no comments

Tổng hợp 14 kinh nghiệm trị các bệnh khoa tiêu hóa

14 kinh nghiệm trị các bệnh khoa tiêu hóa sẽ giúp ích cho bạn: Chữa trị bệnh đau dạ dày, Chữa trị bệnh táo bón, Chữa trị hội chứng ruột kích thích…

1. Chữa trị chứng nấc cụt như thế nào?

Phương pháp: lấy ngô thù du, thương nhĩ tử mỗi loại 20g, nhục quế 5g. Đem nghiền thành bột, mỗi lần lấy 10g, pha với giấm gạo thành hồ, đắp lê huyệt dũng tuyền ở hai lòng bàn chân. 3 ngày thì khỏi.

Chủ trị: nấc cụt.

2. Chữa trị chứng buồn nôn ra sao?

Phương pháp: lấy giấm trần, bằng sa, bột mì số lượng vừa phải. Đem trộn thành hồ, đắp vào huyệt dũng tuyền ở hai lòng bàn chân, lấy bằng gạc băng lại. Thường sau 30 phút thì hết buồn nôn.

Chủ trị: nôn mửa không ngừng, tiêu chảy.

3. Chữa trị nghẹn thức ăn như thế nào?

Phương pháp: lấy quán chúng 9g, nước 300ml, sắc cô đặc còn 50ml, lấy 1 ít ngậm trong nhiều lần, thường thì 1 thang là khỏi bệnh.

Chủ trị: nghẹn thức ăn.

4. Chữa trị bệnh đau dạ dày ra sao?

Phương pháp: củ cải 1 củ, thái sợi, giấm vừa phải, đen cho vào túi vải. Khi dạ dày đau thì đắp vào vùng bị đau.

Chủ trị: đau dạ dày.

5. Chữa trị bệnh táo bón như thế nào?

Phương pháp: lấy đại kích (dạng bột) lg, đại tào (bỏ hạt) 5. quả. Trộn 2 thứ lại thành dạng cao hồ. Khi dùng lấy cao thuốc dán bên ngoài huyệt thần khuyết ở rốn, lấy bằng gạc cố địn, lại phương thuốc này có chức năng bổ trung thông tiện. thường thì 1 lần, quá lắm là 2 lần thì đi tiêu bình thường.

Chủ trị: táo bón.

6. Chữa trị hội chứng ruột kích thích như thế nào?

Phương pháp: lấy 200g hoa tiêu, mạch phu 500g. Dùng nước hoà trộn lại, đun nóng xong lấy vải bố gói lại đắp vào vùng rốn, mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: hội chứng ruột kích thích.

7. Chữa trị bệnh viêm đường ruột ra sao? 

Phương pháp: lấy 6 hạt hồ tiêu trắng, bào khương, bột sao hùng hoàng, nhục quế, ngô phù dù mỗi loại 1g. Đem nghiền thành bột. Dùng bông gòn chấm thuốc bột, đây vào ngay lỗ rốn, lấy bằng gạc đắp lên, cố định lại. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Thường đắp thuốc buổi sáng 0 chiều sẽ ngừng tiêu chảy.

Chủ trị: viêm đường ruột, đông y nhận định do hai | Bụng đau, sôi bụng, phân loãng, bụng lạnh, lưỡi nhi trắng, mạch trần trì.

6 kinh nghiệm chữa trị các bệnh khoa hô hấp mà bạn cần phả biết: Phòng chống cảm cúm như thế nào,Chữa trị nghẹt mũi khi cảm cúm như thế nào, Chữa trị bệnh ho do phong nhiệt ra sao…

Xem Ngay  Sốt siêu vi là gì và lây qua đường nào?

8. Chữa trị tiêu chảy do thấp nhiệt ra sao?

Phương pháp: lấy xuyến thảo 30g, cho nước vào sắc lấy 3 lần thuốc, bỏ xác, pha nước thuốc lại với nhau, ngâm hai chân khi còn ấm, mỗi lần 30 – 60 phút, mỗi ngày 2 hoặc 3 lần, thực hiện từ 2 – 4 ngày.

Chủ trị: tiêu chảy do hàn thấp. Thường gặp triệu chứng bụng đau, sôi bụng, đau bụng tiêu chảy cấp, phân vàng nâu và hôi, hậu môn nóng rát, bức rức miệng khát, đi tiểu xón, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch hoạt nhanh. Theo báo cáo, có 120 người dùng phương pháp này điều trị tiêu chảy, trong đó khỏi bệnh có 110 trường hợp, chuyển biến tốt 10 trường hợp.

9. Chữa trị tiêu chảy do lạnh bụng ra sao? .

Phương pháp: lấy đinh hương, bột khô phàn với số lượng bằng nhau. Đắp lên vùng rốn, lấy bằng gạc cố định bên ngoài, mỗi ngày thay bằng 1 lần.

Chủ trị: tiêu chảy do lạnh bụng.

10. Chữa trị tiêu chảy do hàn thấp ra sao?

Phương pháp: lấy nhục quế (bột), hậu phác (bột) với số lượng bằng nhau. Trộn lẫn vào nhau, cho nước cốt gừng vào khuấy đều, đắp lên vùng rốn, dùng băng gạc cố định bên ngoài.

Chủ trị: tiêu chảy do hàn thấp. Thường gặp triệu chứng vùng bụng lạnh và đau, giữ ấm thì bớt đau, tiêu chảy dạng nước, không nóng rát hậu môn, nước tiểu trong, lưỡi nhạt rêu trắng bóng, mạch trầm hoạt.

11. Chữa trị tiêu chảy do dương hư như thế nào?

Phương pháp: lấy ngô thù du 6g, nhục quế, mộc hương mỗi loại 5g, đinh hương, địa du mỗi loại 4g. Nghiền thành nhuyễn, đặt lên vùng rốn, lấy bằng gạc bằng bên ngoài định lại, sau 48 giờ thì bỏ đi. Thường dùng thuốc từ 2 – 4 lần

Chủ trị: tiêu chảy do tỳ thận dương hư. Thường gặp ở người đau bụng tiêu chảy lâu ngày, ban đêm bị nặng hơn. sáng sớm dễ thấy nhất, phân lỏng như nước, có lẫn thức ăn chưa được tiêu hoá, bụng lạnh, sắc mặt trắng nhợt, thân thể gầy gò, tinh thần uể oải, tay chân lạnh, chân bị phù, lưỡi chất nhạt, mạch vị nhược.

12. Chữa trị tiêu chảy vào sáng sớm ra sao?

Phương pháp: lấy bổ cốt chỉ 12g, nhục đậu quán, ngũ vị tử mỗi loại 6g, ngô thù du 3g. Đem nghiền thành bột, ngoài ra lấy 24g gừng, ép lấy nước cốt chế thành dạng hồ. 10 quả đại tào, nấu nhừ bỏ hạt, chế thành dạng hồ. Dùng rượu gạo, phàm sĩ lâm, nước cốt gừng cộng thêm thuốc bột, gừng dạng hồ, đại tào dạng hồ trộn thành cao thuốc, mỗi lần lấy một lượng vừa phải thuốc cao dán vào huyệt thân khuyết, quan nguyên, thận du, mệnh môn, dùng băng gạc cố định lại, dán từ 6 – 8 tiếng thì gỡ bỏ, mỗi ngày thực hiện 1 lần.

Chủ trị: tiêu chảy vào sáng sớm.

13. Chữa trị tiêu chảy do hư hàn ra sao?

Phương pháp: lấy 10g bào khương, phụ tử 5g. Sao với muối rồi cho vào bao nang, đắp lên bụng lúc còn nóng,

mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút.

Chủ trị: tiêu chảy tỳ thận hư hàn. Thường gặp tiêu chảy mất điện giải hoặc tiêu chảy vào buổi sáng sớm, ớn lạnh, bụng dưới lạnh đau, sắc mặt trắng nhợt, đau mỏi lưng gối, đi tiểu khó khăn, tay chân mặt phù, lưỡi nhạt dày, rêu trắng hoạt, mạch trầm tế.

14. Chữa trị bệnh kiết lị như thế nào?

Phương pháp: lấy 18g ngô thù du, phụ phiến 5g. Đem nghiền thành bột, lấy lượng vừa phải, hoà với giấm gạo, đắp vào huyệt dũng tuyền ở hai lòng bàn chân, 2 tiếng sau lấy bỏ, mỗi ngày 1 hoặc 2 lần. | Chủ trị: bệnh lỵ trực khuẩn, thường kèm theo sốt, chi lạnh, ăn uống kém.

Nguồn: Phuc nguyen duong

Trả lời