no comments

Tại sao nói dán rốn điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh hiệu quả?

Bệnh tiêu chảy kéo dài không do viêm nhiễm ở trẻ sơ sinh là một bệnh lâm sàng thường thấy, thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, dùng thuốc tây y chữa trị hiệu quả không cao. Có 50 bệnh nhi dùng liệu pháp đắp thuốc đông y ở rốn để chữa trị, hiệu quả cao, cụ thể như sau:

Số liệu lâm sàng

50 bệnh nhi đều mắc bệnh tiêu chảy không do viêm nhiễm, trong đó có 28 nam, 22 nữ; từ 1 đến 32 tháng tuổi, thời gian mắc bệnh từ 14 – 90 ngày.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: số lần đi tiểu nhiều, mỗi ngày 5 hoặc 6 lần, nhưng mỗi lần đi phân không nhiều, loãng hoặc lỏng, phân vàng hoặc vàng xanh hoặc có màu sữa vàng nhạt cùng với thức ăn chưa được tiêu hoá, hoặc có bọt, nhưng không có dấu hiệu mất nước; tái đi tái lại nhiều lần, tinh thần mệt mỏi, hay khóc, biếng ăn, ọc sữa hoặc nôn mửa, tăng trưởng chậm, gầy gò.

Kiểm tra phần dưới kính hiển vi nhận thấy các giọt chất béo (+~++), bạch cầu (-), vi khuẩn phân (-).

Phương pháp chữa trị Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Toa thuốc: đảng sâm, trần bì, hồ tiêu, thạch lựu bì mỗi loại 6g, ngũ bội tử 5g, phụ tử 3g.

Cách dùng: nghiền thuốc  thành bột, dùng giấm trần điều hoà, đắp lên vùng rốn, cao hơn rốn 3cm, bên ngoài

dùng Thương thấp chỉ thống cao cố định lại, đồng thời dùng túi nước nóng đặt lên trên để giữ ấm, xoa bóp nhẹ

xung quanh vùng rốn 20 phút. Mỗi ngày 1 lần, 1 liệu trình 5 ngày. Nếu dị ứng với băng keo thì có thể dùng keo giấy

hoặc bằng gạc băng cố định thuốc.

Dạng Sưng phù bao quy đầu ở trẻ em như thế này là thuộc dạng phù mạch, nguyên nhân bệnh tương đối phức tạp, rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh này. Vậy làm sao để chữa trị, hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi nhé

Xem Ngay  Dùng kem dưỡng Đông y điều trị nấm da tay và chân như thế nào?

Hiệu quả chữa trị Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả: hết bệnh, đi tiêu phân mềm bình thường, số lần đi tiêu hồi phục bình thường, các triệu chứng liên quan cũng không còn; có hiệu quả, số lần đi tiêu giảm, phân dạng hồ, các triệu chứng liên quan có cải thiện rõ rệt; không hiệu quả, tình trạng tiêu chảy không được cải thiện, không đạt tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoặc bệnh nặng thêm.

Kết quả: hết bệnh, 39 trường hợp (78%), có hiệu quả, 9 trường hợp (18%), không hiệu quả, 2 trường hợp (4%). Tổng tỷ lệ chữa trị đạt hiệu quả 96%.

Kinh nghiệm

Đắp thuốc lên rốn là một trong những Phương pháp trị của đông y, có lịch sử lâu dài. Vùng da ở rốn ít mỡ, lại có động mạch, tĩnh mạch thành bụng và nhiều mao mạch, chất thuốc dễ dàng thẩm thấu qua da đi đều mao mạch, chất thuốc dễ dàng thẩm thấu da đi vào kinh mạch, phát huy tác dụng kiện tỳ, ngưng tiêu chảy.

Đặc điểm sinh lý của trẻ em là phủ tạng mỏng manh, đến y thường gọi là “trẻ em tỳ thường bất túc”, vì vậy, lấy li tỳ ôn dương, chỉ tả làm nguyên tắc chữa trị bệnh này.

Đảng sâm, trần bì có tác dụng kiện tỳ ích khí, ngưng tiện chảy; hồ tiêu làm ấm phủ tạng, tán hàn, giảm đau, bổ trụ dương khí của tỳ vị; phụ tử ấm tỳ thận, dẫn thuốc thẩm thấu sâu vào trong phủ tạng; ngũ bội tử, thạch lựu bì gom vết thương, ngừng tiêu chảy.

Khi dùng thuốc phải dùng túi nước nóng để đắp lên, đồng thời xoa bóp nhẹ các huyệt vị vùng rốn có thể thông qua sự kích ứng cục bộ, làm điều lý kinh khí, thư thông kinh lạc, độ ấm vừa phải có tác dụng kích ứng các thành phần của thuốc phát huy tác dụng.

Bài thuốc này tiết kiệm chi phí, vị thuốc ít, nguồn thuốc dễ tỳm, không cần các dụng cụ y tế đặc thù, rất dễ được phụ huynh và trẻ nhỏ chấp nhận, rất đáng được ứng dụng lâm sàng rộng rãi.

Nguồn: Phucnguyenduong.com

Trả lời