn dĩ không mắc bệnh tim mạch, thì thường bị đánh trống ngực do rối loạn chức năng thần kinh tự chủ tim mạch. Đối với những người thường xuyên đánh trống ngực, thời gian đánh trống ngực liên tục, kéo dài, đặc biệt là ở người lớn tuổi, cần đến bệnh viện kiểm tra điện tâm đồ, thực hiện kiểm tra vận động (the exercise test), và kiểm tra điện tâm đồ Holter, còn phải xem xét có đang sử dụng các loại thuốc khác, hay đang mắc bệnh nội tiết hay không.

60. Làm thế nào để ngăn ngừa huyết khối?

Huyết khối chính là “vật cản giao thông” trong mạch máu, những khu vực tương ứng (như tim, não) không nhận được chất dinh dưỡng và oxi sẽ bị thiếu máu trầm trọng. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ diễn tiến thành hoại tử vô mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, vv…
Muốn phòng ngừa huyết khối thì phải kết hợp giữa kháng lipde (antihyperlipidemic) và chống kết tụ tiểu cầu: Cần chú ý các điểm sau trong đời sống hằng ngày:
a) Ăn uống thanh đạm, ít mặn

b) Kiểm soát việc ăn các loại thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao như nội tạng động vật, v.v…và kiểm soát thức uống chứa đường

c) Duy trì việc đi bộ nhanh hàng ngày

d) Cai thuốc lá. Hút thuốc không chỉ gây ra bệnh đường hô hấp mà còn gây tổn thương nghiêm trọng
đến mạch máu nội mô

e) Hạn chế uống rượu

f) Điều trị cho bệnh nhân có nguy cơ cao. Ví dụ như người mắc bệnh cao huyết áp, người hút thuốc thích hợp dùng thuốc chống kết tụ tiểu cầu như aspirin; những người đã từng mắc bệnh tim mạch vành càng cần phải sử dụng thuốc chống kết tụ tiểu cầu, thuốc chống xơ vữa động mạch, phải nghiêm túc dùng thuốc; đối với những người mắc bệnh nặng, phải can thiệp mạch, đặt stent

61. Vì sao người lớn tuổi “3 cao” không thích hợp massage cổ?

Phần cổ có rất nhiều dây thần kinh và mạch máu thông từ đốt sống cổ lên não. Có nhiều người lớn tuổi, do mắc các bệnh tim mạch như bệnh cao huyết áp, cholesterol cao, v.v… mạch máu ở phần cổ xuất hiện tình trạng xơ vữa hoặc vôi hoá động mạch. Nếu như tuỳ tiện massage phần cổ, mảng xơ vữa dễ vỡ ra, cách mảnh vỡ đi vào não theo đường máu, làm tắc nghẽn mạch máu não, gây đột quỵ.

Vì thế, những người trên 50 tuổi, đặc biệt là người “3 cao” (huyết áp cao, cholesterol cao, đường huyết cao), người hút thuốc, béo phì, vv…nếu phát hiện bản thân bị hẹp động mạch cảnh thì không được tự ý massage cổ, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, những người lớn tuổi khi thấy khó chịu ở cổ cũng không hoạt động mạnh phần cổ, hạn chế lắc mạnh phần đầu, Phương pháp vận động phần cổ chính xác là từ từ ngả đầu ra trước, sau, trái phải, sau đó từ từ quay đầu, quay theo chiều kim đồng hồ trước, sau đó quay ngược chiều kim đồng hồ.

Trả lời