no comments

Nhân Sâm Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì? Tất Tần Tật Điều Bạn Nên Biết

Nhân sâm là loại thảo dược quý hiếm được nhiều người biết đến. Phương pháp sử dụng nhân sâm thường thấy nhất là ngâm rượu. Vậy nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì? Hãy cùng Phúc Nguyên Đường tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Khái quát về nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì?

1.1 Nhân sâm là gì? – Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì?

Nhân sâm có tên khoa học là Panax ginseng. Ngoài ra, nhân sâm còn được biết đến với những tên gọi dân gian như đường lâm, hồng sâm, sâm cao ly, viên sâm,…Nó là một loài thực vật có hoa trong họ Cuồng.

Thành phần chính của nhân sâm bao gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran và có hơn 25 saponin khác nhau.

Trong Đông Y, nhân sâm có bốn loại thuốc quý. Đó là Sâm – Nhung – Quế – Phụ. Đặc biệt, hồng sâm rất quý và giúp tăng năng lượng, sức khỏe dồi dào.

nhan-sam-ngam-ruou-co-tac-dung-gi-1

Nhân sâm là một loại thảo dược quý hiếm.

1.2 Tác dụng của nhân sâm

Nhân sâm có một số tác dụng như sau:

  • Chống lão hóa, duy trì thanh xuân
  • Tăng đề kháng, sức bền, năng lượng và phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau khi vận động mạnh
  • Kháng bệnh và chữa bệnh: dạ dày, ung thư, tiểu đường, tim mạch, huyến áp, phòng xơ cứng động mạnh
  • Cài thiện tuần hoàn máu, hồng cầu, chống thiếu máu
  • Chống suy giảm thần kinh mỗi khi stress, tăng cường sinh lực, trí lực và giúp bạn tăng sự tập trung
  • Giải độc, cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm tiêu chảy, táo bón và thúc đẩy hệ thống miễn dịch
  • Chống lao và suyễn, giúp cơ thể phòng chống được các bất lợi từ bên ngoài.
nhan-sam-ngam-ruou-co-tac-dung-gi-2

Nhân sâm có nhiều tác dụng khác nhau.

2. Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì?

2.1 Công dụng của rượu nhân sâm

Đây là cách dùng nhân sâm phổ biến. Bởi ngâm rượu giúp bảo quản nhân sâm tốt hơn để ngoài. Hơn nữa, làm cách này có ảnh hưởng tốt hơn đến cơ thể.

Xem Ngay  6 kinh nghiệm chữa trị các bệnh khoa hô hấp mà bạn cần phả biết

Rượu nhân sâm có các tác dụng như sau:

  • Khả năng tăng cường sinh lực, bồi bổ sức khỏe, cân bằng sinh lý
  • Lưu thông khí huyết, giúp da dẻ hồng hào
  • Kích thích ăn ngon, ngủ sâu
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi và hạn chế đau đầu
  • Sâm tươi ngâm rượu còn tăng hưng phấn trong quan hệ vợ chồng
  • Phòng tránh khỏi các bệnh huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, chán ăn, hoa mắt chóng mặt

Nấm linh chi thuộc họ nấm lim. Nó có tên khoa học là Ganoderma lucidum. Ngoài ra, nấm linh chi còn có các tên gọi khác như tiên thảo, nấm trường thọ, vạn niên nhung…Để hiểu rõ công dụng của loại nấm này, hãy tham khao ngay bài viết của chúng tôi

2.2 Cách ngâm rượu nhân sâm hiệu quả

2.2.1 Chuẩn bị nguyên liệu – Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì?

Trước khi ngâm rượu, hãy chuẩn bị những nguyên, vật liệu cần thiết sau:

  • Bình đựng rượu đẹp mắt, có nắp đậy kín đáo
  • Chọn nhân sâm để ngâm tươi, đẹp, có kích thước phù hợp với bình đã chọn
  • Nên chọn loại rượu tốt để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Tỉ lệ ngâm là 100 -120g/1 lít rượu.
nhan-sam-ngam-ruou-co-tac-dung-gi-3

Muốn sâm được ngâm rượu tốt thì nguyên liệu phải chuẩn bị tốt.

2.2.2 Các bước tiến hành ngâm rượu

Dùng vải sạch ngâm nước rửa sạch nhân sâm hoặc dùng bàn chải đánh răng để rửa. Khi chải củ sâm nên chải một chiều, không chải đứt rễ của sâm.

Xem Ngay  Cà gai leo - Tổng quan tác dụng và cách dùng

Sau khi rửa để ráo nước khoảng 30 phút. Tiếp đến bỏ nhân sâm vào bình đựng đã chọn. Lưu ý nên bỏ củ sâm theo chiều thẳng đứng, đầu và rễ phía dưới còn thân sâm thì ở trên.

Đổ rượu vào bình ngâm theo đúng tỷ lệ yêu cầu. Đậy kín nắp bình và ngâm rượu trong khoảng thời gian tối thiểu là 3 tháng. Từ 3 tháng trở lên thì có thể sử dụng được.

2.2.3 Lưu ý khi ngâm rượu 

Ngâm rượu càng sớm càng tốt vì Sâm tươi không để được lâu. Tốt nhất chỉ nên để tối đa khoảng ba tuần hay một tháng ở ngăn mát tủ lạnh.

Ngâm sâm với rượu thì củ sâm vẫn giữ được hình dáng như ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn ngâm sâm với mật ong thì củ sâm sẽ bị teo đi.

Thường kỳ 15 hay 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ẩm tức là lắc kêu không giòn . Lúc này phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô trở lại chất hút ẩm. Bạn có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm.

nhan-sam-ngam-ruou-co-tac-dung-gi-4

Lưu ý phải kiểm tra định kỳ xem rượu sâm có bị ẩm.

3. Dùng rượu – Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì?

3.1 Dùng rượu sâm như thế nào để hiệu quả

Theo đông y, liều lượng phù hợp với sức khỏe con người nên là 3g/ ngày.

Khi người uống lạm dụng rượu sâm, cơ thể sẽ phản kháng lại bằng một số triệu chứng như nhức đầu, tim đập mạnh, họng khô, miệng đắng, khát nước. Thậm chí, có thể người sau khi dùng đầu óc không còn minh mẫn nữa.

Xem Ngay  Top 5 cây thuốc chữa bệnh huyết trắng - Biện pháp tốt cho phụ nữ

Sau 20 giờ, dùng sâm quá liều có thể có dấu hiệu môi nứt nẻ, tụ máu ở yết hầu,…Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, người dùng sâm quá liều có thể bị tử vong.

Mỗi ngày uống một ly nhỏ rượu sâm (đúng liều) rất tốt cho sức khỏe. Hơn nữa còn giúp da dẻ hồng hào, ăn ngon ngủ yên, tinh thần minh mẫn và sức khỏe dẻo dai hơn.

nhan-sam-ngam-ruou-co-tac-dung-gi-5

Dùng ly nhỏ rượu sâm khoảng 3g sâm mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe.

3.2 Nhân sâm ngâm rượu có tác dụng phụ là gì? Ai nên tránh dùng?

Mặc dù nhân sâm là một loại thảo dược hiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng nó. Bởi lẽ, họ có thể gặp một số tác dụng phụ có hại khi dùng sâm.

Người thường xuyên sôi bụng, đầy hơi, căng tức, đau bụng. Người đi đại tiện phân nát, lỏng hoặc tiêu chảy không được dùng. Đặc biệt, nếu bị tiêu chảy cấp, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Người bị huyết áp cao, thường nôn mửa, trào ngược không nên dùng. Bởi lẽ, ban đầu Sâm có tác dụng tăng huyết áp, sau lại hạ. Do đó nếu ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

Phụ nữ có thai hoặc có khả năng mang thai, sau sinh, trong và sau kỳ kinh nguyệt.

Người có sức khỏe yếu và mất ngủ mà muốn dùng sâm, nên dùng liều lượng thấp vào buổi sáng. Lưu ý không nên dùng đầu núm rễ củ sâm. Bởi vì nó có tác dụng gây nôn.

Vì nhân sâm có tính kích dục nên hạn chế dùng nhân sâm cho trẻ. Đặc biệt cấm dùng cho trẻ dưới 4 tuổi.

Người bị tiểu đường, mỡ máu, bệnh gout…hay bệnh nhân đang điều trị liệu pháp đặc biệt cũng không nên dùng.

Không được dùng kèm rượu sâm với thuốc tân dược như: atrax, perphenazin, wintermin… và thuốc Đông dược như bột sắn dây (cát hoa)…

nhan-sam-ngam-ruou-co-tac-dung-gi-6

Không phải người nào dùng sâm cũng tốt và không bị nguy hiểm.

Trên đây, Phúc Nguyên Đường đã gửi tới bạn đọc bài viết có nội dung về nhân sâm ngâm rượu có tác dụng gì. Chúng tôi hy vọng bài viết sẽ đem lại lợi ích cho người đọc. Cảm ơn các bạn đã xem bài

Nguồn: Phuc Nguyen duong

Trả lời