no comments

Top 18+ kinh nghiệm sử dụng thuốc Đông y trị các bệnh khoa nhi

Top 18+ kinh nghiệm sử dụng thuốc Đông y trị các bệnh khoa nhi mà bác sĩ khuyên bạn nên áp dụng cho các bé để có một sức khỏe tốt. Hãy cùng Phucnguyenduong.com tìm hiểu nhé

1. Chữa trị chứng chảy máu mũi ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: mộc tặc 10g, sắc đặc lại, vớt bỏ xác thuố cho vào bình để đậy kín. Rửa sạch khoang mũi, lau khô,  nhỏ nước thuốc vào mũi, mỗi lần 3 giọt, mỗi ngày 4 – 6 lần, dùng liên tục 1 liệu trình 7 ngày.

Chủ trị: chảy máu mũi ở trẻ em. Theo báo cáo, có 30 bệnh nhân dùng cách này chữa chảy máu mũi, dùng thuốc 2 – 3 ngày, 3 trường hợp hết chảy máu và không tái phát, dùng thuốc 4 – 7 ngày, không tái phát 16 trường dùng thuốc 7 – 14 ngày, không tái phát 10 trường hợp, không thuyên giảm 1 trường hợp. Tỷ lệ đạt hiệu quả chữa trị là 96,7%.

Top 9+ kinh nghiệm dùng thuốc Đông y trị các bệnh khoa phụ sản bao gồm những phần:Chữa trị đầu vú nứt nẻ ra sao?, Chữa trị viêm tuyến vú cấp tính như thế nào?, Chữa trị chứng ngứa vùng kín phụ nữ ra sao?…

2. Ngừa cảm cúm ở trẻ em như thế nào?

Phương pháp: đinh hương, băng phiến 3g, cao lương mạch 2g, quế chi, bội lan mỗi loại 5g. Đem nghiền thành bột, cho vào túi vải, mỗi túi nặng khoảng 10 – 15g, cho trẻ đeo trên cổ, hoặc dùng kim cố định trên áo, túi thơm cách mũi càng gần thì hiệu quả càng tốt. 10 ngày thay túi thơm một lần, để duy trì hiệu quả.

Xem Ngay  Rau bắp trị bệnh gì? Xem ngay 9 Công dụng bất ngờ từ rau ngô

Chủ trị: ngừa cảm cúm ở trẻ em.

3. Chữa trị viêm amidan ở trẻ em như thế nào?

Phương pháp: chỉ từ 9g, nghiền nhuyễn, ngâm trong một ít tinh rượu 70% từ 30 – 60 phút, pha một lượng bột mì vừa phải với nước thuốc, làm thành 4 cái bánh bột, trước khi ngủ dán vào hai bên huyệt dũng tuyền (lòng bàn chân) và huyệt nội quan (mặt trong vai trước, cách nếp | nhăn cổ tay 2 phân), dùng băng gạc băng lại, sáng hôm sau tháo bỏ, mỗi ngày 1 lần. Vùng da có thể có màu xanh cục bộ, đó là hiện tượng bình thường.

Chủ trị: viêm amidan ở trẻ em.

4. Chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: thiên hoa phấn, đậu xanh mỗi loại với số lượng bằng nhau, đem nghiền thành bột mịn, cho vào nước nấu sôi để nguội hoà thành dạng hồ, đắp vào chỗ bị quai bị, mỗi ngày 3 hoặc 4 lần.

Chủ trị: quai bị ở trẻ em. Theo báo cáo, có 36 trẻ dùng cách này chữa quai bị (7 – 10 tuổi), tất cả đều hết bệnh, liệu trình từ 2 – 4 ngày.

5. Chữa trị co giật do sốt cao ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: ngô thù du 7g, bạch giới tử 3g, đem nghiền thành bột, dùng giấm hoà thành dạng hồ, đắp vào 2 lòng bàn tay và chân.

Chủ trị: chứng co giật do sốt cao ở trẻ em.

6. Chữa trị rôm sảy vào mùa hè ở trẻ em như thế nào?

Phương pháp: 1 ly nước ép dưa leo, cho vào 3g bằng sa (bằng sa), khuấy đều rồi lau lên mình của trẻ.

Chủ trị: rôm sảy vào mùa hè ở trẻ em.

7. Chữa trị mụn đẹn ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: 10 giọt dầu mè, pha với 10ml nước muối loãng, mỗi lần nhỏ 2 – 4 giọt vào chổ bị mụt đẹn, môi ngày 10 lần.

Chủ trị: mụt đẹn.

8. Chữa trị ho gà ở trẻ em thế nào?

Phương pháp: bột ngũ bội tử 5g, dùng nước mặt 8 (hoặc mật heo) trộn đều thành bánh thuốc, đắp lên vùng rốn, dùng bằng nilong đây bên ngoài, rồi cố định bằng bằng y tế

Xem Ngay  Cà gai leo - Tổng quan tác dụng và cách dùng

Chủ trị: cho đi, đông y nhận định do khí âm lưỡng thương. Thời gian luc bệnh kéo dài từ 2 – 3 tuần, chứng ho co giật giản, họ không có sức, đàm ít, khí đoạn thanh nhược, ăn uống ít, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế nhược.

9. Chữa trị chứng chảy nước dãi ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: chế thiên nam tinh 30g, bồ hoàng 12g, đem nghiền thành bột, dùng giấm hoà trộn thành dạng hồ, trét lên một miếng ni lông, buổi tối dán vào huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân, 12 tiếng sau tháo bỏ, mỗi ngày 1 lần.

Chủ trị: chảy nước dãi ở trẻ em, đông y nhận định do tỳ vị hư hàn. Triệu chứng: sắc mặt trắng bệch, chảy nước dãi, mối và lưỡi trắng nhạt, Theo báo cáo, có 132 trẻ chữa chứng chảy nước dãi, trong đó trị dứt bệnh có 118 trường hợp (chiếm 89,4%), thuyên giảm 11 trường hợp (8,3%), không tác dụng 3 trường hợp (2,3%).

10. Chữa trị chứng khóc đêm ở trẻ em thế nào?

Phương pháp: khiến ngưu tử 7 hạt, giã nhuyễn, dùng nước ấm pha thành dạng hồ, trước khi ngủ đắp lên bụng rốn, dùng bằng gạc vô trùng cố định lại, thường thì ngay trong đêm sẽ không còn khóc.

Chủ trị: khóc đêm ở trẻ em.

11. Chữa trị chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh ra sao?

Phương pháp: thương tử nhĩ, xà sàng tử, bạch tiên bì, thương thuật, khổ sâm, đại hoàng hoàng bách, địa phu tử  mỗi loại 10g, sắc lấy nước, đợi thuốc nguội còn âm ấm thì rửa vết chàm, mỗi ngày 1 thang, mỗi ngày 3 lần.

Chủ trị: chàm bội nhiễm ở trẻ sơ sinh.

12. Chữa trị bệnh chốc lở ở trẻ em như thế nào?

Phương pháp: mã tiên thảo tươi 500g, rửa sạch, sắc lấy 600ml nước thuốc, dùng băng gạc thấm nước thuốc đắp lên chổ bị chốc lở.

Chủ trị: chốc lở ở trẻ em. Triệu chứng: mụn nhỏ sắc đỏ nhạt, xuất hiện bọc nước, ngứa, khi vỡ thì chảy mủ vàng.

13. Chữa trị viêm quy đầu ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: oai linh tiên 15g, cho vào 500ml nước, nấu trong 30 phút, đợi thuốc nguội lấy rửa vùng quy đầu, mỗi ngày làm vài lần, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: viêm quy đầu ở trẻ em. Triệu chứng sưng quy đầu, đi tiểu đau buốt.

14. Chữa trị giun kim ở trẻ ra sao?

Phương pháp: lưu huỳnh 10g, nghiền thành bột mịn, chia thành 10 gói nhỏ, mỗi tối lấy 1 gói, hoà với dầu mè, bôi vào hậu môn, thường thì 7 – 10 ngày thì khỏi.

Xem Ngay  Top 19+ câu hỏi về các bệnh khoa cấp cứu

Chủ trị: bệnh giun kim ở trẻ em.

15. Chữa trị chứng khó tiêu ở trẻ em như thế nào?

Phương pháp: thương thuật 12g, hoàng linh 6g, đem nghiền thành bột, dùng nước thuốc hoắc hương pha thành dạng hồ (hoắc hương chính khí thuỷ), đắp lên vùng bụng rốn, bên ngoài đắp bằng gạc cố định lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Chủ trị: chứng khó tiêu ở trẻ em, đông y nhận định do thấp nhiệt. Thường bị nhiều vào mùa hè, khởi bệnh nhanh, sốt, khát nước, nôn mửa, tinh thần mệt mỏi, đi phân lỏng, hơi thở hôi, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch nhanh.

16. Chữa trị thổ tả ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: một lượng vỏ quả thạch lựu vừa phải, giã nhuyễn, đắp lên bụng rốn, dùng băng gạc băng lại, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Chủ trị: thổ tả ở trẻ em. Mỗi ngày 4 – 10 lần, đi phân lỏng có màu vàng xanh, kèm theo sốt, sắc mặt trắng, tinh thần mệt mỏi, miệng khô bụng chướng, sự đàn hồi của da kém, đi tiểu ít…

17. Chữa trị tiêu chảy mãn tính ở trẻ em như thế nào?

Phương pháp: 1 miếng gừng tươi, dùng kim châm nhiều lỗ nhỏ, đắp lên huyệt tam lý ở hai bên chân, dùng 1 đoạn nhang ngãi đốt lên, đặt lên miếng gừng cách huyệt vị 2 – 3 ml để xông, lấy sắc da đỏ ửng làm chuẩn. Mỗi lần châm cứu theo cách này 3 phút, mỗi ngày 2 lần.

Chủ trị: tiêu chảy mãn tính ở trẻ em.

18. Chữa trị hăm ở trẻ em ra sao?

Phương pháp: rau sam, xa tiền thảo, khổ sâm mỗi loại 20g, ngư tinh thảo, bạch tiên bì, bồ công anh mỗi loại 15g, hoàng bách 10g. Sắc lấy 200ml nước thuốc, lấy 100ml nước thuốc cho vào 2000ml nước 70°C, xông hơi chổ bị hăm trong 5 – 6 phút, đợi nước thuốc nguội tầm khoảng 39°C thì dùng để rửa từ 3 – 4 phút. Sau khi dùng thuốc thì lau khô, xem xét tình hình da mà dùng vaseline để dưỡng da. Mỗi ngày 2 lần, mỗi ngày 1 thang.

Chủ trị: hằm ở trẻ em. Triệu chứng: vùng bẹn tiếp xúc với bộ phận sinh dục nổi nhiều mụt nhỏ màu đỏ tươi, người bị nặng có thể kèm theo chảy nước, lọc nước, thân chí thối rửa.

Trả lời