no comments

Sử dụng thuốc nước Đông y trị nấm móng như thế nào?

Bệnh nấm móng kéo dài, khó dứt. Dùng thuốc nước (film Coating agent) để chữa trị, hiệu quả tốt, cụ thể như sau:

Số liệu lâm sàng

21 bệnh nhân, trong đó nam 9, nữ 12; độ tuổi nhỏ nhất 8 tuổi, cao nhất 66 tuổi; thời gian nhiễm bệnh ngắn nhất là nửa năm, lâu nhất là 8 năm.

Phương pháp chữa trị

Điều chế thuốc: vỏ chuối 50g, bách bộ, hoàng liên, hoàng bách mỗi loại 30g. Nghiền nhuyễn thành bột thô, trộn với nhu toán (tiệm thuốc có bán) 60g, yên ti (lấy loại màu vàng) 40g, cho vào bình thuỷ tinh, cho 500ml tinh rượu 95%, đậy kín 7 ngày trở lên.

Cách dùng: trước tiên cắt bớt móng tay của bệnh nhân, buổi tối đều đặn đắp thuốc lên móng tay, đặt một miếng màng mỏ lên, dùng băng băng lại, đắp trong 1 đêm, sáng hôm sau gở bỏ, 1 liệu trình 7 ngày.

Hiệu quả chữa trị

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả: hiệu quả rõ rệt, sau khi thực hiện 2 hoặc 3 liệu trình, móng mới mọc ra sáng bóng, kiểm tra vi khuẩn âm tính; có tác dụng, dùng cách này từ 3 hoặc 4 liệu trình, móng mới mọc ra không được đều, độ sáng bóng chưa tốt, kiểm tra vi khuẩn dương tính, không tác dụng, thực hiện trên 4 liệu trình, tình trạng không thay đổi.

Kết quả, 21 người chữa trị theo cách này đều có kết quả tốt, trong đó hiệu quả rõ rệt 15 trường hợp, có tác dụng 6 trường hợp.

Dùng nhựa lô hội trị Mụn trứng cá, có thể diệt khuẩn, kháng viêm, ngừa mụn hiệu quả nhanh đồng thời có tác dụng làm mịn da mặt. Cây thuốc này dễ trồng, nguồn dược liệu phong phú, có thể sử dụng trong cả năm, de thực hiện, an toàn, tiết kiệm, thực tế, cần được nhân rộng. Hãy cùng tham khảo ngay nào

Xem Ngay  Cây sậy làm thuốc - 5 cách dùng loài cây chữa bách bệnh hiệu quả

Kinh nghiệm

Sau khi dùng cách này thì ở móng tay hình thành một lớp màng mỏng, làm cho thuốc ứ lại ở móng tay, thẩm thấu qua da và tiếp tục phát huy tác dụng chữa trị, có thể ức chế hoặc diệt nấm ẩn sâu trong móng tay..

Có 5 liệu pháp Đông y nào trị bệnh nhiễm trùng quanh móng (bệnh chín mé, giáp sang) ? | Bệnh nhiễm trùng quanh móng còn gọi là bệnh chín mé, là do cục bộ bị tổn thương nhẹ dẫn đến tổ chức tế bào xung quanh móng bị nhiễm trùng hoá mủ.

Lúc đầu một bên móng hoặc vùng gốc móng bị sưng tấy, đau nhức dữ dội, sau đó dần dần có mủ, rồi mưng mủ dưới móng, do nặn không hết mủ ra sau khi vết thương bị vỡ dẫn đến chứng bệnh mãn tính. Dưới đây giới thiệu 5 liệu pháp đông y chữa trị, cụ thể như sau:

Toa thuốc 1: hoàng liền, đại hoàng mỗi loại số lượng bằng nhau, nghiền thành bột. Lấy một lượng vừa phải, hoà với giấm ăn rồi đắp lên móng bị nhiễm trùng, mỗi ngày làm vài lần.

Toa thuốc 2: nước tương 50ml, mật ong 10ml, trộn đều rồi đun cho âm ấm, dùng để ngâm móng bị nhiễm trùng, mỗi ngày thực hiện vài lần, mỗi lần 10 – 15 phút, đến khi nào hết bệnh thì thôi.

Toa thuốc 3: lá trà xanh, mè đen, muối ăn mỗi loại 18 hoà với một ít nước muối sinh lý, giã nhuyễn thành dạng hồ sền sệch. Rửa sạch vết nhiễm trùng, đắp thuốc lên, môi ngày thay thuốc 1 lần. Đắp thuốc 2 – 4 lần. Chổ đắp thuốc không được đụng nước.

Toa thuốc 4: ô mai nhục 1 quả, ngâm với nước ấm cho mềm. Dùng mặt trong của ô mai nhục đắp lên vết nhiễm trùng, băng lại, mỗi sáng tối thay thuốc 1 lần.

Toa thuốc 5: tiên nhân chưởng tươi 50g, cắt bỏ hết gai nhọn rồi giã nhuyễn, cho vào 2g muối ăn, tinh dầu hồng hoa 6 – 8 giọt, trộn đều. Khi nào đắp thuốc, khi đó mới bào chế thuốc. Dùng thuốc trên đắp lên móng bị nhiễm trùng bằng lại, mỗi sáng tối thay thuốc 1 lần, 1 liệu trình 4 ngày.

Nguồn: Phucnguyenduong

Trả lời